Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 43+44: Tiếng việt: Ngữ cảnh - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Oanh

ppt 38 trang thuongnguyen 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 43+44: Tiếng việt: Ngữ cảnh - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Oanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_4344_tieng_viet_ngu_canh_nam_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 43+44: Tiếng việt: Ngữ cảnh - Năm học 2019-2020 - Vũ Thị Oanh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRƯỜNG THPT NGUYỄN THỊ MINH KHAI GD Năm học 2019 - 2020
  2. TRUYỆN VUI "BÒ CÀY KHÔNG ĐƯỢC - THỊT” Thời bao cấp đời sống khó khăn, nếu mổ lợn phải nộp thuế sát sinh, nếu mổ trâu bò phải làm đơn xin cấp trên phê duyệt bởi trâu bò là sức kéo của nền nông nghiệp. Cuối năm 1970 hợp tác xã nông nghiệp thôn tôi muốn thịt bò để liên hoan tổng kết nên viết đơn xin xã cho giết bò. Xã không giải quyết, ông Chủ tịch đặt bút phê:"Bò cày không được thịt! " Thấy bà con xã viên buồn rầu, Ông Chủ nhiệm HTX nông nghiệp quyết định cứ giết thịt bò liên hoan. Xã biết tin lập tức gọi Chủ nhiệm lên kiểm điểm, bà con ở nhà lo lắng. Khi tới Ủy ban Chủ tịch mắng té tát và cho rằng chống lại cấp trên, cho giết bò là phá hoại sản xuất phải kiểm điểm kỷ luật. Lúc này Chủ nhiệm rút tờ đơn ra nói : " Xã đã cho chúng tôi thịt bò giờ sao lại bắt kiểm điểm! " Chủ tịch xã : Tôi đã phê "Bò cày không được thịt! Sao không chấp hành. Chủ nhiệm cãi là : Xã đã phê duyệt đồng ý và chữ ký đây còn gì ! Nói xong đưa tờ đơn cho Chủ tịch. Chủ tịch xem lại đơn thấy lời phê :" Bò cày không được - thịt !" Nên cứng họng không bắt được Chủ nhiệm kiểm điểm. Hóa ra Chủ nhiệm đã nhanh trí thêm một dấu "gạch nối" vào lời phê của Chủ tịch trước khi ra xã. Hèn chi vẫn quyết định thịt bò liên hoan tổng kết . Một lúc sau thấy Chủ nhiệm về cười tươi roi rói. Hỏi nguyên nhân, ông ta kể lại chuyện đấu lý với Chủ tịch xã Bà con được bữa cười cùng với món thịt bò thoải mái. Đúng là : " Bút sa gà chết ! "
  3. Tiết 43, 44: Tiếng Việt
  4. NỘI DUNG BÀI HỌC I. KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 3. Văn cảnh III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH IV. TỔNG KẾT V. LUYỆN TẬP
  5. I/ KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH 1. Tìm hiểu ngữ liệu NHÓM 1 : BÁO CÁO KẾT QUẢ (Đã chuẩn bị ở nhà) “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Câu hỏi thảo luận 1. Nếu đột nhiên nghe được câu nói trên, em có hiểu được nghĩa của nó là gì không? Vì sao? 2. Nếu đặt vào bối cảnh phát sinh ra câu nói này trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, ta có hiểu được nghĩa của nó là gì không?
