Bài giảng Sinh học 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

ppt 19 trang minh70 5480
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_9_bai_8_nhiem_sac_the.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Bài 8: Nhiễm sắc thể

  1. 1. Ở người,gen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt xanh. Mẹ và bố có kiểu gen và kiểu hình nào trong trường hợp sau để sinh con ra có 75% người mắt đen và 25% người mắt xanh. a .Mẹ mắt đen (AA) X Bố mắt xanh (aa) X b .Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (Aa) c .Mẹ mắt xanh (aa) X Bố mắt đen (Aa) d .Mẹ mắt đen (Aa) X Bố mắt đen (AA) 2. Khi cho cây cà chua quả đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được: a) Toàn quả vàng b) Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng xc) Toàn quả đỏ d) Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
  2. CHƯƠNG II . NHIỄM SẮC THỂ
  3. Đặc điểm của cặp NST tương đồng Giống nhau về hình dạng và kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ Phân biệt bộ NST lưỡng bội và bộ NST đơn bội Bộ NST lưỡng bội trong tế bào sinh dưỡng chứa các cặp NST tương đồng, kí hiệu 2n NST Bộ NST đơn bội trong giao tử chỉ chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng, kí hiệu n NST Cặp NST tương đồng
  4. Bảng 8. Số lượng NST của một số loài Loài 2n n Loài 2n n Người 46 23 Đậu Hà Lan 14 7 Tinh tinh 48 24 Ngô 20 10 Gà 78 39 Lúa nước 24 12 Cải bắp Ruồi giấm 8 4 18 9 Nghiên cứu bảng 8 và cho biết : Số lượng NST trong bộ lưỡng bội có phản ánh trình độ tiến hóa của loài không ? Số lượng NST trong bộ lưỡng bội không phản ánh trình độ tiến hóa của loài
  5. Quan sát hình và mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng Số lượng có 8 NST; Hình dạng : có 2 cặp hình chữ V, một cặp hình hạt, còn một cặp thì ở con cái có hình que; con đực có một chiếc hình que và một chiếc hình móc
  6. Nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật ? Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng Ở những loài đơn tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính, NST tương đồng kđược kí hiệu là XX và XY (Tương đồng là XX và không tương đồng là XY)
  7. BÀI 8. NHIỄM SẮC THỂ I/ Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể - Cặp NST tương đồng là cặp NST giống nhau về hình dạng, kích thước, một có nguồn gốc từ bố và một có nguồn gốc từ mẹ. - Bộ NST trong tế bào sinh dưỡng chứa các cặp NST tương đồng là bộ NST lưỡng bội, kí hiệu 2n NST - Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu n NST - Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng xác định
  8. II CẤU TRÚC NST
  9. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào ? Kì giữa Chiều dài, đường kính và hình dạng đặc trưng của NST ở kì giữa? Dài từ 0,5 đến 50 µm, đường kính từ 0,2 đến 2 µm, hình dạng đặc trưng như hình que, hình hạt, hình chữ V
  10. Tâm động Crômatit Hãy mô tả cấu trúc của NST ở kì giữa của quá trình phân chia TB? Cấu trúc điển hình gồm hai crômatit đính với nhau ở tâm động
  11. BÀI 8 NHIỄM SẮC THỂ I/ Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể II/ Cấu trúc của nhiễm sắc thể - Ở kì giữa NST đóng xoắn, co cực đại có hình dạng đặc trưng *Kích thước: Dài từ 0,5 đến 50 µm, đường kính từ 0,2 đến 2 µm, hình dạng đặc trưng như hình que, hình hạt, hình chữ V - Cấu trúc : gồm hai crômatit gắn với nhau ở tâm động. Mỗi crômatit gồm 1 phân tử AND và prôtêin loại Histôn .
  12. Cặp NST tương đồng NST kép Nêu những điểm khác nhau giữa cặp NST tương đồng và NST kép ?
  13. Cấu trúc : ở kỳ giữa NST gồm 2 crômatít gắn với nhau ở tâm động. Đặc điểm của mỗi crômatit ? Mỗi crômatít gồm một phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) và Prôtêin loại histôn
  14. III CHỨC NĂNG NST
  15. Em hiểu gì về chức năng của NST ? + NST là cấu trúc mang gen → nhân tố di truyền (gen) được xác định ở NST + NST có khả năng tự nhân đôi liên quan đến ADN → Chức năng của nhiễm sắc thể.
  16. BÀI 8 NHIỄM SẮC THỂ I/ Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể II/ Cấu trúc của nhiễm sắc thể III/ Chức năng của nhiễm sắc thể - NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN, chính nhờ sự tự sao của ADN đưa đến sự tự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  17. 1. Nêu ví dụ về tính đặc trưng của bộ NST của mỗi loài sinh vật ? Ví dụ : Số lượng NST của một số loài LoLoàiài 2n2n nn LoàiLoài 2n2n nn NgNgườiười 4646 2323 ĐậuĐậu HHàà LanLan 1414 77 TinhTinh tinhtinh 4848 2424 NgôNgô 2020 1010 GGàà 7878 3939 LLúaúa nnướcước 2424 1212 RuRuồiồi gigiấmấm 88 44 CCảiải bbắpắp 1818 99
  18. Hãy ghép các chữ cái a,b,c ở cột B cho phù hợp với các số 1,2,3 ở cột A . CỘT A CỘT B TRẢ LỜI 1. Cặp NST a. Là bộ NST chứa các cặp 1. .c tương đồng. NST tương đồng. 2. Bộ NST b. Là bộ NSTchứa một 2. .a lưỡng bội. NSTcủa mỗi cặp tương đồng. 3. Bộ NST đơn c. Là cặp NST giống nhau 3. .b bội. về hình thái, kích thước.
  19. - Học bài - Đọc trước bài 9 Nguyên phân - Kẻ bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập