Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

ppt 34 trang thuongnguyen 6001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tiet_94_tieng_viet_phong_cach_ngon.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tiết 94: Tiếng việt: Phong cách ngôn ngữ chính luận

  1. Thế nào là ngôn ngữ chính luận? Phân biệt khái niệm nghị luận và chính luận?
  2. Ngôn ngữ chính luận là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản chính luận hoặc lời nói miệng (khẩu ngữ) trong các buổi hội nghị, hội thảo, nói chuyện thời sự, nhằm trình bày, bình luận, đánh giá những sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội, văn hoá, tư tưởng, theo một quan điểm chính trị nhất định
  3. Tiêu Nghị luận Chính luận chí - Chức - Là thao tác tư duy, là - Là khái niệm chỉ một năng phương tiện biểu đạt, phong cách ngôn ngữ một kiểu bài làm văn độc lập với các phong trong nhà trường cách ngôn ngữ khác. - Phạm - Chỉ thu hẹp trong phạm vi sử - Sử dụng ở tất cả mọi vi trình bày quan điểm về dụng lĩnh vực vấn đề chính trị
  4. Tiết 94: Tiếng việt- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (tiết 1) Nội dung Tìm hiểu về văn Mối quan hệ và sự bản chính luận và khác biệt giữa chính ngôn ngữ chính luận. luận với nghị luận.
  5. Tiết 97 : Tiếng việt- PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (tiếp theo) Nội dung Các phương tiện Đặc trưng của diễn đạt phong cách ngôn ngữ chính luận
  6. Tiết 97 : PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN (Tiếp theo)
  7. I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt Các phương tiện diễn đạt Về biện pháp Về từ ngữ Về ngữ pháp tu từ
  8. I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt a) Về từ ngữ Đọc đoạn trích sau và nhận xét về từ ngữ trong văn bản
  9. Tuyên ngôn độc lập “ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi: Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. [ ]
  10. II. Các phương tiện diễn đạt và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận 1. Các phương tiện diễn đạt a) Về từ ngữ Văn bản chính luận sử dụng ngôn ngữ thông thường nhưng có khá nhiều từ ngữ chính trị.
  11. b. Về ngữ pháp * Ngữ liệu 1: -Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được. C V ( Câu đơn) - Xuân mới, thế và lực mới , chúng ta tự tin đi tớiHãy phân tích V C cấu trúc ngữ pháp của C V Ccác câu sau!V ( xác định thành phần C-V và kiểu câu ) M1 M2 M3 (Câu ghép) => Nhận xét : các câu có kết cấu chuẩn mực ( chủ - vị rõ ràng)
  12. Nhận xét kết cấu b. Về ngữ pháp: của câu văn trong * Ngữ liệu 2: đoạn văn nghị luận sau? CAO TRÀO CHỐNG NHẬT, CỨU NƯỚC Ngày 9-3-1945, ở Đông Dương, phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị. Không đầy hai mươi bốn tiếng đồng hồ, trong các thành phố lớn, thực dân Pháp đều hạ súng xin hàng. Nhiều đội quân của Pháp nhằm biên giới cắm đầu chạy. Riêng ở Cao Bằng và Bắc Cạn, một vài đội quân của Pháp định thống nhất hành động với Quân Giải Phóng Việt Nam chống Nhật. Ở Bắc Cạn, họ đã cùng ta tổ chức “Ủy ban Pháp- Việt chống Nhật”. Nhưng không bao lâu họ cũng bỏ ta chạy sang Trung Quốc. Có thể nói là quân Pháp ở Đông Dương đã không kháng chiến và công cuộc kháng chiến ở Đông Dương là công cuộc duy nhất của nhân dân ta. [ ] (Trường Chinh, Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam, tập I, NXB Sự thật, 1976)
  13. Nhận xét: Câu văn trong ngữ liệu trên được sắp xếp rất logic, kết cấu chặt chẽ. - Tính chặt chẽ trong trật tự câu: + Thời gian: 9-3-1945 + Địa điểm: ở Đông Dương + Sự kiện: phát xít Nhật quật thực dân Pháp xuống chân đài chính trị - Tính chặt chẽ trong đoạn văn: +Theo thứ tự thời gian khi liệt kê sự kiện + Theo trật tự quy nạp +Theo trật tự lôgic.
  14. Qua phân tích 2 ngữ liệu, em rút ra nhận xét gì về kết cấu của câu văn trong văn bản chính luận?
  15. b) Về ngữ pháp * Ngữ liệu 1: * Ngữ liệu 2: * Kết luận: - Câu trong văn bản chính luận thường là câu: + Có kết cấu chuẩn mực. + Gần với những phán đoán lôgíc (câu trước gợi câu sau) + Câu trước liên kết với câu sau, câu sau nối tiếp câu trước trong một mạch suy luận. - Các câu văn bản chính luận thường dùng những câu phức hợp có những từ ngữ liên kết như: do vậy, bởi thế, cho nên, vì lẽ đó ; tuy nhưng; dù nhưng, để phục vụ cho lập luận được chặt chẽ.
  16. c) Về biện pháp tu từ “ Ai có súngChỉ radùng biện súng. pháp Ai có gươm dùngtu từgươm, trong đoạnkhông có văn chính luận sau gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước ” - Điệp ngữ : Ai có dùng - Liệt kê: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc.
  17. c) Về biện pháp tu từ Sử dụng rộng rãi các biện pháp tu từ làm cho bài viết sinh động dễ hiểu, khắc sâu ấn tượng. *Lưu ý: Ở dạng nói (khẩu ngữ), ngôn ngữ chính luận chú trọng đến cách phát âm, người nói phải diễn đạt sao cho khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc.
