Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 7: Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)

ppt 22 trang thuongnguyen 4870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 7: Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_11_tuan_7_doc_van_chieu_cau_hien_cau_h.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 11 - Tuần 7: Đọc văn: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu - Ngô Thì Nhậm)

  1. Chiếu Cầu hiền (Cầu Hiền CHiếu) NGÔ THì NHậM
  2. Chiếu cầu hiền i. TìM HIểU CHUNG: 1. Tác giả - Ngô Thì Nhậm (1746-1803). - Xuất thân trong dòng họ Ngô Thì có nhiều người tài ở Tả Thanh Oai (Hà Nội). - Ông đỗ tiến sĩ (1775). -Từng làm quan dưới triều LờưTrịnh, sau theo nhà Tây Sơn, rất được trọng dụng: + Đại học sĩ + Thị lang bộ Lại + Thượng thưbộ Binh. - Ông đã để lại cho đời sau nhiều tác phẩm văn, sử, triết học, tôn giáo và chính trị.
  3. Chiếu cầu hiền 2. Tác phẩm: a. Thể chiếu
  4. Chiếu cầu hiền q Nhớ lại kiến thức cũ, em hãy nêu những đặc điểm cơ bản của thể chiếu về: Đ Mục đích: Do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Đ Nội dung: Thể hiện tưtưởng chính trị lớn lao có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước. Đ Hình thức: Được viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi.
  5. Chiếu cầu hiền q Trong lịch sử đã có trường hợp bề tôi thay nhà vua viết lời tuyên cáo với thiên hạ. Đó là ai? Tác phẩm nào? Trong lịch sử dân tộc đã có trường hợp: Lê Lợi - Nguyễn Trãi “Đại cáo bình Ngô” “Thay trời hoàng thượng truyền rằng” “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa, chốn hoang dã nương mình ”
  6. Chiếu cầu hiền b. Hoàn cảnh ra đời : - Cuối TK XVIII, quân Tây Sơn vừa đại thắng giặc ngoại xâm. - Nhiều kẻ sĩ Bắc Hà, quan lại triều Lê – Trịnh chưa theo vua. - Vua Quang Trung muốn cầu người tài ra giúp nước nên giao Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền (1788 -1789). c. Nhan đề: - Bài chiếu của triều Tây Sơn cầu hiền tài ra giúp nước.
  7. Chiếu cầu hiền Quang Trung Ngô Thì Nhậm Tưtưởng lớn Tài năng văn chương giỏi Vua sáng Tôi hiền Sử Văn qua “chiếu cầu hiền” thấy được: - Tài đức của vua Quang Trung - Tài năng và tấm lòng với vua, với nước của Ngô Thì Nhậm
  8. Chiếu cầu hiền Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời thì nhưngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy. Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ẩn mình trong ngòi khe, chốn tránh việc đời, những bậc tinh anh triều đường phải kiêng rè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
  9. Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, những người học rộng tài cao chưathấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưathể ra phụng sự vương hầu chăng? Kìa như,trời còn tăm tối thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn mệt nhọc chưalại sức mà đức hoá của trẫm chưakịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng:
  10. một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn nhưthế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền của trẫm hay sao? Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể dùng được, thì cân nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội.
  11. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước tới nay, tài năng còn bị che kín chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao. Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên nhưthế . Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chính là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài có đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh. Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.
  12. q Vấn đề cần bàn luận ở bài chiếu là gì? q Vấn đề đó được trình bày bằng mấy luận điểm? q Các luận điểm ấy tương ứng với phần nào của văn bản? Bố cục: 3 phần • Phần I: Từ đầu ->” người hiền vậy” Vai trò của người hiền •Phần II: “Trước đây hay sao” Phê phán thực trạng ưng xử của nho sĩ Bắc Hà và nhu cầu của đất nước. •Phần III: Còn lại Đường lối cầu hiền
  13. II. Tìm hiểu văn bản. 1. Vai trò của người hiền: Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời thì nhưngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
  14. Chiếu cầu hiền - So sánh: người hiền nhưsao sáng đề cao người hiền - Quy luật của thiên nhiên: Quy luật của người hiền: Sao sáng Bắc thần Người hiền Thiên tử
  15. Chiếu cầu hiền q Câu giả định “Nếu thì ” nhằm khẳng định điều gì? Câu giả định “Nếu thì ” Sứ mệnh thiêng liêng của người hiền Khẳng định: người hiền tài phải giúp vua.
