Bài giảng Sinh học 6 - Tiết 63 - Bài 50: Vi khuẩn

ppt 33 trang minh70 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 6 - Tiết 63 - Bài 50: Vi khuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_6_tiet_63_bai_50_vi_khuan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 6 - Tiết 63 - Bài 50: Vi khuẩn

  1. Sinh học 6 Người Thực Hiện: Tổ 3
  2. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1/ Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam giảm sút? Nguyên nhân: +Cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi . + Rừng bị tàn phá.
  3. KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 2/ Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam? -Ngăn chặn phá rừng, -Hạn chế khai thác bừa bãi thực vật quý hiếm . -Xây dựng: vườn thực vật, khu bảo tồn thiên nhiên, - Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quý hiếm đặc biệt. - Tuyên truyền giáo dục người dân cùng tham gia trồng và bảo vệ rừng
  4. CHƯƠNG X: VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y TIẾT 63. Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn 1. Quan sát vào hình 50.1 hãy cho biết vi khuẩn có những hình dạng nào? 2. Kích thước của vi khuẩn như thế nào? 3. Cấu tạo cơ thể vi khuẩn ra sao? Hình 50.1. Các dạng vi khuẩn
  5. Quan sát các loại vi khuẩn sau: Vi khuẩn gây bệnh dạ dày Vi khuẩn gây tiêu chảy cấp VI KHUẨN GÂY VIÊM GAN
  6. Vi khuẩn Helicobacter Pylori đóng vai trò quan trọng trong Vi khuẩn đường ruột việc ngăn ngừa bệnh suyễn E. coli cuống phổi.
  7. ? VI KHUẨN CÓQUAN HÌNH SÁT DẠNG CÁC VINHƯ KHUẨN THẾ NÀO? Hình dạng của vi khuẩn gồm: + Hình cầu (cầu khuẩn) + Hình que (trực khuẩn) + Hình dấu phẩy (phẩy khuẩn) + Hình xoắn (xoắn khuẩn), HìnhVi Vi50.1. khuẩn khuẩn Các hình hình dạng dấu cầu vi phẩy khuẩn Vi khuẩn hình que Vi khuẩn hình xoắn
  8. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn
  9. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu Vi khuẩn có kích thước tạo của vi khuẩn như thế nào? Kích thước rất nhỏ bé, mỗi tế bào chỉ từ 1 đến vài phần nghìn milimet (phải quan sát dưới kính hiển vi với độ phóng đại lớn mới thấy)
  10. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu Vi khuẩn có cấu tạo như thế tạo của vi khuẩn nào? - Cấu tạo: + vách tế bào +chất tế bào +chưa có nhân Nhân chưa hoàn chỉnh hoàn Vách chỉnh tế bào Chất tế bào
  11. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu Vi khuẩn có tạo của vi khuẩn hình dạng, kích Vi khuẩn là những sinh vật thước, cấu tạo rất nhở bé, có nhiều hình như thế nào? dạng khác nhau, có cấu tạo đơn giản( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh)
  12. Vách Nhân Vách tế bào Nhân tế bào chưa hoàn chỉnh Chất tế bào Chất Không Lục lạp tế bào bào Tế bào vi khuẩn Tế bào thực vật
  13. - So với tế bào thực vật thì tế bào vi khuẩn có gì khác? TẾ BÀO VI KHUẨN TẾ BÀO THỰC VẬT - Không có chất diệp lục. - Có chất diệp lục. - Chưa có nhân hoàn chỉnh. - Có nhân hoàn chỉnh. - Không có không bào. - Có không bào. - Kích thước nhỏ. - Kích thước lớn hơn.
  14. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu Vi khuẩn không có màu Vi khuẩn có màu sắc và tạo của vi khuẩn sắc và không có chất diệp chất diệp lục hay không ? Vi khuẩn là những sinh vật lục rất nhở bé, có nhiều hình dạng, có cấu tạo đơn giản( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh) 2/ Cách dinh dưỡng:
  15. 1 2 Hoại sinh Kí sinh Xác động vật đang phân huỷ Vết thương bị nhiễm khuẩn 3 4 Người bị viêm da Dưa cải muối nhờ vi khuẩn Kí sinh lên men Hoại sinh
  16. - Theo em thế nào là dị dưỡng hoại sinh, thế nào là dị dưỡng kí sinh?
  17. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn Vi khuẩn dinh dưỡng bằng Vi khuẩn là những sinh vật cách nào? rất nhở bé, có nhiều hình dạng, có cấu tạo đơn giản( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh) 2/ Cách dinh dưỡng: -Hầu hết vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng là hoại sinh hoặc kí sinh.
  18. A B Vi khuẩn lam sống cộng sinh Vi khuẩn cố định đạm sống với bèo hoa dâu cộng sinh trong rễ cây họ đậu
  19. Có vi khuẩn nào có khả năng tự dưỡng không? Vi khuẩn tự dưỡng có hai nhóm: - Nhóm vi khuẩn quang hợp: chế tạo thức ăn từ chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời: đó là các vi khuẩn có chứa màu xanh hoặc màu tía đặc trưng của vi khuẩn và không phải là chất diệp lục như ở các tế bào thực vật. - Nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp: sử dụng năng lượng sinh ra từ các phản ứng ôxi hoá các chất vô cơ: NH3, H2S, Fe, .để chế tạo chất hữu cơ.
  20. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn Vi khuẩn là những sinh vật rất nhở bé, có nhiều hình dạng, có cấu tạo đơn giản( tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh) 2/ Cách dinh dưỡng: - Hầu hết vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng là hoại sinh hoặc kí sinh. - Một số ít vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng. 3/ Phân bố và số lượng:
  21. Đọc thông tin trong mục 3, liên hệ thực tế và cho biết : Câu 1 -Tại sao uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể bị mắc bệnh tả ? Câu 2 -Tại sao phân hữu cơ bón vào đất lâu ngày lại hoá mùn rồi thành muối khoáng ? Câu 3 -Tại sao nói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể bị lây ?
  22. Câu 1 -Tại sao uống nước lã hoặc nước không được đun sôi lại có thể bị mắc bệnh tả ? Vì trong nước lã có thể có vi khuẩn gây bệnh tả.
  23. Câu 2 - Tại sao phân hữu cơ bón vào đất lâu ngày lại hoá mùn rồi thành muối khoáng ? -Vì trong đất có loại vi khuẩn biến chất hữu cơ thành muối khoáng.
  24. Câu 3 -Tại sao nói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể bị lây ? -Vì trong hơi thở của người bệnh có chứa vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền sang người tiếp xúc
  25. Câu 1, Vì trong nước lã có thể có vi khuẩn gây bệnh tả. Câu 2, Vì trong đất có loại vi khuẩn biến chất hữu cơ thành muối khoáng. Câu 3, Vì trong hơi thở của người bệnh có chứa vi khuẩn gây bệnh sẽ truyền sang người tiếp xúc Bạn có nhận xét gì về sự phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên ?
  26. Trực khuẩn lao Vi khuẩn sốt thương hàn Vi khuẩn gây viêm phổi Vi khuẩn uốn ván Phẩy khuẩn tả
  27. - Nhận xét sự phân bố và số lượng của vi khuẩn trong tự nhiên? - Sống ở khắp mọi nơi như: trong đất, nước, không khí, và số lượng rất lớn: trong 1g đất tốt có tới 6-8 tỉ vi khuẩn, sa mạc 1g có vài vạn vi khuẩn, lớp đất sâu 5m vẫn có vi khuẩn sinh sống. - Ngoài ra vi khuẩn còn sống trên các cơ thể của động vật thực vật và con người.
  28. Tiết 63 - Bài 50: VI KHUẨN 1/ Hình dạng, kích thước và cấu tạo Vi khuẩn phân bố rất của vi khuẩn Vi khuẩn là những sinh vật rất rộng rãi trong thiên nhở bé, có nhiều hình dạng, có nhiên và thường với số lượng lớn. cấu tạo đơn giản( tế bào chưa có Vi khuẩn được nhân hoàn chỉnh) phân bố như thế 2/ Cách dinh dưỡng: nào trong tự Hầu hết vi khuẩn dinh dưỡng nhiên? bằng cách dị dưỡng là hoại sinh hoặc kí sinh. Một số ít vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng. 3/ Phân bố và số lượng:
  29. Củng cố - Vi khuẩn có cấu tạo như thế nào? vách tế bào Cấu tạo vi khuẩn gồm: chất tế bào chưa có nhân hoàn chỉnh. - Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào? + Hoại sinh: sống bằng các chất hữu cơ có sẵn trong xác động, thực vật đang phân hủy. + Kí sinh: sống nhờ trên cơ thể sống khác. + Một số vi khuẩn cũng có khả năng tự dưỡng. - Vi khuẩn phân bố và số lượng như thế nào? - Vi khuẩn phân bố rát rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn
  30. Bài tập Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau 1. Vi khuẩn có hình dạng nào: a. Hình cầu. b. Hình que. c. Hình dấu phẩy. d. Hình cầu, hình que, hình dấu phẩy . 2. Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách nào: a. Tự dưỡng. b. Dị dưỡng. c. Dị dưỡng, một số ít tự dưỡng. d. Tự dưỡng và dị dưỡng.
  31. Bài tập Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau 3. Vi khuẩn có ở đâu: a. Ở trong đất. b. Ở trong nước. c. Trong không khí. d. Trong đất, nước, không khí, cơ thể sinh vật. 4. Hãy tìm những cụm từ thích hợp điền vào chổ trống trong những câu sau: Vi khuẩn sinh sản bằng cách tế bào. Sự phân chia này xảy ra rất mạnh: trong điều kiện thuận lợi, chỉ sau 12 giờ, từ một vi khuẩn ban đầu có thể sinh ra tới 10 triệu vi khuẩn mới. sinh dưỡng phân đôi tế bào
  32. Bài tập Tại sao thức ăn bị ôi thiu? Muốn thức ăn khỏi bị ôi thiu thì phải làm như thế nào? Thức ăn ôi thiu do vi khuẩn xâm nhập. Muốn giữ cho thức ăn khỏi bị thiu thí phải: ướp muối, để tủ lạnh, phơi khô sinh dưỡng phân đôi tế bào
  33. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe! 