Bài giảng Sinh học lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Tiết 1) - Nguyễn Thi Phương Lan

ppt 26 trang thuongnguyen 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sinh học lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Tiết 1) - Nguyễn Thi Phương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_sinh_hoc_lop_12_bai_35_moi_truong_song_va_cac_nhan.ppt

Nội dung text: Bài giảng Sinh học lớp 12 - Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (Tiết 1) - Nguyễn Thi Phương Lan

  1. CHỦ ĐỀ 1: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT (Tiết 1) GV: Nguyễn Thị Phương Lan
  2. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái:
  3. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: Cây xanh trên đồi chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? - Không khí, ánh sáng, nhiệt độ nước, chất dinh dưỡng, - Chuột, ếch, nhái, chim, các loại sâu bệnh, côn trùng, vi sinh vật, con người, Môi trường sống của sinh vật: bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật, làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và hoạt động khác của sinh vật. Gồm các loại môi trường: mt đất, mt nước, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật.
  4. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: 2. Môi trường không khí: mặt đất +khí quyển , là nơi sống chủ yếu của sinh vật 4. ĐV và TV: nơi sống của các Sv kí sinh, cộng sinh 1. Môi trường nước: nước mặn, nước ngọt, 3. Môi trường đất: nước lợ. các lớp đất đá có độ sau khác nhau , SV đất
  5. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: Nhóm nhân Nhóm nhân tố vô sinh tố hữu sinh Không khí Chuột Ánh sáng Chim Sâu bọ Nhiệt độ Nước Người Chất dinh Vi sinh dưỡng vật Nhân tố sinh thái là gì? Hãy phân loại các nhân tố sinh thái?
  6. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái: - Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật. - Gồm: NTST vô sinh (không sống) và NTST hữu sinh (sống). VD: Loài rắn lục sống trong rừng Cúc Phương, nơi mà môi trường có các NTST như nhiệt độ, độ ẩm không khí, các loài rắn khác, cây gỗ, chuột sống trong rừng, người săn bắt rắn Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh ? ?
  7. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: VD: Cá rô phi có giới hạn sinh thái 5,6- 420C Hình mô tả giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam
  8. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: a. Giới hạn sinh thái:  Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Quan sát hình vẽ và cho biết thế nào là: Khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu?  Khoảng thuận lợi: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp nhất, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.  Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật.
  9. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: Giới hạn sinh thái: 15oC -> 40oC Giới hạn sinh thái: 5oC -> 40oC Nhận xét về giới hạn sinh thái của 2 loài này?  Cùng một nhân tố sinh thái nhưng các loài có giới hạn sinh thái khác nhau.  Mỗi loài có 1 giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái. Cá rô phi có GHST 5,6-42oC, cá chép có GHST 2oC- 44oC. Loài nào có khu vực phân bố rộng hơn?
  10. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: b. Ổ sinh thái: Tại sao các loài động vật lại có thể cùng sống trên một cây? Các loài động vật có thể cùng sống trên một cây do chúng có ổ sinh thái riêng (mỗi loài khác nhau về kích thước và cách khai thác nguồn thức ăn).
  11. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: b. Ổ sinh thái: Các loài chim chích khác nhau trong một nơi ở Các loài trên đều có Mỗi loài trên cây to đều chung nơi cư trú là cây to có cách sống riêng Nơi ở Ổ sinh thái
  12. Tầng vượt tán Tầng tán chính Tầng dưới tán Tầng thảm tươi ổ sinh thái phân tầng trong rừng mưa nhiệt đới.
  13. I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái: b. Ổ sinh thái:  Ổ sinh thái là một không gian sinh thái mà ở đó tất cả các NTST của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài tồn tại và phát triển. -  Nơi ở chỉ là nơi cư trú, còn ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài đó. * Củng cố: ? Vì sao trong 1 ao nuôi, người ta thường nuôi ghép nhiều loài cá: cá trắm cỏ, cá mè , cá chép , cá rô phi? ? Tại sao có thể xen canh cây trồng? ? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của chúng ta?