  6. “ Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác vẫn chưa hát vì chưa có khách nghe. Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.” (Trích “Hai đứa trẻ” – Thạch Lam)
  7. 1. Tìm hiểu ngữ liệu Tìm hiểu câu nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” Hệ thống câu hỏi Câu nói không Câu nói được đặt trong bối cảnh giao đặt trong bối tiếp cụ thể cảnh giao tiếp 1. Câu nói trên là của ai nói 1. Câu nói trên là của chị Tí nói với chị với ai? Đó là những người 1. Không trả lời được em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác như thế nào và có quan hệ Xẩm. Họ có cùng cảnh ngộ, có mối quan với nhau ra sao? hệ gần gũi, thân mật. 2. Câu nói đó được nói ở 2. Ở một phố huyện nhỏ, vào buổi tối trong 2. Không trả lời được. đâu, vào lúc nào? lúc chờ khách hàng. 3. Họ trong câu nói chỉ ai? 3. “Họ”: là mấy người phu gạo, phu xe, mấy 3. Không trả lời được. chú lính lệ, mấy người nhà thầy Thừa. 4. Chưa ra là hoạt động 4. Không trả lời được. 4. Họ chưa đi từ trong huyện ra phố. như thế nào? Theo hướng từ đâu đến? 5. Giờ muộn thế này là nói 5. Không trả lời được. 5. Là khoảng thời gian lúc chập tối. đến khoảng thời gian nào? 6. Sự khát khao, mong đợi khách hàng của chị Em hiểu nội dung câu Không hiểu được Tí và những người nghèo khổ trước cách mạng . nói đó như thế nào?
  8. 2. Khái niệm ngữ cảnh Ngữ cảnh: Là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
  9. II/ CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH Các nhân tố của ngữ cảnh Bối cảnh ngoài Nhân vật giao tiếp Văn cảnh ngôn ngữ Bối cảnh Bối cảnh Hiện thực giao tiếp rộng giao tiếp hẹp được nói tới (Bối cảnh văn hóa) (Bối cảnh tình huống)
  10. ? Dựa vào đoạn video vừa xem, các em hãy thảo luận và hoàn thành phiếu học tập sau: (3 phút)
  11. Hệ thống câu hỏi Nội dung trả lời 1. Những ai tham gia giao => Bác Hồ, nhân dân cả nước tiếp trong video trên? => Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh Lịch sử – xã hội Þ Cách mạng tháng 8 thành trong video trên là gì? công =>Bối cảnh giao tiếp rộng 3. Cuộc giao tiếp trong video => Diễn ra tại quảng trường trên diễn ra ở đâu? Trong thời Ba Đình- Hà Nội (2/9/1945) gian nào? =>Bối cảnh giao tiếp hẹp 4. Lời nói của Bác Hồ đề cập => Bác Hồ trịnh trọng tuyên đến những vấn đề gì? bố: nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, có chủ quyền =>Hiện thực được nói tới
  12. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH Ngữ liệu:“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” - Người nói: chị Tí (chủ thể phát ngôn); người nghe: chị em Liên, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm Các nhân vật giao tiếp - Rộng hơn nữa câu nói trên diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam trước cách mạng Bối cảnh giao tiếp rộng - Chị Tí nói câu đó ở phố huyện nghèo vào một buổi tối Bối cảnh giao tiếp hẹp - Câu nói của chị Tí đề cập đến việc mong đợi “mấy người phu gạo hay phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thấy thừa đi gọi tổ tôm” ra hàng chị uống nước Hiện thực được nói tới
  13. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp Gồm tất cả các nhân vật tham VỊ THẾ gia giao tiếp có quan hệ tương GIAO TIẾP tác. QUY ĐỊNH VIỆC SỬ NHÂN VẬT DỤNG GIAO TIẾP Mỗi nhân vật đều có những NGÔN NGỮ đặc điểm về nhiều mặt vị thế CHO ngang bằng hoặc không ngang PHÙ HỢP bằng
  14. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ Bối cảnh Bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, giao tiếp rộng phong tục, tập quán ở bên (bối cảnh văn hóa-xã hội) ngoài ngôn ngữ BỐI Bối cảnh giao CẢNH tiếp hẹp Thời gian, địa điểm cụ thể, NGOÀI ( Bối cảnh tình tình huống cụ thể NGÔN huống) NGỮ Hiện thực bên ngoài và hiện Hiện thực được thực bên trong (sự kiện, biến cố, nói tới trạng thái, tình cảm )
  15. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 3. Văn cảnh NHÓM 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ (Đã chuẩn bị ở nhà) Phân tích ngữ liệu sau “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao) 1. Câu ca dao trên có nội dung gì? 2. Vì sao chúng ta có thể biết được “thuyền” và “bến” là người con trai và người con gái?
