Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)

pptx 14 trang thuongnguyen 6571
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_11_doc_van_voi_vang_xuan_dieu.pptx

Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn lớp 11 - Đọc văn: Vội vàng (Xuân Diệu)

  1. XUÂN DIỆU
  2. I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Xuân Diệu (1916 - 1985) - Cuộc đời: + Bút danh khác: Trảo Nha. + Quê: Cha: Hà Tĩnh; Mẹ: Bình Định + Tham gia Mặt trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng Tám - 1945. + Cuộc đời ông gắn bó với nền văn học dân tộc.
  3. - Nét đặc sắc thơ Xuân Diệu: + Kết hợp hai yếu tố cổ điển, hiện đại; chất hiện đại đậm nét hơn + Yêu, khao khát tận hưởng cuộc sống, luôn sợ thiếu thời gian cho tình yêu sống, đó là nét đặc sắc trong cảm hứng thơ XD. - Vị trí của Xuân Diệu: + Nhà thơ “mới nhất trong những nhà thơ mới”. + “XD là một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy XD say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quít, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình”. + Ông là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn
  4. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. Mười ba dòng thơ đầu a. 4 dòng thơ đầu - Điệp: Tôi muốn, cho, đừng - Câu thơ 5 chữ, sóng đôi - Ước muốn “tắt nắng, buộc gió: phi lí, muốn đoạt quyền tạo hóa Nhấn mạnh ước muốn, giọng điệu van nài khẩn khoản muốn gìn gữ vể đẹp cuộc sống, để nâng nưu, níu giữ hương sắc cuộc đời - Tuyên bố dõng dạc, giọng điệu chắc nịch, hé mở tình yêu cuộc sống mãnh liệt , cháy bỏng của thi sĩ
  5. b. 7 dòng tiếp theo: Bức tranh thiên nhiên mùa xuân Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;
  6. - Hình ảnh, âm thanh: + Ong bướm tuần tháng mật + Hoa đồng nội xanh rì; + Lá cành tơ phơ phất; + Yến anh. khúc tình si; + Ánh sáng. chớp hàng mi; + Mỗi buổi sớm thần Vui .gõ cửa; + Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; - Nghệ thuật: Câu thơ dài, Điệp từ, Liệt kê, So sánh, Ẩn dụ Thiên nhiên được gợi tả, hình dung trong quan hệ như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa của tuổi trẻ, đắm say, hạnh phúc. Thiên nhiên như mảnh vườn tình ái, một bữa tiệc trần gian, một người tình đầy quyến rũ, đắm say.
  7. c. Câu 12, 13 Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân Tâm trạng mừa mâu thuẫn Dấu chấm giữa dòng như một nhưng cũng vừa thống nhất: nốt lặng đột ngột thể hiện trạng sung sướng - vội vàng thái sững sờ, hẫng hụt Giãi bày tâm trạng, tuyên bố về lẽ sống “vội vàng” của nhà thơ Tâm hồn tác giả nhạy cảm trước sự vận động của thời gian: Trong niềm vui đã nảy nở nỗi buồn lo, trong cái còn đã thấy cái mất
  8. 2. Mười bảy câu tiếp - Ẩn dụ xuân, cách định nghĩa, cặp từ đối lập (tới - qua, non - già): chiều tuyến tính của thời gian, tuổi trẻ, tốc độ trôi rất nhanh của nó. - Đồng nhất “xuân hết - tôi mất “: Cuộc đời ý nghĩa nhất là tuổi trẻ (tuổi trẻ là thước đo cuộc đời) - Đối lập “tôi”/ “thiên nhiên”: xót xa cho sự hữu hạn của kiếp người, khẳng định qui luật nghiệt ngã “xuân bất tái lai” của con người. - Dùng từ sáng tạo: mùi tháng năm, rớm vị, thời tươi: cảm nhận mới về thời gian - Liệt kê kết hợp với nhân hóa: nỗi ám ảnh về sự li biệt, chia phôi dưới tác động của thời gian.
  9. - Quan niệm và cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu + Tuyến tính, một đi không trở lại + Thước đo thời gian là mùa xuân, tuổi trẻ + Có hương vị (mùi tháng năm vị chia phôi + Chỉ có hai thì: thời tươi (vạn vật thắm sắc) và thời phai( vạn vật úa tàn, phai nhạt) Nhìn thiên nhiên, cuộc sống mới mẻ, tích cực: Tất cả đều mang mầm li biệt . Mỗi sự vật trong vũ trụ đang từng giây, từng phút ngậm ngùi tiễn biệt 1 phần đời của mình
  10. - Hai câu cuối phần 2: Chẳng bao giờ, ôi chảng bao giờ nữa Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm Cảm xúc Giải pháp Điệp ngữ “chẳng bao giờ”, thán từ “ôi” Câu cầu khiến: Mau đi thôi Lời thở than tiếc nuối, tựa như Sắc thái giục giã, cuống quít tiếng nức nở, nghẹn ngào Hệ quả của ước muốn, cách cảm nhận thời gian đặc biệt của tác giả.
  11. 3. Đoạn 3: Lời giục giã, quan niệm sống vội vàng - Nhịp thơ dồn dập, hối hả, gấp gáp - Điệp ngữ, động từ tăng tiến: + ôm: Cả sự sống mơn mởn + riết: mây đưa, gió lượn + say: cánh bướm với tình yêu + thâu: một cái hôn nhiều, của non nước cỏ cây + cắn: xuân hồng Bức tranh xuân tươi mới, đầy sức sống, hương sắc; mùa xuân như một người thiếu nữ đẹp, trẻ trung, tình tứ, quyến rũ, gọi mời Tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của nhà thơ
  12. Câu kết: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi Nhân hóa và chuyển đổi cảm giác, động từ “cắn” táo bạo Cụ thể hóa khái niệm trừu tượng (thời gian). Mùa xuân hiện ra như một sinh thể với sắc tươi thắm ngọt ngào, quyến rũ, căng tràn sức sống, khơi gợi cảm xúc say mê, niềm khát khao chiếm lĩnh của một thái độ sống vồ vập cuộc đời. Niềm khát khao tận hưởng cuộc sống tươi đẹp nơi trần thế của một trái tim khát khao giao cảm với đời.
  13. VỘI VÀNG Vì cuộc đời tươi đẹp nhưng thời gian trôi nhanh, mùa xuân , tuổi trẻ lại ngắn ngủi vô cùng.( say đắm- lo âu) Là chạy đua với thời gian để tân hưởng cuộc sống trần thế tươi đẹp bằng mọi giác quan (giục giã - khát khao) Thính Thị Khứu Vị Xúc giác giác giác giác giác Triết lí sống- Quan niệm nhân sinh, mới mẻ, độc đáo Kết hợp mạch trữ tình và luận lí
  14. III. TỔNG KẾT Quan niệm mới mẻ về cuộc sống: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc 1. Nội dung Niềm khao khát tận hưởng cuộc đời Kết hợp nhuần nhị mạch cảm xúc và mạch lí luận 2. Nghệ thuật Giọng điệu say mê, sôi nổi Sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