  16. Chiếu cầu hiền - Trong phần I, mối quan hệ giữa người hiền và thiên tử được trình bày theo trình tự lập luận : + Lấy lời Khổng Tử làm chỗ dựa cho lý lẽ: Giúp vua là tuân theo quy luật khách quan. Đạo người và luật người phải tuân theo đạo trời, luật trời không thể khác được khẳng định: Người hiền phải giúp vua.
  17. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Dòng nào sau đây nói về Ngô Thì Nhậm ? A. Ông sinh năm 1724, mất năm 1791, người làng Liêu Xá , huyện Đường Hào , phủ Thượng Haò, trấn Hải Dương ( nay thuộc Hưng Yên) B. Ông sinh năm 1825, mất năm 1874, người làng Thanh Lương, ãx Hương Xuân, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. C. Ông sinh năm 1825, mất năm 1866, người làng Phú Thị , huyện Gia Lâm,tỉnh Hưng Yên ( nay thuộc Hà Nội) D. Ông sinh năm 1746 , mất năm 1803, người làng Tả Thanh Oai , huyện Thanh Oai ( nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
  18. Bài tập trắc nghiệm Câu 2 : Chiếu cầu hiền được viết bằng thể văn gì ? A. Văn xuôi tự sự C. Kí sự B. Văn xuôi trữ tình D. Văn chính luận Câu 3 : Mục đích của Chiếu cầu hiền là gì ? A. Bố cáo chiến thắng của quân Tây Sơn . B. Thuyết phục nhân đân cả nước ủng hộ Tây Sơn. C . Thuyết phục nho sĩ Bắc Hà ủng hộ Tây Sơn D. Cả B và C
  19. 1 2 3 4 5 Ngoài “Chiếu cầu hiền” của Ng Tác phẩm phản ánh cuộc ô Tên ThÔngì Nhậmmột được bộ mệnhthay tiểu lờidanh thuyếtQuang là sống Tên xa một hoa nữ, thamsinh tàilam hoa vô lịchTrungnhà sửth ơviếtnổi của, tiếngvàolàng thế cảnhcủa kỉ Việt XV độqu củaê ở vuaNghệ chúav An ànhưng sự nhũng sống NamcònNam. cuốicó tờ thế “Chiếu kỉ XVIII cầu . hiền” nhiễuchủ yếucủa quanở kinhlại thời thành Lê - của một bề tôi thay lời quân TrịnhThăng. Long. vương viết. Tác Đó phẩm là ai này? do một nhóm Bà Đó Ôđư ngợclà đưmệnhmộtợc dân tác danh gian phẩm gọilà đưbàlàợc người thuộc một dòng họ nổi chúa-viết TamÔng trong th nguyênlàơ Nôm mộtnhững. trongYên ngày Đổ, những mưa. bởi tiếng ở Tả Thanh Oai viết. ngườivì ô khaing đã sáng từng th đỗơ ca đầu Tiếng ba Việtkì thi. : Hương, Hội, Đình “Chuyện cũ - Là conHồ Xuânngười toàn Hương tài hiếm trongcóHoàng trong phủ Lê lịchNhất chúa sử Thống Trịnhdân chítộc” (Ngô gia văn phái) nhưngNguyễn phải chịu Khuyến oan khiên thảm khốc nhất dưới thời phong kiến. Nguyễn Trãi
  20. Dặn dò 1. Trả lời câu hỏi: Vì sao trong văn bản Chiếu cầu hiền , tác giả sử dụng nhiều điển tích như vậy ? 2. Soạn bài Xin lập khoa luật – Nguyễn Trường Tộ