Chuyên đề Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn lớp 11

pptx 26 trang thuongnguyen 69251
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxchuyen_de_van_xuoi_lang_man_viet_nam_giai_doan_1930_1945_tro.pptx

Nội dung text: Chuyên đề Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ văn lớp 11

  1. CHUYÊN ĐỀ VĂN XUÔI LÃNG MẠN VN GIAI ĐOẠN 1930-1945 TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11
  2. I.GIỚI THUYẾT VĂN HỌC LÃNG MẠN 1. Khái niệm. - Văn học lãng mạn là một trào lưu văn hóa lớn nhất ở Âu Mĩ vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX có ảnh hưởng và ý nghĩa đối với sự phát triển của văn học toàn thế giới. - Nguyên tắc chung của CNLM =>đề cao tình cảm con người, khẳng định cái tôi cá nhân, cá thể ,phát huy mạnh mẽ trí tưởng tượng. - Ở VN Chủ nghĩa LM với tư cách là một trào lưu văn học xuất hiện những năm 30 của thế kỉ XX. Tiêu biểu cho trào lưu này là văn xuôi TLVĐ và phong trào thơ mới. 2. Tác giả,tác phẩm tiêu biểu: - Về văn xuôi: Thạch Lam (tập truyện ngăn “?Nắng trong vườn”, “Gió đầu mùa” .)
  3. - Nguyễn Tuân : Ngọn đèn dầu lạc (1939) Vang bóng một thời (1940) Chiếc lư đồng mắt cua (1941) - Nhất Linh: Gánh hàng hoa (1934) Đoạn tuyệt (1934-1935) Bướm trắng (1938-1939) - Khái Hưng: Anh phải sống (1934) Tiếng suối reo (1935) - Hoàng Đạo : Trước vành móng ngựa (1938) Tiếng đàn (1941)
  4. -Về thơ ca: Xuân Diệu,Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Anh Thơ, Đoàn Văn Cừ, Bàng Bá Lân 3. Nghệ thuật biểu hiện: a. Xây dựng hình tượng nhân vật -> xu hướng lí tưởng hóa -> gửi gắm tư tưởng ,tình cảm của tác giả. b. NT tương phản: -Ngoài những thủ pháp NT như cường điệu, trữ tình ngoại đề ,so sánh thì thủ pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho văn học lãng mạn đó là thủ pháp NT tương phản với những cấp độ đa dạng. + Tương phản trong xây dựng hình tượng. . Tương phản trong một nhân vật ( > Ví dụ như nhân vật Huấn Cao: đó là sự kết hợp giữa nghệ sỹ tài hoa và một anh hùng “ Bần tiện ”
  5. - Tương phản giữa hai nhân vật (HC-QN) -> bình diện chính trị xã hội . Tương phản giữa nhân vật và hoàn cảnh ( Tâm hồn > NT nhận xét QN : “ Ông trời nhiều khi chơi ác đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã và những người có tâm điển tốt và thẳng thắn thường phải ăn đời ở kiếp với lũ người quay quắt”; ở tác phẩm HĐT ( ước mơ cao đẹp> trong cảnh cho chữ => nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm . + Tương phản giữa các chi tiết (chi tiết bóng tối >< ánh sáng trong tác phẩm HĐT : ám ảnh ,đè nặng lên cảnh vật và con người.
  6. + Tương phản giữa những tư tưởng( vấn đề này các em về nhà tìm hiểu thêm ) II. Tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. 1. Mức độ nhận biết. a. Tác giả : - Tiểu sử : Thạch Lam (1910 – 1942) quê ở phố huyện Cẩm Giàng – Hải Dương. - Con người: đôn hậu, diềm đạm,rất đỗi tinh tế. - Đặc diểm sáng tác: + Có quan niệm văn chương tiến bộ + Phong cách viết truyện ngắn độc đáo. - Vị trí: Nhà văn lãng mạn xuất sắc và thành công nhất trong nhóm TLVĐ.
