Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

ppt 23 trang thuongnguyen 20762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_89_doc_van_chieu_toi_mo_ho_chi.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 89: Đọc văn : Chiều tối (Mộ - Hồ Chí Minh)

  1. CHIỀU TỐI -HỒ CHÍ MINH-
  2. CHIỀU TỐI ( MỘ ) HỒ CHÍ MINH Tập “ Nhật kí trong tù “của Hồ Chí Minh
  3. I.Tiểu dẫn 1.Tác giả 2.Tập “Nhật kí trong tù” 3.Tác phẩm -Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Hồ Chí Minh và tập “Nhật kí trong tù”? -Xác định vị trí, hoàn cảnh sáng tác ,thể thơ và bố cục của bài thơ ?
  4. BácBác HồHồ vềvề thămthăm quêquê hươnghương nămnăm 19571957
  5. CHIỀU TỐI ( MỘ ) -HỒ CHÍ MINH- I.Tiểu dẫn 1.Tác giả -Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh (1890 – 1969) -Quê:Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An ->vùng đất có truyền thống yêu nước và văn học -Là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn”, văn chương của Bác phong phú , đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật -Tác phẩm tiêu biểu:Vi Hành, Nhật Kí Trong Tù,Tuyên Ngôn Độc Lập
  6. 2.Tập “Nhật kí trong tù” - Là tập nhật kí viết bằng thơ, được Bác sáng tác trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ mùa thu 1942 - 1943 tại tỉnh Quảng Tây. -Gồm 134 bài
  7. 3.Tác phẩm Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. Dịch nghĩa : “ Chim mỏi về rừng tìm cây ngủ , Chòm mây lẻ trôi lững lờ trên tầng không ; Thiếu nữ xóm núi xay ngô, Ngô xay vừa xong, lò than đã đỏ”. Dịch thơ : “ Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng”
  8. CHIỀU TỐI ( MỘ ) HỒ CHÍ MINH 3.Tác phẩm : “ Chiều tối”: a.Vị trí,hồn cảnh sáng tác
  9. b.Thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật c.Bố cục:2 phần -Hai câu đầu: Bức tranh thiên nhiên chiều tối -Hai câu cuối : Bức tranh đời sống con người
  10. II.Đọc-hiểu văn bản 1.Đọc,so sánh 2.Tìm hiểu văn bản 1.Hai câu thơ đầu “Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cơ vân mạn mạn độ thiên khơng” (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không;) Bức tranh thiên nhiên được miêu tả bằng những hình ảnh nào( không gian, thời gian, cảnh vật)? Phân tích những bút pháp nghệ thuật để làm rõ ?So sánh để tìm ra mối tương quan giữa cảnh vật và con người trong hai câu thơ? Qua đó, cho ta thấy những cảm xúc gì của nhà thơ ?
  11. CHIỀU TỐI ( MỘ ) HỒ CHÍ MINH II.ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN 1.Hai câu thơ đầu -Khơng gian:Bầu trời mênh mơng,vắng lặng -Thời gian:Cuối ngày-chiều tối -Cảnh vật: +Chim mỏi – tìm chốn ngủ:về tổ – gợi sự ấm áp, sum họp +Chịm mây-trơi nhẹ: cơ đơn,lẻ loi đang trơi chầm chậm giữa bầu trời cao,rộng. -> Tạo nên bức tranh thiên nhiên đẹp khoáng đạt nhưng gợi buồn ->Thi liệu cổ điển,gợi tả bằng những nét chấm phá trong cái nhìn hiện đại =>Bút pháp tả ảnh ngụ tình:Hình ảnh con người đơn độc nơi xứ khách nhưng tâm hồn có sự hoà hợp với thiên nhiên
  12. - So sánh thiên nhiên và con người + Giống nhau: đều cơ đơn, mệt mỏi, mong muốn tìm được tổ ấm. + Khác biệt: thiên nhiên tự do cịn con người mất tự do, đang bị áp giải và khơng biết đâu là chốn nghỉ ngơi
  13. =>Bức chân dung tinh thần Hồ Chí Minh vượt lên trên hoàn cảnh ,luơn hướng về thiên nhiên với tư thế ung dung. *Tiểu kết:Bức tranh chiều tối mang vẻ đẹp cổ điển, đượm buồn, thể hiện sự cảm nhận tinh tế, lòng yêu thiên nhiên sâu sắc và bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh tù đày khắc nghiệt.
  14. Hình ảnh chiều tối
  15. 2.Hai câu cuối “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn , lô dĩ hồng” (Cơ em xĩm núi xay ngơ tối, Xay hết,lị than đã rực hồng) Từ hai câu đầu đến hai câu cuối, mạch thơ vận động chuyển đổi như thế nào? -Thời gian trong bài thơ có sự chuyển biến như thế nào ? -Nhận xét hình ảnh “lò than rực hồng “trong bài thơ -Hình ảnh con người trong bức tranh có gì đặc biệt ? -Qua đó, em thấy được vẻ đẹp gì trong tâm hồn của Bác ?
  16. -Hình ảnh “cô em xóm núi xay ngô” được miêu tả cụ thể, sinh động: vẻ trẻ trung, khỏe mạnh, vất vả nhưng được tự do –> gợi cuộc sống, cảnh sinh hoạt đời thường, bình dị, ấm no -Sự vận động của thời gian: Chiều -> tối -> rực hồng - Rực hồng – nhãn tự : mang lại thần sắc cho toàn cảnh ->Xua tan đêm tối lạnh lẽo, âm u đem đến cho đêm tối sự ấm áp,bừng sáng
  17. ->Tâm hồn nhà CM vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt để đồng cảm với niềm vui đời thường =>Bài thơ vận động: ánh chiều âm u -> ánh hồng ấm áp, nỗi buồn -> niềm vui: cái nhìn lạc quan yêu đời và tình yêu thương con người của Bác.
  18. III.Tổng kết Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật mà tác giả sử dụng trong văn bản?Từ đĩ nêu chủ đề của bài thơ ?
  19. III.Tổng kết 1.Nghệ thuật -Cổ điển và hiện đại, chất thép và chất tình, nghệ sĩ và chiến sĩ hoà hợp trong bài thơ tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo -Ngôn ngữ linh hoạt,hàm súc, sáng tạo, từ ngữ vừa gợi tả vừa gợi cảm, có thi nhãn làm bài thơ bừng sáng (hồng)
  20. 2.Nội dung Bài “Chiều tối “ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại
  21. IV.Củng cố: Câu 1:Chỉ ra vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ? Câu 2:Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh ? Câu 3: Từ hình ảnh của Bác trong bài thơ đã giúp ích gì cho em trong cuộc sống ?
  22. IV.Củng cố: Câu 1: Bài thơ cĩ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa: Vẻ đẹp cổ điển Vẻ đẹp hiện đại - Nghiên về cảm hứng thiên -Có sự vận động của cảnh nhiên không gian rộng lớn -Sự vận động hướng về sự sống -Không miêu tả cụ thể mà chỉ gợi -Nhân vật trữ tình hiện ra -Khai thác thi đề phổ biến trung tâm của cảnh là chủ thể (Chiều tối ) trong bức tranh phong cảnh -Mượn cảnh tả tình
  23. Câu 2:Qua bài thơ, em có nhận xét gì về vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh ? Trả lời:Tâm hồn lạc quan dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu Bác vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng Câu 3: Từ hình ảnh của Bác trong bài thơ đã giúp ích gì cho em trong cuộc sống ? Định hướng trả lời: Niềm tin, vượt qua những khó khăn, luôn yêu đời, yêu cuộc sống