Bài giảng Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 32: Danh từ
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 32: Danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_6_tiet_so_32_danh_tu.ppt
Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 32: Danh từ
- Kiểm tra bài cũ Chỉ ra các lỗi dùng từ trong đoạn văn sau: Lặp từ Kỉ niệm thời thơ ấu là những kỉ niệm đẹp nên em nhớ mãi kỉkỉ niệmniệm thời thơthơ ấuấu. Đó là kỉ niệm một lần em được đi thăm quanquan bảo tàng. Sáng đó, khi xe đến, chúng em khẩnkhẩn thiếtthiết lên xe. Lẫn lộn từ gần âm Dùng từ không đúng nghĩa
- TIẾT 32: DANH TỪ I. Đặc điểm của danh từ 1: Ví dụ Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [ ] Danh từ (Em bé thông minh) chỉ vật Khái 2: Nhận xét Chỉ Khái niệm - Danh từ: con trâu. người niệm - Các danh từ khác: Vua, làng, gạo, nếp, thúng Chỉ Chỉ vật vật → Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
- TIẾT 32: DANH TỪ - Cụm danh từ: ba con trâu ấy Ba: bổ Ấy: xác sung về định vị trí số lượng của sự vật → Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở đằng trước: những, các, vài, ba, bốn → Danh từ có thể kết hợp với các từ: này, ấy, kia, nọ ở đằng sau.
- TIẾT 32: DANH TỪ - Đặt câu với các danh từ em đã tìm được: Vua, làng, gạo, nếp, thúng ? - Vua kén rể cho con gái. CN - Làng tôi rất đẹp. CN - Em là học sinh lớp 6A VN → Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
- TIẾT 32: DANH TỪ 3: Kết luận: ( ghi nhới 1 SGK trang 86 ) - Danh từ là những từ chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng, - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ: này, ấy, đó, Ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. - Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
- TIẾT 32: DANH TỪ II: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật 1: Ví dụ - Ba con trâu - Một viên quan - Ba thúng gạo - Sáu tạ thóc
- TIẾT 32: DANH TỪ Thảo luận nhóm:( 5 phút ) Thay thế các danh từ in dậm bằng các danh từ khác, rồi rút ra kết luận. Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo đường thay đổi, trường hợp nào đơn vị tình đếm đo lường không thay đổi. Vì sao?
- TIẾT 32: DANH TỪ 2:Nhận xét - Danh từ : con, viên, thúng, gạo có thể thay đổi vì đó là đơn vị tính đếm, đo lường sự vật → danh từ đơn vị. - Danh từ: trâu, quan, gạo, thóc không thể thay đổi vì đó là nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm → danh từ sự vật →Danh từ được chia làm hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật. + Danh từ chỉ đơn vị là nêu tên đơn vị dùng để tính đếm đo lường sự vật. + Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm
- TIẾT 32: DANH TỪ Bài tập bổ trợ Bài 1: Cho các danh từ: chiếc, cái, lít, mét, gỗ, sâu, ong, giường, tủ, bàn, ghế, một, tạ. Hãy sắp xếp các danh từ ấy vào hai nhóm sau: danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật. Đáp án - Danh từ chỉ đơn vị: chiếc, cái, lít, mét, một, tạ. - Danh từ chỉ sự vật: gỗ, sâu, ong, giường, tủ, bàn, ghế
- TIẾT 32: DANH TỪ Bài 2: Cho các loại từ: ông, anh, gã, thằng, tay, viên Và danh từ: thư kí để tạo thành tổ hợp từ. Nhận xét dùng các loại từ đó có tác dụng gì? Đáp án - Ông thư kí - Anh thư kí - Gã thư kí - Thằng thư kí - Tay thư kí - Viên thư kí → Tác dụng thể hiện thái độ, tình cảm của người nói, người viết đối với đối tượng được miêu tả.
- TIẾT 32: DANH TỪ 3: Kết luận ( ghi nhớ 2 SGK trang 87 ) - Danh từ tiếng Việt gồm hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. + Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. + Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,
- TIẾT 32: DANH TỪ III: Luyện tập Bài 2: ( SGK Trang 87 ) Liệt kê các loại từ: a: Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô b: Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm, Đáp án a: Các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, vị, cô, thầy, chú, bác, anh, chị, thằng, thím, cậu, mợ . b: Các từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: tấm, cục, chiếc, cánh, que .
- TIẾT 32: DANH TỪ Bài tập bổ sung Tìm các danh từ trong đoạn văn sau: “ Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt, người ta tưởng như sắp được nghe chim hót, được trông thấy cá bơi lội. Thế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ. Em chỉ mong sao có được một chiếc.” ( Cây bút thần ) Đáp án Các danh từ trong đoạn văn trên: Mã Lương, chim, cá, bút, chiếc.
- HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 1. Nắm chắc đặc điểm, phân loại của danh từ. 2. Làm tiếp bài tập số 5( SGK-85) 3. Chuẩn bị bài Ngôi kể và lời kể trong VB tự sự: + Đọc đoạn văn 1,2 ( SGK-88) + Trả lời các câu hỏi bên dưới.