Bài giảng Sinh học 8 - Bài 50: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

pptx 37 trang minh70 5290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 8 - Bài 50: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_sinh_hoc_8_bai_50_phan_xa_khong_dieu_kien_va_phan.pptx

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 8 - Bài 50: Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện

  1. SINH HỌC 8
  2. Phản xạ là gì? Cho một số ví dụ về phản xạ. Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. Ví dụ: khóc, cười, tập viết chữ
  3. TIẾT 49 – BÀI 50 I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện III-So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
  4. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
  5. Hãy cho biết các ví dụ dưới đây là PXCĐK hay PXKĐK bằng cách điền dấu X vào ô phù hợp. Phản xạ không Phản xạ có Ví dụ điều kiện điều kiện Kim đâm vào tay, tay co giật X Trẻ reo vui khi thấy bố, mẹ X Mắt nheo lại khi có ánh sáng gắt chiếu vào X Trời rét, da tái và cơ thể run X Học sinh học bài X Dừng lại khi thấy đèn đỏ tại ngã tư đường X Tiết nước bọt khi thức ăn chạm vào lưỡi X Ca sĩ biểu diễn một bài hát trên sân khấu X
  6. Phản xạ không Phản xạ có Ví dụ điều kiện điều kiện Kim đâm vào tay, tay co giật X Trẻ reo vui khi thấy bố, mẹ X Mắt nheo lại khi có ánh sáng gắt chiếu vào X Trời rét, da tái và cơ thể run X Học sinh học bài X Dừng lại khi thấy đèn đỏ tại ngã tư đường X Tiết nước bọt khi thức ăn chạm vào lưỡi X Ca sĩ biểu diễn một bài hát trên sân khấu X Qua các ví dụ trên, hãy phân biệt PXKĐK với PXCĐK.
  7. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện - Phản xạ không điều kiện là phản xạ sinh ra đã có, không cần phải học tập và rèn luyện. - Phản xạ có điều kiện là phản xạ được hình thành trong đời sống của cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.
  8. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện
  9. Thí nghiệm của Paplôp Vùng thị giác ở thuỳ chẩm Khi bật đèn, tín hiệu sáng qua mắt kích thích lên vùng thị giác ở thuỳ chẩm và chó cảm nhận được ánh sáng. Phản xạ định hướng với ánh đèn.
  10. Thí nghiệm của Paplôp Vùng ăn uống ở vỏ não - Khi có thức ăn vào miệng, tín hiệu được Trung khu truyền theo dây thần tiết nước bọt kinh đến trung khu điều khiển ở hành tuỷ hưng phấn, làm tiết Tuyến nước bọt nước bọt đồng thời trung khu ăn uống ở vỏ não cũng hưng phấn. Phản xạ tiết nước bọt đối với thức ăn.
  11. Thí nghiệm của Paplôp Đang hình thành đường liên hệ tạm thời - Bật đèn trước, rồi cho ăn. Lặp đi lặp lại quá trình này nhiều lần, khi đó cả vùng thị giác và vùng ăn uống đều hoạt động, đường liên hệ tạm thời đang được hình thành. Bật đèn rồi cho ăn nhiều lần, ánh đèn sẽ trở thành tín hiệu của ăn uống.
  12. Thí nghiệm của Paplôp Đường liên hệ tạm thời đã được hoàn thành - Khi đường liên hệ tạm thời được hình thành thì phản xạ có điều kiện được thành lập. Phản xạ có điều kiện tiết nước bọt với ánh đèn đã được thiết lập.
  13. THẢO LUẬN NHÓM 1. PXCĐK được hình thành trong thí nghiệm này là gì? 2. Trong thí nghiệm, đâu là kích thích có điều kiện và đâu là kích thích không điều kiện? 3. Để thành lập được PXCĐK cần có những điều kiện gì? Thực chất của sự hình thành PXCĐK trên là gì? 4. Theo em, PXCĐK có tồn tại mãi mãi trong đời sống cá thể không? Muốn duy trì một PXCĐK, ta cần phải có điều kiện gì? Điều đó có ý nghĩa gì? 5. PXCĐK có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?
  14. THẢO LUẬN NHÓM 1. PXCĐK được hình thành trong thí nghiệm này là gì? PXCĐK được hình thành trong thí nghiệm này là bật đèn thì chó tiết nước bọt.
  15. THẢO LUẬN NHÓM 2. Trong thí nghiệm, đâu là kích thích có điều kiện và đâu là kích thích không điều kiện? Trong thí nghiệm, kích thích có điều kiện là ánh đèn và kích thích không điều kiện là thức ăn.
  16. THẢO LUẬN NHÓM 3. Để thành lập được PXCĐK cần có những điều kiện gì? Thực chất của sự hình thành PXCĐK trên là gì? Để thành lập được PXCĐK cần: • Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. • Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần.
  17. THẢO LUẬN NHÓM 3. Để thành lập được PXCĐK cần có những điều kiện gì? Thực chất của sự hình thành PXCĐK trên là gì? Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não lại với nhau.
  18. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện - Điều kiện để thành lập phản xạ có điều kiện: + Phải có sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện. + Kích thích có điều kiện phải được tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn. Quá trình kết hợp đó phải được lặp lại nhiều lần. - Thực chất của việc hình thành phản xạ có điều kiện là sự hình thành đường liên hệ tạm thời nối các vùng vỏ não lại với nhau.
  19. THẢO LUẬN NHÓM 4. Theo em, PXCĐK có tồn tại mãi mãi trong đời sống cá thể không? Muốn duy trì một PXCĐK, ta cần phải có điều kiện gì? Điều đó có ý nghĩa gì? PXCĐK không tồn tại mãi mãi trong đời sống cá thể. Muốn duy trì một PXCĐK thì phản xạ đó phải được củng cố thường xuyên. Điều đó có ý nghĩa nếu không củng cố PXCĐK thường xuyên thì PXCĐK đã được hình thành sẽ bị mất do ức chế tắt dần.
  20. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện 2. Ức chế phản xạ có điều kiện Các PXCĐK nếu không được củng cố thường xuyên sẽ bị mất do ức chế tắt dần, vì vậy phải thường xuyên củng cố các PXCĐK đã được hình thành.
  21. THẢO LUẬN NHÓM 5. PXCĐK có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của chúng ta? Ý nghĩa của PXCĐK: • Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi. • Hình thành các thói quen và tập tính tốt.
  22. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện 1. Hình thành phản xạ có điều kiện 2. Ức chế phản xạ có điều kiện 3. Ý nghĩa - Đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống luôn luôn thay đổi. - Hình thành các thói quen và tập tính tốt.
  23. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện III-So sánh tính chất của phản xạ không điều kiện với phản xạ có điều kiện
  24. Thể lệ: Mỗi đội có thời gian chuẩn bị là 1 phút, sau đó mỗi đội cử 1 đại diện tham gia trò chơi, các thành viên khác trong đội đóng vai trò hỗ trợ. Trong thời gian 30 giây, đội nào có nhiều đáp án chính xác nhất là đội chiến thắng.
  25. Sắp xếp tính chất sau của PXKĐK và PXCĐK thành hai cột 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích thích không điều kiện 2. Được hình thành trong đời sống 3029282726252423222120191817161514131210119876543210 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Bền vững 5. Số lượng có hạn. BẮT ĐẦU 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở vỏ não 8. Cung phản xạ đơn giản 9. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng loại 10. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 11. Có tính cá thể, không di truyền 12. Bẩm sinh 13. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 14. Số lượng không hạn định
  26. Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay 2. Được hình thành trong đời sống kích thích không điều kiện 4. Bền vững 3. Dễ mất khi không củng cố 5. Số lượng có hạn. 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 8. Cung phản xạ đơn giản 7. Trung ương nằm ở vỏ não 9. Có tính chất di truyền, mang tính 11. Có tính cá thể, không di truyền chất chủng loại 10. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 13. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 12. Bẩm sinh 14. Số lượng không hạn định
  27. PHẢN XẠ KHÔNG ĐIỀU KIỆN VÀ PHẢN XẠ CÓ TIẾT 47 ĐIỀU KIỆN I-Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện II-Sự hình thành phản xạ có điều kiện III-So sánh tính chất của PXKĐK với PXCĐK Tính chất của phản xạ không điều kiện Tính chất của phản xạ có điều kiện 1. Trả lời các kích thích tương ứng hay kích 1. Trả lời các kích thích bất kì hay kích thích thích không điều kiện có điều kiện (đã được kết hợp với kích thích không điều kiện một số lần) 2. Bẩm sinh 2. Được hình thành trong đời sống. 3. Bền vững 3. Dễ mất khi không củng cố 4. Có tính chất di truyền, mang tính chất chủng 4. Có tính cá thể, không di truyền loại 5. Số lượng hạn chế. 5. Số lượng không hạn định 6. Cung phản xạ đơn giản 6. Hình thành đường liên hệ tạm thời 7. Trung ương nằm ở trụ não, tủy sống 7. Trung ương nằm ở vỏ não
  28. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 1. Phản xạ không điều kiện có đặc điểm nào dưới đây? A. Mang tính chất cá thể, không di truyền B. Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống C. Dễ mất đi khi không được củng cố D. Số lượng không hạn định ĐÁP ÁN
  29. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 2. Phản xạ có điều kiện mang đặc trưng nào sau đây? A. Có sự hình thành đường liên hệ thần kinh tạm thời B. Cung phản xạ đơn giản C. Mang tính chất bẩm sinh D. Bền vững theo thời gian ĐÁP ÁN
  30. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 3. Phản xạ nào dưới đây là phản xạ có điều kiện? A. Rụt tay lại khi chạm phải vật nóng B. Vã mồ hôi khi tập luyện quá sức C. Nổi gai gốc khi có gió lạnh lùa D. Bỏ chạy khi có báo cháy ĐÁP ÁN
  31. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 4. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố? A. Co chân lại khi bị kim châm B. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc ĐÁP ÁN
  32. Bài 1: Chọn câu trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau: Câu 5. Phản xạ nào dưới đây không phải là phản xạ có điều kiện? A. Run lập cập khi giáo viên gọi lên bảng khảo bài B. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả sấu C. Vã mồ hôi khi ăn đồ chua D. Bỏ chạy khi nhìn thấy rắn ĐÁP ÁN
  33. Bài 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây Tuy PXKĐK và PXCĐK có những điểm khác1 nhau , song lại có liên 2quan . chặt chẽ với nhau: + PXKĐK là cơ3 sở thành lập PXCĐK. + Phải có sự kết4 hợp giữa một kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện (trong đó kích thích có điều kiện phải được tác động5 trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn).
  34. Để phục vụ nhu cầu giải trí của con người, người ta đã huấn luyện các con thú làm xiếc. Theo em, việc huấn luyện các con thú ở rạp xiếc dựa trên cơ sở khoa học nào? Em hãy trình bày tính chất của cơ sở khoa học đó. Mỗi em trả lời câu hỏi và nộp lại cho giáo viên vào thứ 2 tuần sau (18/ 06/ 2020)
  35. - Ghi nhớ các kiến thức đã học. - Trả lời các câu hỏi trang 168 SGK. - Xem trước bài “vệ sinh hệ thần kinh”.