Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 14: Đọc văn: Chí phèo (Tiếp theo)

ppt 40 trang thuongnguyen 4623
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 14: Đọc văn: Chí phèo (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_14_doc_van_chi_pheo_tiep_theo.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 14: Đọc văn: Chí phèo (Tiếp theo)

  1. CHÍ PHÈO NAM CAO
  2. Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao?
  3. Tóm tắt tác phẩm Bá Kiến - Nhà tù Thị Nở Thị Tình yêu yêu Tình tuyệt vọng tuyệt Uất ức – – ức Uất Xã hội - Bà cô Thị Nở
  4. A) TÌM HiỂU CHUNG: 1) Tên tác phẩm: -Ban đầu có tên: “ cái lò gạch cũ”( 1941) chí sinh ra từ cái lò gạch kết thúc là cái lò gạch kết thúc đầy ám ảnh -Lần 2:” đôi lứa xứng đôi” nhấn mạnh con người nửa người nửa ngợm không phản ánh đúng tư tưởng tác phẩm. -Lần 3: “ chí phèo” in trong tập “ luống cày” ( 1946) thâu tóm được chủ đề tác phẩm. 2) Tóm tắt cốt truyện:
  5. II) ĐỌC HiỂU VĂN BẢN: I) Bức tranh hiện thực làng quê: 1) Hình tượng làng Vũ Đại: - Làng này dân không quá 20000 xa phủ xa tỉnh - Đám cường hào ác bá như một đám quần ngư tranh thực: Phe Bá Kiến, phe Đội Tảo, cánh ông Bát tùng đàn cá tranh nhau miếng mồi - Nhừng người nông dân thấp cổ bé miệng suốt đời bị đè nén áp bức: Năm Thọ, Binh Chức, Chí phèo Sống động , ngột ngạt , đen tối nông thôn Việt Nam trước cách mạng tháng 8
  6. B) ĐỌC HiỂU VĂN BẢN I) Bức tranh hiện thực làng quê: 1)Hình tượng làng Vũ Đại: 2)Hình tượng nhân vật Bá kiến - Một tay cường hào ác bá gian hùng quỷ quyệt - Có tiếng quát rất sang và giọng cười Tào Tháo - Biến Chí Phèo thành tay sai đầy tội ác - Tay nham hiểm đầy âm mưu và thủ đoạn, có bản lĩnh của một tay gian ác.
  7. B) ĐỌC HiỂU VĂN BẢN I) Bức tranh hiện thực làng quê: II) Nhân vật Chí Phèo: a)Lai lịch nguồn gốc: - Xuất thân: mồ côi trao qua đổi lại - Lớn lên : lương thiện: + làm canh điền cho Bá Kiến + giàu lòng tự trọng + ước mơ giản dị
  8. -Như vậy: Dù bị bỏ rơi (bất hạnh) nhưng lớn lên Chí vẫn là một người nông dân lương thiện. Một con người như vậy nếu sống trong một xã hội bình thường thì vẫn có thể trở thành một con người bình thường, sống trong sạch, yên ổn.
  9. II) Nhân vật Chí Phèo: a)Lai lịch nguồn gốc: b) Bi kịch bị tha hóa: I II Nông dân lương Lưu manh quỷ dữ thiện lưu manh
  10. * Bị tha hóa từ người nông đân lương thiện thành thăng lưu manh: Nguyên nhân: -Chí Phèo bị đẩy vào tù do cơn ghen của Bá kiến. - Do xã hội, nhà tù thực dân nửa phong kiến Biểu hiện của sự lưu manh: +Nhân hình: đầu cạo trọc lóc, răng cạo trắng hớn, mặt đen mà cơng cơng, mắt gườm gườm, ngực phanh xăm trổ Lưu manh, hung dữ
  11. + Nhân tính: + uống rượu từ trưa đến chiều say khướt + chửi bới Bá kiến + gây gổ đánh nhau +ăn vạ, thách thức Bá kiến Hung hăng liều lĩnh Không còn là người lương thiện, chính thức là một thằng lưu manh
  12. * Bị tha hóa từ thăng lưu manh thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại Do Bá Kiến Nguyên nhân: Do Chí Phèo Biểu hiện: Nhân hình: mặt con vật lạ Nhân tính: say triền miên 15 năm, gây bao nhiêu tội ác, chửi Chí phèo bước qua hết ranh giới của con người đến ranh giới của một con quỷ
  13. ->Nhà tù thực dân nửa phong kiến với tính chất phi nhân tính và Bá Kiến – một con người nham hiểm, độc ác đã cùng nhau cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo.
