Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 49+50: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Năm học 2018-2019

ppt 14 trang thuongnguyen 4990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 49+50: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_4950_doc_van_chi_pheo_nam_cao.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 49+50: Đọc văn: Chí phèo (Nam Cao) - Năm học 2018-2019

  1. KHỞI ĐỘNG - Ghép tên tác giả và tác phẩm theo các trào lưu văn học: văn học hiện thực phê phán và văn học lãng mạn. + Tác giả: Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, + Tác phẩm: Tắt đèn, Hai đứa trẻ, Bước đường cùng, Chữ người tử tù, Lão Hạc, Số đỏ,
  2. KHỞI ĐỘNG - Văn học hiện thực phê phán: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Lão Hạc (Nam Cao) - Văn học lãng mạn: Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
  3. CHÍ PHÈO - Nam Cao Ngày soạn: 08 / 11/ 2018 Tuần: 13 Tiết: 49 - 50 PHẦN MỘT: TÁC GIẢ
  4. NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH NHÓM - Nhóm 1: Thuyết trình về cuộc đời của Nam Cao. - Nhóm 2: Thuyết trình về con người của Nam Cao. - Nhóm 3: Thuyết trình về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. - Nhóm 4: Thuyết trình về đề tài người trí thức nghèo trong sáng tác của Nam Cao.
  5. 1. Cuộc đời - Nam Cao (1917 - 1951), sinh trong một gia đình nông dân ở Hà Nam. - Học hết bậc Thành chung, vào Sài Gòn kiếm sống, bắt đầu sáng tác. - Trở về quê, làm “giáo khổ trường tư” ở Hà Nội, sống chật vật bằng nghề viết văn và làm gia sư. - 1943 tham gia nhóm Văn hoá cứu quốc. - 1946 có mặt trong đoàn quân Nam tiến. - 1947 lên Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền phục vụ kháng chiến. - 1950 tham gia chiến dịch biên giới. - 1951 hi sinh trên đường đi công tác. Sgk, trang 137 - 138
  6. Nhân đạo Hiện QUAN ĐIỂM Sáng thực NGHỆ THUẬT tạo “Sống rồi hãy viết”
  7. Bìa tác phẩm Giăng sáng
  8. Bìa tác phẩm Đời thừa
  9. Bìa tác phẩm Sống mòn
  10. LUYỆN TẬP Câu 1: Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nam Cao tập trung vào đề tài nào ? A. Giai cấp công nhân và thực dân Pháp. B. Người nông dân nghèo và người trí thức nghèo. C. Địa chủ phong kiến và người nông dân nghèo. D. Người trí thức nghèo và thực dân Pháp. Câu 2: Trong đời cầm bút của mình, ban đầu Nam Cao chịu ảnh hưởng của trào lưu sáng tác nào? A. Hiện sinh B. Siêu thực C. Hiện thực D. Lãng mạn
  11. LUYỆN TẬP Câu 3: Nam Cao sớm từ bỏ trào lưu lãng mạn đương thời để tìm đến con đường “nghệ thuật vị nhân sinh” vì: A. ông nhận ra rằng thứ văn chương đó quá xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ. B. xuất phát từ yêu cầu của quá trình hoạt động cách mạng. C. ông không có năng khiếu với cách viết văn của trào lưu văn học lãng mạn. D. nhà văn tự đòi hỏi phải tìm tòi trong sáng tạo nghệ thuật.
  12. LUYỆN TẬP Câu 4: Yêu tố chủ quan nào đưa Nam Cao đến với con đường “nghệ thuật vị nhân sinh”? A. Từ truyền thống lá lành đùm lá rách của dân tộc ta. B. Từ những trải nghiệm bản thân nhiều vất vả, lao đao, nghèo khổ. C. Từ trái tim tràn đầy tình yêu thương đồng loại của chính Nam Cao. D. Từ thực trạng bất công, đen tối, thối nát của xã hội.
  13. LUYỆN TẬP Câu 5: Dòng nào sau đây trong tác phẩm của Nam Cao đã nói lên sự “vô ích” của “nghệ thuật vị nghệ thuật”? A. “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa ai có” (Đời thừa). B. “Nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái sự công bình Nó làm cho người gần người hơn”. (Đời thừa) C. “Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ kiếp lầm than” (Giăng sáng). D. “Nghệ thuật chính là cái ánh trăng huyền ảo làm đẹp đến cả những cảnh thật ra chỉ tầm thường, xấu xa” (Giăng sáng).
  14. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Nắm nội dung bài học; - Tiếp tục chuẩn bị phần còn lại của bài học: + Đề tài người nông dân nghèo trong sáng tác của Nam Cao. + Phong cách nghệ thuật của Nam Cao. + Tìm đọc các tác phẩm của Nam Cao.