  14. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 1. Tập hợp các cây trong rừng . 2. Tập hợp cá rô phi đơn tính trong ao 3. Các con voi trong vườn bách thú 4. Các cây cọ ở trên đồi Phú Thọ.
  15. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 1. Quần thể sinh vật: - Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới. ? Lấy 2 ví dụ quần thể và 2 ví dụ không phải quần thể. - Quần thể: các con voi trong vườn bách thú, các cây cọ ở trên đồi Phú Thọ. - Không phải quần thể: tập hợp các cây trong rừng, tập hợp cá rô phi đơn tính trong ao.
  16. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: * Qúa trình hình thành quần thể sinh vật: Hình thành Phát tán ra môi quần thể mới trường mới Quần thể Bọ ngựa Bị tiêu diệt hoặc di cư
  17. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: * Qúa trình hình thành quần thể sinh vật: Quần thể ban đầu=> phát tán tới môi trường mới=> nhóm cá thể thích nghi sẽ sinh sản hình thành quần thể mới (không thích nghi sẽ di cư hoặc chết). 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: - Gồm: Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh a. Quan hệ hỗ trợ: *Thảo luận nhóm: 5 phút=> 2 bàn = 1 nhóm (hoàn thành phiếu học tập số 1)
  18. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: Biểu hiện của Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ Nhóm cây bạch Các cây dựa vào nhau nên đàn chống được gió bão. Các cây thông nhựa rễ liền nhau Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn Bồ nông xếp thành hàng bắt cá
  19. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: Biểu hiện của Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ Nhóm cây bạch Các cây dựa vào nhau nên đàn chống được gió bão. Các cây thông Hút dưỡng chất tốt hơn, sinh nhựa rễ liền nhau trưởng nhanh, chịu hạn và chịu gió tốt hơn. Chó rừng hỗ trợ Tiêu diệt được con mồi có kích nhau trong đàn thức lớn hơn, tự vệ tốt hơn. Bồ nông xếp thành Bắt được nhiều cá, tự vệ tốt hàng bắt cá hơn.
  20. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: a. Quan hệ hỗ trợ: - Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản -Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm). ? Nêu 1 số ứng dụng quan hệ hỗ trợ của quần thể trong thực tế. -Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát;
  21. Quan sát các ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể ở động vật: Chim giành lãnh thổ kền kền giành thức ăn Gà trống giành mái Cóc tía ăn cóc con
  22. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: b. Quan hệ cạnh tranh: * Ở động vật: - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: Thiếu thức ăn, nơi ở chật chội, giành con cái để sinh sản . - Kết quả cạnh tranh: Đào thải cá thể yếu, phát tán khỏi đàn. - Ý nghĩa: Làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
  23. Hiện tượng tự tỉa thưa ở thưc vật Sau vài năm Mật độ dày khi cây còn nhỏ Mật độ thưa khi cây lớn
  24. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: b. Quan hệ cạnh tranh: * Ở thực vật: - Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh: Cây mọc gần nhau→ thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng . - Kết quả cạnh tranh: Tự tỉa thưa ở thực vật - Ý nghĩa: mật độ được điều chỉnh phù hợp, tạo thông thoáng cho tán cây, các cây còn lại sinh trưởng tốt.
  25. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: b. Quan hệ cạnh tranh: - Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở, ánh sáng và các nguồn sống khác ; các con đực tranh giành con cái. -Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và phân bố của cá thể trong quần thể được duy trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. ? Nêu 1 số ứng dụng quan hệ cạnh tranh của quần thể trong thực tế. -Tính toán khoảng cách, mật độ nuôi trồng phù hợp
  26. II. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ: 2. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể: •Củng cố: ? Hậu quả của việc khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ? ?Theo em, xã hội loài người chúng ta có các mối quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hay không? Giải thích.