  14. b) Bi kịch bị tha hóa Theo em, hành động Chí Phèo chửi ở đầu tác phẩm có ý nghĩa và giá trị gì?
  15. * Tiếng chửi đầu chuyện -Chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những kẻ không chửi nhau với hắn, chửi kẻ đã sinh ra hắn để cho hắn khổ. -Không ai lên tiếng, “chỉ có vài ba con chó dữ” → nỗi đau đớn, bất hạnh vì không ai còn thừa nhận Chí Phèo giữa cuộc đời, Chí bị gạt ra ngoài xã hội.
  16. c. Ý nghĩa: -Sự tha hóa của Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật trong xã hội đương thời, là sản phẩm của tình trạng đè nén, áp bức. Sức mạnh tố cáo của Chí Phèo ở chỗ đã chỉ ra quy luật tha hóa của người nông dân trước cách mạng. Đó là một quy luật tàn bạo phi nhân tính.
  17. c.Sự hồi sinh: Nguyên nhân : Do tỉnh rượu + do Thị nở Ánh sáng trong căn liều ẩm thấp Tỉnh rượu Âm thanh: tiếng chim hót tiếng nhận thức anh thuyền chài, tiếng người đi chợ về Bản thân: quá khứ- hiện tại- tương lai
  18. -Suy nghĩ: + Quá khứ: ước mơ giản dị nhưng không thực hiện được + Hiện tại: đã già nhưng cô độc + Tương lai: tuổi già, đói rét, ốm đau, sợ nhất vẫn là cô độc
  19. Do Thị nở: chí phèo hồi sinh: - Thức tỉnh tính người: Khóc chảy nước mắt - Thức tỉnh tình người: Tình yêu -Thức tỉnh khát vọng người : khao khát làm người lương thiện thị Nở sẽ là cầu nối đưa Chí Phèo trở về bến bờ
  20. _Chính tình người mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã chữa lành tâm hồn đã từng băng hoại, thức tỉnh tính người trong Chí Phèo, là chiếc cầu bắc Chí Phèo về với cuộc đời lương thiện
  21. * Nguyên nhân gián tiếp: Bản chất lương thiện của Chí Phèo Bản chất lương thiện vẫn âm thầm sống trong đáy sâu tâm hồn Chí Phèo, ngay cả khi con người này tưởng như đã biến thành quỷ dữ. Khi gặp được Thị Nở và cảm nhận được tình yêu thương chăm sóc, bản tính ấy có cơ hội hồi sinh.
  22. Qua việc Chí Phèo gặp Thị Nở, Nam Cao thể hiện điều gì?
  23. Ý nghĩa: Nam Cao đã phát hiện và khẳng định nhân phẩm đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị cướp đi bộ mặt người  chỉ có tình người mới cứu được tính người.
  24. d)Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người: Vì sao Chí bị từ chối? Chí đã có phản ứng như thế nào?
  25. d)Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người Nguyên nhân -Thị Nở từ chối do Bà cô Thị Nở (là người phát ngôn đại diện cho định kiến xã hội) ngăn cản khát khao của Chí Phèo -> Chí Phèo bị mất cầu . Hành động: nối. + Nhận ra bi kịch của đời mình: Ngạc nhiên→ ngẩn ra→ chạy theo níu giữ→ khóc→ uống rượu→ càng uống càng tỉnh→ nghe thoang thoảng mùi cháo hành → bị cự tuyệt quyền làm người. + Xách dao đến nhà Bá Kiến lòng căm thù vẫn âm ỉ chợt bùng lên + Chí Phèo giết Bá Kiến Hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh quyền sống
  26. Nguyên nhân: Hành động: + Chí Phèo tự sát sự cùng đường bế tắc Cách giải quyết duy nhất để Chí được là Người. Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống - Lời nói: "Ai cho tao lương thiện?" tiếng kêu cứu tuyệt vọng
  27. Nguyên nhân: Hành động: Ý nghĩa: Ý nghĩa của hành động Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát là gì?
  28. a. Nguyên nhân: b. Hành động: c. Ý nghĩa:  Cái chết của Chí Phèo là lời tố cáo xã hội sâu sắc, cái xã hội phi nhân tính đã đè nén áp bức bóc lột con người. Tình trạng mâu thuẫn giai cấp ở nông thôn Việt Nam trước CM là hết sức gay gắt, nó chỉ có thể giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt.
  29. Giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
  30. III) TỔNG KẾT 1) NỘI DUNG: - Giá trị hiện thực: Phản ánh chân thực xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những mâu thuẫn giai cấp gay gắt không dễ giải quyết. - Giá trị nhân đạo: Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện đẹp đẽ của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập cả hình người, tính người.
  31. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình sắc nét. - Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, nội tâm 2)NGHỆ THUẬT nhân vật. - Kết cấu mới mẻ. - Cốt truyện hấp dẫn, tình tiết đầy kịch tính, quyết liệt, bất ngờ. - Ngôn ngữ sống động, điêu luyện, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Giọng điệu biến hóa linh hoạt.
  32. BÀI TẬP CỦNG CỐ: Câu 1. Dòng nào sau đây khái quát đúng nhất về ý nghĩa đặc biệt của bát cháo hành mà thị Nở mang cho Chí Phèo? A.Vật đầu tiên Chí Phèo được cho, không do cướp giật mà có. B.Vật biểu trưng cho tình thương, tình người đẹp đẽ. C.Vật biểu trưng cho tình yêu. D.Vật biểu trưng cho niềm khao khát hạnh phúc của Chí Phèo.
  33. BÀI TẬP CỦNG CỐ: Câu 2. Cuộc gặp gỡ với thị Nở có ý nghĩa như thế nào đối với Chí Phèo? A.Giúp Chí Phèo nhận ra được kẻ thù của mình là Bá Kiến. B. Đánh thức phần “người” bấy lâu nay bị che lấp của Chí Phèo. C.Giúp Chí Phèo trở về sống chung với dân làng Vũ Đại. D.Giúp Chí Phèo cởi bỏ bộ mặt quỷ dữ.
  34. THẢO LUẬN NHÓM: NHÓM 1 Câu hỏi: Sự cảm thông và tình thương của Thị Nở đã giúp Chí Phèo mong muốn hoàn lương về cuộc sống lương thiện (Giá trị sống yêu thương). Các em đã rút ra được bài học gì cho bản thân đối với gia đình, bạn bè? NHÓM 2 Câu hỏi: Khi bị cự tuyệt quyền làm người, Chí Phèo đã giết Bá Kiến và tự sát (Kỹ năng giải quyết vấn đề). Liên hệ về tác động của nghịch cảnh và khả năng giải quyết vấn đề của bản thân.
  35. NHÓM 1 Giá trị sống yêu thương: Trong một thế giới tốt đẹp, quy luật tự nhiên là yêu thương; và trong một con người tốt lành, bản chất tự nhiên là biết thương yêu.
  36. NHÓM 1 Liên hệ (giá trị sống yêu thương) + Đối với gia đình: -Quan tâm đến Bố mẹ, giúp đỡ Bố mẹ trong khả năng -Học tập để không phụ công Bố mẹ + Đối với bạn bè: -Quan tâm, giúp đỡ bạn trong học tập, cuộc sống, đặc biệt là các bạn là học sinh cá biệt.
  37. NHÓM 2 Kỹ năng giải quyết vấn đề: Là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống. -> giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
  38. Để giải quyết vấn đề có hiệu quả, chúng ta cần: - Xác định rõ vấn đề hoặc tình huống đang gặp phải. - Liệt kê các cách giải quyết vấn đề/ tình huống đã có. - Hình dung đầy đủ về kết quả xảy ra. - Xem xét về suy nghĩ và cảm xúc của bản thân nếu thực hiện phương án giải quyết đó. - So sánh các phương án để đưa ra quyết định cuối cùng. - Hành động theo quyết định đã lựa chọn. - Kiểm định lại kết quả để rút kinh nghiệm cho những lần quyết định và giải quyết vấn đề sau. -> giúp con người có thể ứng phó tích cực và hiệu quả trước những vấn đề, tình huống của cuộc sống.
  39. NHÓM 2 Liên hệ (kỹ năng giải quyết vấn đề): + Gặp hoàn cảnh, tình huống khó khăn hoặc có mâu thuẫn nảy sinh: có cách giải quyết tích cực và hiệu quả.