  7. b. Tác phẩm: - Xuất xứ : Rút từ tập truyện ngắn “ Nắng trong vườn) (1938) - Vị trí: tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn TL và truyện ngắn LMVN 1930 – 1945. 2. Mức độ thông hiểu : a. Tóm tắt tác phẩm: HĐT chưa phải là truyện ngắn hay nhất nhưng khá tiêu biểu cho phong cách truyện ngắn TL: bình dị, nhẹ nhàng mà tinh tế ,thâm thúy. Truyện hầu như không có cốt truyện ,chẳng có xung đột gay cấn, chẳng có gì đặc biệt cả. HĐT chỉ là một mảng đời thường bình lặng của một phố huyện nghèo từ lúc chiều xuống cho tới đêm khuya với hương vị ,màu sắc, ,một ráng chiều ở phái chân trời, một mùi vị âm ẩm của đất , âm thanh quen thuộc của tiếng trống thu không cất trên một chiếc chòi nhỏ, tiếng chó sủa , tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, những âm thanh rời rạc của mấy con người nhỏ bé ,thưa thớt trong phố huyện
  8. nghèo, một cảnh chợ chiều đã vãn với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh một đoàn tàu đêm lướt qua và nỗi buồn mơ hồ với những khát khao đến tội nghiệp của hai đứa trẻ . => chuyện chỉ có thế nhưng những âm thanh, hình ảnh ấy qua tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam và ngòi bút tinh tế giàu chất thơ của TL lại như có linh hồn , lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm lay động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm , đánh thức và khơi gợi bao tình cảm xót thương, day dứt dịu dàng và nhân ái. b.Cảm nhận chung. - Cốt truyện: đơn giản, giàu sức gợi . - Nhân vật: sống âm thầm lặng lẽ nhưng dường như họ sinh ra là để yêu thương nhau
  9. nghèo, một cảnh chợ chiều đã vãn với vỏ nhãn, vỏ thị, rác rưởi và những đứa trẻ con nhà nghèo đang cúi lom khom tìm tòi, nhặt nhạnh một đoàn tàu đêm lướt qua và nỗi buồn mơ hồ với những khát khao đến tội nghiệp của hai đứa trẻ . => chuyện chỉ có thế nhưng những âm thanh, hình ảnh ấy qua tấm lòng nhân hậu của Thạch Lam và ngòi bút tinh tế giàu chất thơ của TL lại như có linh hồn , lung linh muôn màu sắc, có khả năng làm lay động đến chỗ thầm kín và nhạy cảm nhất của thế giới xúc cảm , đánh thức và khơi gợi bao tình cảm xót thương, day dứt dịu dàng và nhân ái. b.Cảm nhận chung. - Cốt truyện: đơn giản, giàu sức gợi . - Nhân vật: sống âm thầm lặng lẽ nhưng dường như họ sinh ra là để yêu thương nhau
  10. - Tư tưởng, tình cảm: Tác phẩm đánh thức trong ta nhiều nỗi niềm về quá vãng đồng thời thức dậy ước mơ về ngày mai. 3. Mức độ vận dụng: a. HĐT – chất thơ trong những trang văn xuôi. - Chất thơ được tạo bởi bức tranh được miêu tả trong tác phẩm khơi gợi nhiều cảm xúc tâm trạng qua nhịp điệu câu văn và cảm xúc của nhân vật chính. - Bức tranh thiên nhiên phố huyện lúc chiều tà. + Màu sắc (d/c) + Hình ảnh (d/c) + Đường nét (d/c) + Âm thanh (d/c)
  11. => Bức họa đồng quê gần gũi, thân thuộc, mang hồn cốt của dân tộc . Gợi cảm giác buồn xào xạc trong tâm hồn mỗi con người - Bức tranh cuộc sống + Cảnh chợ tàn: chỉ còn lại rác rưởi + Cảnh những kiếp người tàn: . Những đứa trẻ con nhà nghèo đi lại nhặt nhạnh, tìm tòi những thứ còn sót lại sau phiên chợ tàn như vỏ bưởi, vỏ mía , lá nhãn => nghèo khổ đến tội nghiệp. . Hai chị em Liên và An phải xa Hà Nội và tuổi thơ sung túc vì thầy Liên mất việc, để về trông coi cửa hàng tạp hóa nhỏ, lời lãi chẳng bao nhiêu => cuộc sống khó khăn . Mẹ con chị Tý: ngày đi mò cua bắt ốc, tối đến dọn hàng nước dưới gốc cây bàng => cuộc sống cầu may qua ngày.
