Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 26 - Bài 25: Thường biến
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 26 - Bài 25: Thường biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_sinh_hoc_9_tiet_26_bai_25_thuong_bien.pptx
Nội dung text: Bài giảng Sinh học 9 - Tiết 26 - Bài 25: Thường biến
- GV: Vũ Thị Út Hạnh Trường: THCS Bồ Đề
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN Nội dung I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. 1. Khái niệm thường biến. 2. Tính chất thường biến. 3. Ý nghĩa thường biến. II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. III. Mức phản ứng. 1. Khái niệm. 2. Đặc diểm.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến:
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến:
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến:
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến: Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu bài tập sau: Nhận biết một số thường biến Môi trường Dừa nước Rau mác Trên bờ Ven bờ Dưới nước Trong không khí
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến: Dừa nước Rau mác Trên bờ Khúc thân có đường kính Lá hình mác, phiến rộng nhỏ, chắc, lá nhỏ. Ven bờ Thân và lá lớn hơn. Dưới nước Thân có đường kính lớn Lá hình mác, dài, mảnh. hơn hại loại trên, mỗi đốt có một phần rễ biến thành phao, lá to hơn. Trong không khí Lá hình mác, thân ngắn, phiến nhỏ.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến: Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Không do sự biến đổi của kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền). Thường biến là gì? Có liên quan đến biến đổi kiểu gen hay không?
- I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: Động vật Mùa hè bộ lông: thưa, vàng hay xám Mùa đông bộ lông: dày, trắng lẫn lẫn với màu đất, cát. với tuyết. Thực vật Mùa xuân cây ra lá, đơm hoa. Mùa đông cây rụng lá. Một vài ví dụ về thường biến ở động vật và thực vật.
- Hoa cẩm tú cầu
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN Thường biến Nghiên cứu SGK và có biểu hiện “ kiến thức đã học, I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi như thế nào? Thường biến có nêu tính chất của lợi hay có hại trường: thường biến? 1. Khái niệm thường biến: cho sinh vật? 2. Tính chất của thường biến: - Tính chất: Không di truyền cho đời sau. Vì chỉ biến đổi kiểu” hình, không phải biến đổi kiểu gen. . - Biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. - Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường thay đổi.
- Một số hình thức ngụy trang ở động vật Thường biến thích nghi môi trường để tự vệ và săn mồi
- Thường biến thích nghi môi trường để tự vệ và săn mồi
- Thường biến thích nghi sự thay đổi môi trường
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến. 2. Tính chất của thường biến. Thường biến có ý nghĩa gì trong đời 3. Ý nghĩa của thường biến. sống sinh vật? - Nhờ có thường biến mà cơ thể sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống (tự vệ và săn mồi).
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: Kết luận: 1. Khái niệm: Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. Không do sự biến đổi của kiểu gen (không liên quan đến cơ sở di truyền). 2. Tính chất của thường biến: - Không di truyền cho đời sau. Vì chỉ biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen. - Biểu hiện đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. - Đa số có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường. 3. Ý nghĩa của thường biến. - Nhờ có thường biến mà cơ thể sinh vật thích nghi với sự thay đổi của môi trường sống (tự vệ và săn mồi).
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường. Có mấy loại tính trạng? II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu Trình bày mối Những tính trạng nào quan hệ giữa kiểu hình: chịu ảnh hưởng của môi gen, môi trường và môi trường trường? Tính trạng nào Kiểu gen Kiểu hình kiểu hình? phụ thuộc về kiểu gen? Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Tính trạng số lượng Cân đo, đong, đếm. Có 2 loại tính trạng Phụ thuộc chủ yếu vào môi trường. Tính trạng chất lượng Màu sắc, hình dạng Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen.