  18. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận Tính công khai Tính chặt chẽ Tính truyền cảm về quan điểm trong diễn đạt và thuyết phục chính trị và suy luận
  19. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a) Tính công khai về quan điểm chính trị Đọc đoạn văn và cho biết quan điểm, thái độ của tác giả với thực dân Pháp? Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất Thái độ của tác nước ta, áp bức đồng bào giả: ta. Hành động của chúng Tố cáo tội ác trái hẳn với nhân đạo và của thực dân chính nghĩa. Pháp khi xâm (Tuyên ngôn độc lập) lược nước ta.
  20. 2. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận a) Tính công khai về quan điểm chính trị - Ngôn từ chính luận rõ ràng, thể hiện đường lối, quan điểm, thái độ chính trị của người viết (hay nói) một cách công khai, dứt khoát, không che giấu, úp mở. - Từ ngữ sử dụng trong văn bản chính luận phải được cân nhắc kĩ càng, tránh dùng những từ ngữ mơ hồ, không thể hiện thái độ chính trị rõ ràng
  21. b) Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận - Trừ những lời phát biểu đơn lẻ, phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện tính chặt chẽ trong hệ thống lập luận ( luận điểm, luận cứ, đoạn phải rõ ràng, rành mạch). - Văn bản chính luận thường dùng các từ ngữ liên kết như: để, mà, với, và, tuy, nhưng, do đó mà, bởi vậy Mời các em xem lại đoạn trích “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP” của Hồ Chí Minh và trả lời câu hỏi sau
  22. Phân tích tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận của đoạn trích
  23. TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hòa. Vì những lẽ trên, chúng tôi, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.
  24. - Phần ba: Phần một: Cơ sở pháp lí Tuyên bố về việc giành độc lập và quyết tâm giữ vững độc lập -Phần hai: cơ sơ thực tế của dân tộc Việt Nam
  25. c) Tính truyền cảm, thuyết phục Tại sao phong cách ngôn ngữ chính luận phải có tính truyền cảm, thuyết phục? Mục đích của nó là gì? Để đạt được mục đích cần thực hiện như thế nào? - Mục đích : để trình bày, thuyết phục, tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc (người nghe). - Thực hiện : bằng giọng văn hùng hồn, tha thiết, bộc lộ nhiệt tình và sáng tạo của người viết.
  26. PHẠM VĂN ĐỒNG TRƯỜNG CHINH
  27. (Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập)
  28. LỜI BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (Trích)
  29. PCNN PCNN PCNN PCNN PCNN sinh hoạt nghệ thuật báo chí chính luận Đặc trưng - Tính công -Tính khai về - Tính - Tính quan điểm cụ thể hình tượng thông tin Đặc thời sự chính trị - Tính chặt trưng - Tính - Tính chẽ trong cảm xúc truyền cảm -Tính ngắn gọn diễn đạt và suy luận - Tính - Tính - Tính cá thể cá thể hoá -Tính sinh động, truyền hấp dẫn cảm, thuyết phục
  30. Bài tập củng cố Đâu là đoạn văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận? Câu 1. “Đánh cho tiếng chiêng vượt qua sàn nhà vang xuống đất! Đánh cho tiếng chiêng vượt qua mái nhà vang lên trời và lan ra khắp cả xứ! Hãy đánh cho đến lúc voi và tê giác phải lắng tai nghe và quên cho con bú! Đánh cho ếch nhái và dế cũng phải lắng tai nghe và không kêu nữa”. Đáp án:(Trường ca Đăm San) Câu 2. “ Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý Câu 1: thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. ThiệnCâu 2: thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận nghĩa là tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân”. (Hồ Chí Minh).
  31. • Bài tập về nhà : 1. Bài tập 2/ sgk 108: Viết một đề cương bài nói để chứng minh cho câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.” (Hồ Chí Minh, “Thư gửi các học sinh”) 2. Bài tập 3/ SGK 108 Viết một đoạn văn để chứng minh nhận định sau: “Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những người thân, yêu nơi chôn rau cắt rốn với những kỉ niệm tuổi thơ không bao giờ quên”
  32. * Luyện tập Bài 2 Có thể nêu một số ý sau để chứng minh câu nói của Hồ Chủ tịch: a, Luận cứ: Ở thời điểm nào thì thanh niên cũng gánh vác nhiệm vụ quan trọng của đất nước, thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ tương lai của đất nước. b, Các luận chứng: - Các thế hệ thanh niên trong Cách mạng tháng Tám - Thế hệ thanh niên trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Thế hệ thanh niên ngày nay trong công cuộc xây dựng CNXH, hội nhập với thế giới. c, Kết luận: Thanh niên (trong đó phần lớn là HS) phải học tập để xây dựng đất nước văn minh, tiến bộ.
  33. Bài 3 Có thể nêu một số ý: a, Lòng yêu nước có thể giáo dục từ truyền thống, nhưng một phần khác từ những tình cảm thiết thực, "nhỏ bé" của mỗi người - Yêu người thân: cha mẹ, ông bà, anh chị em - Yêu làng quê, phố nhỏ và những kỉ niệm thời thơ ấu. b, Từ tình cảm nhỏ bé, sâu sắc, thiết tha, lòng yêu nước trở thành một thứ tình cảm thiêng liêng và có ý thức thường trực trong mỗi người. c, Yêu nước là phải bảo vệ và xây dựng đất nước.