Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 85: Ngắm trăng

pptx 14 trang Hương Liên 21/07/2023 1280
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 85: Ngắm trăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_8_tiet_85_ngam_trang.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 85: Ngắm trăng

  1. TRƯỜNG THCS CHU VĂN AN TỔ NGỮ VĂN Tiết 85 – NGẮM TRĂNG (Chương trình Ngữ Văn 8)
  2. 1. Tác giả Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh (1890- 1969) - Quê quán: tỉnh Nghệ An. - Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết.
  3. II. Tập thơ Nhật kí trong tù - Tập thơ được viết trong quãng thời gian Bác bị bắt giam. - Tập thơ làm bằng chữ Hán, gồm 133 bài, phần lớn là thơ tứ tuyệt. - Tập thơ cho thấy tâm hồn cao đẹp, ý chí cách mạng phi thường và tài năng thơ xuất sắc của người.
  4. Cơm ăn trong tù  "Thân anh da bọc lấy xương, "Lót lòng mỗi bữa lưng cơm đỏ,  Khổ đau, đói rét, hết phương sống rồi, Không muối, không canh, cũng chẳng cà,  Đêm qua còn ngủ bên tôi, Có kẻ đem cơm thì chắc dạ,  Sáng nay anh đã về nơi suối vàng", Không người lo bữa, đói kêu cha  Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Năm mươi ba cây số một ngày, Ninh, Áo mũ dầm mưa, rách hết giày. Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình; Lại khổ thâu đêm không chỗ ngủ, Làng xóm ven sông đông đúc thế, Ngồi trên hố xí đợi ngày mai. Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
  5.  Bốn tháng rồi   “Một ngày tù nghìn thu ở ngoài”  Bởỉ vì:  Bốn tháng cơm không no  Bốn tháng đêm thiếu ngủ  Bốn tháng áo không thay  Bốn tháng không giặt giũ  Cho nên:  Răng rụng mất một chiếc  Tóc bạc thêm mấy phần  Gầy đen như quỷ đói  Ghẻ lở mọc đầy thân  May mà:  Kiên trì và nhẫn nại  Không chịu lùi một phân  Vật chất tuy đau khổ  Không nao núng tinh thần.
  6. III. VĂN BẢN NGẮM TRĂNG 1.Hoàn cảnh ra đời: Ngắm trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ ``Nhật kí trong tù`` 2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 3. Bố cục: 2 phần: - Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác - Phần 2: 2 câu sau: Cuộc gặp gỡ giữa trăng với Người
  7. III. VĂN BẢN NGẮM TRĂNG 4. Nội dung văn bản Phiên âm: Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia. Dịch thơ: Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
  8. a. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác (câu 1, 2) Ngục trung vô tửu diệc vô hoa Đối thử lương tiêu nại nhược hà? (Trong tù không rượu cũng không hoa Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) - Hoàn cảnh ngắm trăng: Trong tù - Điệp từ “không`` → Người tiếc nuối không thưởng thức được vẻ đẹp đêm trăng một cách trọn vẹn. - Có sự khác nhau giữa phần phiên âm và bản dịch ở câu thơ thứ hai: Câu hỏi tu từ, cụm từ “nại nhược hà” (biết làm thế nào?) ➔ Tâm hồn tự do, yêu thiên nhiên, rung động mãnh liệt trước cảnh đẹp.
  9. b. Cuộc gặp gỡ giữa trăng với Bác Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt Nguyệt tòng song khích khán thi gia (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ) - Kết cấu đăng đối: Nhân> <nguyệt - Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm vầng trăng. - Vầng trăng được nhân hóa, cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ. ➔ ``Ngắm trăng`` đã thể hiện lòng yêu thiên nhiên đến say mê, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần thép của Bác ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm.
  10. 5.Tổng kết a. Nội dung - Bài thơ giản dị, thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, cao đẹp, phẩm chất cách mạng sáng ngời của Bác. b. Nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị. - Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành.
  11. IV. LUYỆN TẬP Bài tập 1: Ngoài bài thơ Ngắm trăng ra, em có thuộc bài thơ nào của Bác cũng viết về vầng trăng nữa không? Hãy chép lại bài thơ đó vào dưới đây Gợi ý: Cảnh Khuya Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Rằm tháng giêng Rằm xuân lồng lộng trăng soi Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân Giữa dòng bàn bạc việc quân Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền
  12. IV. LUYỆN TẬP Bài tập 2: Cảm nhận của em về con người của Bác qua bài thơ Ngắm trăng Gợi ý: Mở đoạn: Giới thiệu bài thơ, tác giả, hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ. Thân đoạn: Cảm nghĩ về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ - Con người với lối sống giản dị, tình yêu thiên nhiên tha thiết. - Tinh thần lạc quan, yêu đời, phong thái ung dung, tự tại, tinh thần thép. Kết đoạn: - Giá trị của bài thơ. - Bài học học được tư Bác Hồ.
  13. TIẾT 85 – NGẮM TRĂNG BÀI TẬP VỀ NHÀ - Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ - Đọc thuộc phần ghi nhớ/sgk/tr 38
  14. CHÚC CÁC EM MẠNH KHỎE, HỌC TỐT