  16. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 3. Văn cảnh NHÓM 2: BÁO CÁO KẾT QUẢ (Đã chuẩn bị ở nhà) Phân tích ngữ liệu sau “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (Ca dao) 1. Câu ca dao trên có nội dung gì? 2. Vì sao chúng ta có thể biết được “thuyền” và “bến” là người con trai và người con gái?
  17. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU SAU: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến) Vì sao tác giả chỉ viết “tựa gối ôm cần” mà ta có thể hiểu được từ “cần”ở đây là cần câu?
  18. PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU SAU: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt Ngõ trúc quanh co khách vắng teo Tựa gối ôm cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo” (Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến) Vì sao tác giả chỉ viết “tựa gối ôm cần” mà ta có thể hiểu được từ “cần”ở đây là cần câu?
  19. II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 1.Nhân vật giao tiếp 2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 3. Văn cảnh Tất cả các yếu Vừa là cơ sở tố ngôn ngữ cho việc sử dụng VĂN trong văn bản đi vừa là cơ sở CẢNH trước và đi sau cho việc yếu tố ngôn lĩnh hội ngôn ngữ ngữ đang được xét
  20. NGỮ CẢNH Bối cảnh ngoài Nhân vật giao tiếp Văn cảnh ngôn ngữ Bối cảnh Bối cảnh Hiện thực giao tiếp rộng giao tiếp hẹp được nói tới (Bối cảnh văn hóa) (Bối cảnh tình huống)
  21. III/ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH : 1. Đối với người nói (viết) NHÓM 3: BÁO CÁO KẾT QUẢ (Đã chuẩn bị ở nhà) Cho biết hoàn cảnh sáng tác Tập thơ “ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Hãy đọc thuộc một bài thơ trong tập thơ và nêu ý nghĩa bài thơ đó? !!! ? =>Đối với người nói (viết): ngữ cảnh là môi trường để tạo lập lời nói 24
  22. III/ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH : 1. Đối với người nói (viết) 2. Đối với người nghe (đọc) NHÓM 4: BÁO CÁO KẾT QUẢ (Đã chuẩn bị ở nhà) ? Tìm hiểu câu truyện cười “Mất rồi” và rút ra bài học?
  23. TRUYỆN CƯỜI: “Mất rồi!” Một người có việc đi xa, dặn con: - Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé! Sợ con mãi chơi quên mất, ông ta viết một tờ giấy, đưa con, bảo: - Có ai hỏi thì đưa cái giấy này. Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất. Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi: - Bố cháu có nhà không? Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào tui không thấy giấy, liền nói: - Mất rồi. Ông khách sửng sốt: - Mất bao giờ? - Thưa tối hôm qua. - Sao mà mất nhanh thế? - Cháy ạ!
  24. III/ VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH : 1/ Đối với người nói ( người viết) 2/ Đối với người nghe ( người đọc) Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội Ngữ cảnh là cơ sở của quá trình từ ngữ, câu văn, hiểu được tạo lập lời nói, câu văn. nội dung, ý nghĩa, mục đích của lời nói câu văn. !!! ? 27
  25. IV. TỔNG KẾT Ngữ cảnh Nhân vật Bối cảnh giao tiếp Là bối cảnh ngôn ngữ Ngôn ngữ làm cơ sở cho sử dụng từ ngữ, tạo lời nói, căn Văn cảnh cứ lĩnh hội lời nói HômNgữ cảnh có vai trò quan nay bạn Mai trọng đối với cả người khôngnói (viết) và người nghe ăn quà vặt. (đọc) 28
  26. V. LUYỆN TẬP Bài tập 2: (làm ở lớp): Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau: “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non” (Hồ Xuân Hương, Tự tình – Bài II) Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: Đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. Hiện thực được nói đến trong hai câu thơ là hiện thực tâm trạng ngậm ngùi, chua xót của tác giả.