  12. . Bác phở Siêu: khá giả hơn là bán phở nhưng nguy cơ ế ẩm cao vì ở phố huyện nhỏ bé này phở của bác chỉ là thứ quà xa xỉ. . Bà cụ Thi : điên điên lại nghiện rượu => đây là hình ảnh nhãn tiền đáng sợ nhất của đời người. • NT : - Cách lựa chọn thời điểm để mô tả lúc chiều tàn dễ đánh thức cảm xúc tâm trạng - Câu văn êm dịu giàu, hình ảnh. Cảnh câu trước thức dậy cảnh câu sau. Nhịp điệu chậm rãi. - Giọng văn êm dịu có chút u buồn b. HĐT sử dụng hiệu quả thủ pháp NT tương phản đối lập. - NT tương phản đối lập : Là thủ pháp NT quen thuộc của sáng tác lãng mạn được tạo nên bởi những cặp phạm trù có tính chất
  13. tương phản đối lập khi chúng được đặt cạnh nhau làm nổi bật một trong hai đối tượng => tạo hiệu quả ấn tượng cho người đọc. - Bức tranh phố huyện lúc về đêm. + Có sự > tượng trưng cho ước mơ nhỏ nhoi, khát khao ttooij nghiệp của người dân phố huyện. . Bóng tối: tràn lan ,đậm đặc, bao trùm, chế ngự ( tối hết cả sẫm đen hơn nữa ) -> là cuộc sống tối tăm, tù đọng, quẩn quanh của người dân nơi đây. . Cuộc sống của con người vẫn cứ lần mò trong đêm tối -> nhu cầu mưu sinh đối lập với thực tại tù đọng. => Bóng tối lấn át ánh sáng gợi những khát khao thương cảm
  14. c. HĐT – khẳng định cái đẹp trong những miền đời bị lãng quên. - Nhan đề : Hai đứa trẻ - đó là Liên và An -> gợi suy nghĩ về đối tượng cần được nâng niu, chăm sóc. + An có tâm hồn thơ ngây, trong sáng, khát khao ánh sáng, luôn hướng về HN huyên náo và sung túc -> khát khao chính đáng. + Liên là cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, trong sáng và nhân hậu. . Trước cảnh chiều vào đêm Liên cảm thấy buồn thấm thía của cảnh chiều quê nghèo đói. . Trước cảnh những con người nghèo đói nơi phố huyện Liên động lòng thương xót nhưng bất lực. -> Số phận đang bị lãng quên cần được quan tâm, chăm sóc và yêu thương.
  15. - Tất cả những con người nơi đây sống trong bóng tối nhưng luôn hướng về ánh sáng và khát khao được đổi đời -> chuyến tàu đêm + Chuyến tàu đêm xuất phát từ HN đi qua phố huyện. + Là chuyến tàu mong đợi không chỉ vì ý nghĩa vật chất mà còn vì nhu cầu tinh thần. + Được miêu tả chi tiết khi xuất hiện đến lúc mất hút sau rặng tre + Chuyến tàu đêm biểu tượng cho ánh sáng rực rỡ nhất, âm thanh huyên náo và sự giàu sang nhất. + Nó khơi gợi trong hai đứa trẻ kỉ niệm về HN về tuổi thơ êm đềm. -> Khẳng định niềm tin, niềm hi vọng sống của con người, sống luôn biết khát khao hi vọng, luôn biết kiếm tìm và hướng ra ánh sáng , cần có những rung động rất người và cần biết yêu thương
  16. 3, Tổng kết a. Nội dung: Tác phẩm thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc . - Nỗi lòng xót thương dành cho những kiếp người nghèo khổ, sống tù túng bế tắc, tẻ nhạt trong xã hội VN trước CMT8 - Trân trọng những ước mơ, khát vọng đổi đời của con người. - Bức thông điệp: phải biết quan tâm đến những đứa trẻ cho chúng cuộc sống tốt đẹp hơn. b. NT: - Cách tạo dựng tình huống truyện tâm trạng - Lựa chọn K-TG miêu tả khơi gợi cảm xúc
  17. - Giọng văn nhẹ nhàng, cách miêu tả tinh tế từ cảnh vật -> hồn người. - Sử dụng thủ pháp NT tương phản đầy ám ảnh. III. Bài tập vận dụng.
  18. Câu 1: Truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam , được rút từ tập nào của ông ? A. Hà Nội băm sáu phố phường. B. Nắng trong vườn. C. Gió đầu mùa. D. Theo dòng. ĐÁP ÁN : B
  19. Câu 2: Thạch Lam thành công nhất với thể loại văn học nào? A. Tùy bút. B. Phóng sự C. Tiểu thuyết D. Truyện ngắn. ĐÁP ÁN : D
  20. • Câu 3: Tâm trạng của Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trước khung cảnh thiên nhiên và cuộc sống nơi phố huyện như thế nào? A. Cảm thấy nhẹ nhõm khi chiều đến, và được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. B. Vui vẻ và náo nức chờ đón đoàn tàu đi qua. C. Được trò chuyện với chị Tí, bác Siêu và ngắm ông “ thần nông” trên bầu trời đêm. D. Buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn. ĐÁP ÁN : D
  21. • Câu 4. Dòng nào sau đây không nhận định chính xác về Thạch Lam. A. Thạch Lam ở mảng phóng sự, nhưng lại là cây bút tài hoa khi viết tiểu thuyết diễm tình. B. Hai yếu tố “ Hiện thực” và “ Trữ tình ,thi vị” luôn đan cài ,xen kẽ vào nhau tạo nên nét đặc thù , đặc sắc khó lẫn trong phong cách nghệ thuật của ông. C. Truyện ngắn của Thạch lam thường không có cốt truyện đặc biệt. Mỗi truyện là một bài thơ trữ tình đầy xót thương. D. Ông đi sâu khai thác thế giới nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ , mong manh, tinh tế.
  22. ĐÁP ÁN : A • Câu 5 . Hình ảnh cuối cùng khép lại một “ ngày tàn” và cũng là hoạt động cuối cùng trong thiên truyện là? A. Bà cụ Thi vừa đi vừa cười khanh khách về phía cuối làng. B. Bác Siêu đưa hàng phở đến. C. Chuyến tàu đến và đi qua. D . Chị Tí gánh hàng nước đi qua. ĐÁP ÁN: C
  23. • Câu 6. Trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” tác giả đã nhắc nhiều lần đến cái vầng sáng tỏa ra từ ánh đèn nhỏ của gánh nước chị Tí . Nó có ý nghĩa gì? A . Một thứ ánh sáng gần gũi, yêu thương. B. Mọt thứ ánh sáng gợi nhiều thi vị. C. Nó gợi vẻ đẹp thơ mộng của làng quê Việt Nam. D. Nó gợi ta liên tưởng đến những kiếp người nghèo khổ, những cảnh đời lay lắt, sống vật vờ, tàn lụi đáng thương trong màn đêm của xã hội cũ. ĐÁP ÁN : D
  24. • Câu 7. Câu văn nào sau đây không nhằm gợi lên vẻ đẹp bình dị mà thơ mộng và tình yêu quê hương? A. Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. B. Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu vang ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. C. Vòm trời hàng ngàn ngô sao ganh nhau lấp lánh với vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất hay len vào các cành cây. D. Tiếng trồng thu không trên cái chòi của huyện nhỏ từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều .trên nền trời.
  25. ĐÁP ÁN: A Câu 8. Câu nào đưới đây không thuộc về ý nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam? A. Cảm thương sâu sắc với nỗi đau của những kiếp người nghèo khổ, lay lắt trong xã hội cũ. B. Biểu lộ sự trân trọng với những ước vọng đổi đời của những kiếp người nghèo khổ. C. Tố cáo sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến. D. Luôn hướng họ đến một tương lai tươi sáng. ĐÁP ÁN C
  26. IV. Bài tập về nhà Yêu cầu: Lập dàn ý cho đề bài sau. Đề ra: Cảm nhận của anh (chị) về diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ ở cảnh đợi tàu và từ đó nêu những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo độc đáo,sâu sắc.