- II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: Một vài ví dụ Lúa nếp cẩm Lợn ỉ Nam Định Lượng Lipit trong sữa bò. Số hạt/bông Lượng sữa/ngày
- Thảo luận Ví dụ 1: Giống lúa nếp cẩm ở miền núi hay đồng bằng nhóm đều cho hạt gạo bầu tròn và màu đỏ Ví dụ 2: Lợn ỉ Nam Định nuôi ở miền Bắc, miền Nam và Tính trạng chất lượng ở các vườn thú của nhiều nước Châu Âu vẫn có màu lông đen. Ví dụ nào là Ví dụ 3: Hàm lượng Lipit trong sữa bò không chịu ảnh hưởng rõ ràng của kĩ thuật nuôi dưỡng. tính trạng số lượng, ví dụ Ví dụ 4: Số hạt lúa trên một bông của một giống lúa phụ nào là tính thuộc vào điều kiện trồng trọt Tính trạng số lượngtrạng chất lượng? Ví dụ 5: Lượng sữa vắt trong một ngày của một giống bò phụ thuộc vào điều kiện chăn nuôi . - Tính trạng chất lượng phụ thuộc vào kiểu gen - Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường
- PHÂN BIỆT TÍNH TRẠNG SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍNH TRẠNG TÍNH TRẠNG CHẤT LƯỢNG SỐ LƯỢNG - Là tính trạng về hình dáng, - Là tính trạng tổng hợp, khó màu sắc, dễ nhận biết bằng mắt nhận biết bằng mắt thường, phải thường. cân; đo; đong; đếm. - Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu - Phụ thuộc vào môi trư, mỗi gen, rất ít hoặc không chịu ảnh gen tương tác với môi trường hưởng của những thay đổi của một cách khác nhau nên dễ thay môi trường đổi bởi những thay đổi của môi trường
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình: Sơ đồ mối quan hệ Đúng kĩ thuật Củ to Môi trường Kiểu gen Kiểu hình Củ nhỏ Giống cao sản Sai kĩ thuật
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình Kết luận: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen với môi trường. Tính trạng chất lượng Có 2 loại tính trạng: Màu sắc, hình dạng Phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen Tính trạng số lượng Cân, đo, đong đếm. Phụ thuộc chủ yếu vào môi trường.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN I. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường: 1. Khái niệm thường biến. 2. Tính chất của thường biến. 3. Ý nghĩa của thường biến. II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. III. Mức phản ứng.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN III. Mức phản ứng: Giống lúa DR2 Chăm sóc bình thường (4,5- 5 tấn/ha/vụ) Chăm sóc tốt nhất (8 tấn/ha/vụ) 1. Sự sai khác giữa năng suất Giới hạn năng suất của giống lúa bình quân với năng suất tối đa DR2 do gen hay điều kiện chăm sóc của giống lúa DR2 là do nguyên quy định? nhân nào? Do kiểu gen Do điều kiện chăm sóc Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 (0-8 tấn/ha) do giống hoặc kĩ thuật trồng trọt quy định.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN III. Mức phản ứng: Nghiên cứu SGK,các con hãy nêu khái niệm mức phản ứng? 1. Khái niệm: - Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (1 gen hoặc 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy dịnh. Vậy nó có di 2. Đặc điểm: truyền cho thế hệ sau không? - Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền cho thế hệ sau.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN III. Mức phản ứng: Vận dụng mức phản ứng vào sản xuất Lai tạo, cải tạo, thay giống có tiềm năng, năng suất. Mít thường: 2-5 kg/trái Mít cao sản: 7-15 kg/trái
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN III. Mức phản ứng: Kết luận: 1. Khái niệm: Là giới hạn thường biến của một kiểu gen (1 gen hoặc 1 nhóm gen) trước môi trường khác nhau. 2. Đặc điểm: - Mức phản ứng do gen quy định di tryền được.
- Phân biệt đột biến với thường biếnCác con hãy phân biệt Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập sau: đột biến với thường biến? Thường biến Đột biến 1. Biến đổi kiểu hình 1. Biến đổi vật chất di truyền (AND, NST) 2. Không di truyền được. 2. Di truyền được. 3. Xuất hiện đồng loạt, 3. Xuất hiện ngẫu nhiên, vô hướng theo hướng xác định. (cá thể, lẻ tẻ). 4. Thường có lợi cho 4. Đa số có hại cho sinh vật, một bản thân sinh vật giúp số ít có lợi. sinh vật thích nghi với môi trường sống.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN Câu 1: Thường biến là: A . Sự biến đổi xảy ra trên NST . B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền. C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN. D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen. Đáp án D.
- TIẾT 26- BÀI 25: THƯỜNG BIẾN Câu 2: Nguyên nhân gây ra thường biến là: A. Do tác động trực tiếp của môi trường sống. B. Biến đổi đột ngột trên phân tử AND. C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của NST. D. Thay đổi trật tự các cặp nuclêôtit trên gen. Đáp án A.
- Câu 3 : Hội chứng nào dưới đây được xem là thường biến : A. Hội chứng Đao. B. Số lượng hồng cầu của những người sống ở vùng núi nhiều hơn những người ở đồng bằng. C. Bệnh mù màu. D. Bệnh máu khó đông ở người. Đáp án B
- Câu 4 : Đặc điểm của thường biến : A . Đồng loạt ứng với các điều kiện môi trường : B. Không tương ứng với điều kiện môi trường. C. Mang tính chất cá thể. D. Không theo hướng xác định. Đáp án A
- Câu 5 : Các biến dị nào sau đây không phải là thường biến : A. Lá rụng mùa thu hàng năm. B. Da người đen sạm vì nắng. C. Cùng một giống nhưng trong điều kiện chăm sóc tốt lợn tăng trọng nhanh hơn các cá thể được chăm sóc khác. D. Xuất hiện loạn sắc ở người. Đáp án D.
- Phụ lục- tài liệu tham khảo 1. Công cụ tạo bài giảng: Microsoft powerpoint adobe presenter. 2. Công cụ phần mềm hỗ trợ. 3. Chỉnh sửa hình ảnh: Adobe photosop. 4. Nguồn hình ảnh. 5. Google.com.vn 6. Nguồn video: youtube.com Và một số tư liệu tham khảo khác.