Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 16: Đọc hiểu văn bản: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

ppt 37 trang thuongnguyen 8923
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 16: Đọc hiểu văn bản: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_12_tuan_16_nguoi_lai_do_song_da_nguyen.ppt

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Tuần 16: Đọc hiểu văn bản: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân)

  1. Tác giả: Nguyễn Tuân
  2. I – TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Nguyễn Tuân: - Nguyễn Tuân (1910- 1987), quê ở Nhâm Chính, Thanh Xuân, Hà Nội. - Sáng tác của Nguyễn Tuân chia ra 2 thời kì: Trước và sau CMT8. - Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Có đóng góp không nhỏ cho thể loại tùy bút Việt Nam hiện đại.
  3. 2. Tác phẩm: a. Tùy bút “Sông Đà” - Ra đời năm 1960, gồm 15 tùy bút, là kết quả chuyến đi thực tế của tác giả năm 1958 ở vùng Tây Bắc. b. Đoạn trích “Người lái đò Sông Đà”: Xuất xứ: Bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960). Cảm hứng: vẻ đẹp thiên nhiên con người Tây Bắc
  4. II – TÌM HIỂU NỘI DUNG 1. Hình tượng con sông Đà a. Con sông Đà hung bạo Dòng chảy của Sông Đà: “Chúng thủy giai Đông tẩu Đà giang độc Bắc lưu” Sông Đà với dòng chảy ngược hiện lên như một nhân vật có diện mạo, có cá tính độc đáo
  5. Bờ đá dọc sông Đà: - Đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy lúc đúng ngọ mới thấy mặt trời - Vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu -Nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách - Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia, - Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đương mùa hè mà cũng thấy lạnh.
  6. Lại như quãng mặt ghềnh Hát Loong, dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng muốn đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà nào tóm được qua quãng ấy. Những vách đá cheo leo, dựng đứng, lòng sông rộng hẹp vô định được miêu tả không chỉ bằng thị giác mà cả xúc giác.
  7. Ghềnh Hát Lóong
  8. Sức nước trên sông Đà: như cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu So sánh Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc. Nhân hóa Những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như rót dầu sôi vào. Miêu tả Cái thuyền xoay tít, những thước phim màu cũng xoay tít, cái máy lia ngược, Liên tưởng
  9. Quãng Tà Mường Vát
  10. Thác nước Sông Đà: Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cũng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng
  11. Thạch trận trên sông Đà: - Có đến 3 trùng vi thạch trận : Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này. - Mỗi hòn có một nhiệm vụ khác nhau: tiền vệ, hậu vệ, bongke chìm, pháo đài nổi, chiêu dụ, Bày trí có trật tự, cửa tử và cửa sinh rõ ràng: Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm thanh viện cho đá. Những hòn đá bê vệ oai phong lẫm liệt. Thạch trận trên sông Đà là những bày trí tinh vi của thần đá thần sông. Là những trận đồ bát quái của thiên nhiên tạo hóa.
  12. Thác đá Sông Đà
  13. Nguyễn Tuân đã vận dụng ngôn ngữ, kiến thức của các ngành, các bộ môn trong và ngoài nghệ thuật để làm nên hàng loạt so sánh liên tưởng, tưởng tượng kì lạ, bất ngờ. Sông Đà ở thượng nguồn hiện ra đầy hung bạo, hung bạo đến dữ dội và hùng vĩ.
  14. Tác giả: Nguyễn Tuân
  15. II – TÌM HIỂU NỘI DUNG 1. Hình tượng con sông Đà b. Sông Đà trữ tình thơ mộng: - Hình dáng sông Đà nhìn từ trên cao: Con sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn núi Mèo đốt nương xuân. Sông Đà ngoằn ngoèo như một sợ dây thừng
  16. Sông Đà mềm mại, tha thướt đến nao lòng giữa khung cảnh Tây Bắc huyền ảo.
  17. - Màu nước sông Đà: Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ không xanh màu xanh canh hến như sông Gâm sông Lô. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về. Nước sông Đà thay đổi với những bất ngờ và kì thú.
  18. - Cảnh ven bờ sông Đà: Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng chỉ lặng tờ đến thế mà thôi. Miêu tả Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy búp ngô non đầu mùa. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp Miêu tả Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa So sánh Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Lấy động gợi tĩnh Cảnh bờ sông lặng tờ, lững lờ niềm thương nhớ xa xôi.
  19. - Độ gợi cảm của sông Đà: Con sông Đà gợi cảm. Đối với mỗi người, sông Đà gợi một cách. Đã có lần tôi nhìn sông Đà như một cố nhân. Đúng thế, nó đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân, mặc dầu người cố nhân ấy biết mình là lắm bệnh, lắm chứng. Sông Đà gợi cảm, vừa dịu dàng vừa gắt gỏng nhưng lại đằm đằm ấm ấm lạ.
  20. Bằng sự tài hoa, cá tính riêng Nguyễn Tuân đã đem lại cho áng văn những trang tuyệt bút. Tạo dựng nên cả một không gian trữ tình đủ sức khiến người đọc say đắm, ngất ngây. Sông Đà Hiện lên vừ hung bạo dữ dội lại dịu dàng thơ mộng.
  21. 2. Hình tượng Người lái đò sông Đà: a. Ngoại hình: Thân hình ông in đậm dấu vết nghề nghiệp.
  22. b. Tính cách ông lái đò: - Trong cuộc chiến với Sông Đà
  23. Thạch trận (1) Ông lái đò - Có 5 cửa, 4 cửa tử và 1 cửa - Ông đò cố nén vết sinh. thương, kẹp chặt cuống - Hàng tiền vệ có hai hòn lái, mặt méo bệch đi. canh cửa - Nhưng trên chiếc thuyền - Có những bongke chìm, sáu bơi chèo vẫn nghe rõ pháo đài nổi ở tuyến ba. tiếng chỉ huy ngắn gọn - Mặt nước hò la vang tỉnh táo của người cầm dội,liều mạng thúc vào gối, lái. hông thuyền. - Nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng ông đò đòi lật ngửa thuyền ra. Tỉnh táo, anh dũng Dữ dội.
  24. Thạch trận (2) Ông lái đò - Tăng thêm nhiều cửa tử, - Nắm chắc binh pháp của của sinh lệch sang bờ hữu thần sông thần đá. Thuộc ngạn. quy luật phục kích của lũ đá - Bốn năm bọn thủy quân nơi ải nước hiểm trở này của ải nước bên trái liền - Ông đò ghì cương lái, bám xô ra định níu thuyền lôi chắc lấy luồng nước mà vào tập đoàn của tử. phóng vào cửa sinh. - Đứa thì ông tránh mà rảo - Không ngớt khiêu khích bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Đầy nguy hiểm Tài trí phi thường
  25. Thạch trận (3) Ông lái đò - Ít cửa hơn, bên phải - Cứ phóng thẳng con thuyền, bên trái đều là luồng chọc thủng của đó. - Thuyền vút qua cổng đá chết cả. Luồng sống cánh mở cánh khép. nằm ngay giữa. - Vút, Vút, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái lượn được. Nguy hiểm khôn cùng Tài hoa, nghệ sĩ. Một con người trí dũng tài hoa trong lao động
  26. - Trong cuộc sống đời thường: Khi trở về với cuộc sống đời thường thì “sóng thác xèo xèo tan trong trí nhớ” Chẳng thấy ai bàn thêm về chiến thắng nơi cửa ải thác dữ. “đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn về cá anh vũ, cá dầm xanh” Không xem cuộc chiến thắng với sông Đà là phi thường vĩ đại mà “ Cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội, ngày nào cũng giành lấy sự sống từ tay những con thác nên cũng không có gì hồi hộp và đáng nhớ” Một con người bình dị, khiêm nhường.
  27. Những con người vô danh như Ông lái đò sông Đà đã nhờ lao động, nhờ ý chí và bãn lĩnh trong cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ. Hiện lên là đại diện của con người Tây Bắc nói riêng và đất Việt nói chung. Đó là thứ vàng mười đã thử qua lửa của núi rừng Tây Bắc.
  28. III/ Tổng kết: 1. Nghệ thuật: - So sánh liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, giàu sức gợi hình và gợi cảm. - Ngôn ngữ tài hoa, uyên bác. - Câu văn đa dạng, giàu nhịp điệu. 2. Nội dung: Giới thiệu, khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động ở miền Tây Bắc của tổ quốc. Thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó tha thiết của Nguyễn Tuân với đất nước và con người Việt Nam