  27. V/ LUYỆN TẬP Bài tập 3: (làm ở lớp): Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương? → Hoàn cảnh sống của gia đình ông Tú (bối cảnh) là căn cứ để xây dựng hình ảnh bà Tú (hiện thực được nói đến) → Ta có thể hiểu bà Tú là người phụ nữ tần tảo, hi sinh vì chồng con qua các từ ngữ “Lặn lội thân cò”, “eo sèo mặt nước”;thời gian “quanh năm”;không gian “mom sông”; công việc “buôn bán”; công lao “nuôi đủ năm con với một chồng” (văn cảnh)
  28. VẬN DỤNG Cho ngữ liệu sau : “Cậy em, em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa Giữa đường đứt gánh tương tư Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em” (Trích: Trao duyên - Truyện Kiều - Nguyễn Du) ? Vận dụng các nhân tố của ngữ cảnh đã học để lý giải đoạn thơ trên?
  29. * Dựa vào tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, ta có thể lý giải như sau: - Nhân vật giao tiếp: Chị (Thúy Kiều) – em ( Thúy Vân). - Bối cảnh rộng: Xã hội phong kiến thối nát đầy rẫy những bất công vùi dập con người, đặc biệt là chà đạp lên số phận của người phụ nữ. người phụ nữ -Bối cảnh hẹp: Tình huống diễn ra cuộc trao duyên của Thúy Kiều và Thúy Vân sau khi bán mình chuộc cha - Hiện thực lời nói: Tâm trạng đau đớn, xót xa, dằn vặt của nàng Kiều khi phải trao duyên và từ bỏ mối tình thắm thiết, đắm say với Kim Trọng -Văn cảnh: Tất cả những từ trước và sau từ “chị”, “em” tạo nên văn cảnh cho cuộc trao duyên.
  30. TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG Cho ngữ liệu sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào Vườn hồng đã có ai vào hay chưa Mận hỏi thì đào xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào” (Ca dao) Hãy xác định: Nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng, bối cảnh hẹp, hiện thực lời nói, văn cảnh của bài ca dao trên?
  31. - Nhân vật giao tiếp: Chàng trai – cô gái - Bối cảnh rộng: Phong tục của người Việt Nam: Con trai đi hỏi vợ, là người chủ động trong tình yêu -Bối cảnh hẹp: Tình huống diễn ra cuộc trò chuyện trực tiếp nhưng rất tế nhị của chàng trai và cô gái - Hiện thực lời nói: Tâm trạng muốn trao gửi yêu thương rất đỗi kín đáo, tế nhị, e ấp của chàng trai và cô gái -Văn cảnh: Tất cả những từ trước và sau từ “mận”, “đào” tạo nên văn cảnh cho cuộc giao duyên.
  32. Bài thơ: TRÒ CHƠI: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹĐOÁN TÊN BÀI THƠ - Nguyễn Khoa Điềm - Bài thơ được sáng tác năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền tây Thừa Thiên. Đây cũng là thời kì cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đang ở giai đoạn rất cam go, quyết liệt.
  33. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI - Liên hệ với phần văn học để thấy hoàn cảnh sáng tác, tiểu sử tác giả chính là ngữ cảnh chi phối nội dung và hình thức của tác phẩm. - Muốn lĩnh hội tốt tác phẩm văn học, phải có những hiểu biết cần thiết về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để làm căn cứ giải mã tác phẩm. - Làm các BT còn lại trong SGK.
  34. - Học bài làm bài tập soạn: Hạnh phúc của một tang gia - Chuẩn bị:Hạnh phúc của một tang gia - Đọc tiểu dẫn, tìm hiểu về tác giả và tác phẩm. - Đọc tác phẩm, dự kiến hướng tìm hiểu.
  35. CHÀO TẠM BIỆT CHÚC CÁC THẦY CÔ GIÁO MẠNH KHỎE, HẠNH PHÚC! CHÚC CÁC CON CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI!