Bài giảng Toán lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. Luyện tập

ppt 16 trang Hương Liên 21/07/2023 1440
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_toan_lop_3_bai_diem_o_giua_trung_diem_cua_doan_tha.ppt

Nội dung text: Bài giảng Toán lớp 3 - Bài: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. Luyện tập

  1. Kiểm tra bài cũ: Em hãy đọc các số sau? 6358: Sáu nghìn ba trăm lăm mươi tám. 5616: Năm nghìn sáu trăm mười sáu. 6008: Sáu nghìn không trăm linh tám. 8102: Tám nghìn một trăm linh hai.
  2. A. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Nắm được thế nào là điểm giữa hai điểm cho trước, thế nào là trung điểm của một đoạn thẳng. - Củng cố cho HS khái niệm trung điểm của đoạn thẳng, biết cách xác định trung điểm của đoạn thẳng cho trước. B. Đồ dùng học tập: - SGK, Thước thẳng, Vở ô ly, bút mực và các đồ dùng liên quan khác C. Bài mới:
  3. Điểm ở giữa: A O B * A, O, B là ba điểm thẳng hàng. * O là điểm ở giữa hai điểm A và B
  4. Trung điểm của đoạn thẳng: 3 cm 3 cm A M B * M là điểm ở giữa hai điểm A và B. * Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB Viết: AM = MB * M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB hay: M được gọi là điểm ở chính giữa của đoạn thẳng AB
  5. Luyện tập A M B * Bài tập 1: (trang 98) Trong hình bên: O C N D a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào? b) M là điểm ở giữa hai điểm nào? N là điểm ở giữ hai điểm nào? O là điểm ở giữa hai điểm nào?
  6. Luyện tập A M B * Bài tập 1: (trang 98) Trong hình bên: O C N D a) Ba điểm thẳng hàng là ba điểm nào? Ba điểm thẳng hàng là ba điểm: AMB, MON, CND b) M là điểm ở giữa hai điểm nào? M là điểm ở giữa hai điểm A và B N là điểm ở giữa hai điểm nào? N là điểm ở giữa hai điểm C và D O là điểm ở giữa hai điểm nào? O là điểm ở giữa hai điểm M và N
  7. Luyện tập * Bài tập 2: (trang 98) Câu nào đúng, câu nào sai ? 2 cm 2 cm a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB. Đ A B O b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD S 2 cm c) H là trung điểm của đoạn thẳng EG. S 2 cm M C D d) M là điểm ở giữa hai điểm C và D. S 2 cm 3 cm e) H là là điểm ở giữa hai điểm E và G Đ E H G
  8. Luyện tập * Bài tập 3 (trang 98): I C Nêu tên trung điểm của các B đoạn thẳng BC, GE, AD, IK: - Trung điểm của đoạn thẳng BC: A O D Trung điểm của đoạn thẳng BC là I - Trung điểm của đoạn thẳng GE: Trung điểm của đoạn thẳng GE là K G K - Trung điểm của đoạn thẳng AD: E Trung điểm của đoạn thẳng AD là O - Trung điểm của đoạn thẳng IK: Trung điểm của đoạn thẳng IK là O
  9. Luyện tập * Bài tập 1: (trang 99) Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu): a) Mẫu: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB M A 2 cm 2 cm B * Đo độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4 cm * Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB: 4 : 2 = 2 (cm) * Đặt thước sao cho vạch 0cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước * M là trungtrung điểmđiểm của đoạn thẳng AB
  10. * Bài tập 1: (trang 99) Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu): a) Mẫu: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB M A 2 cm 2 cm B * Đo độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4 cm * Chia đôi độ dài đoạn thẳng AB: 4 : 2 = 2 (cm) * Đặt thước sao cho vạch 0cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước * M là trung điểm của đoạn thẳng AB 1 Nhận xét: Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng AB. Viết là: 1 2 AM = AB. 2
  11. * Bài tập 1: (trang 99) Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu): a) Mẫu: Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB b) Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD 3 cm N 3 cm C D * Đo độ dài đoạn thẳng CD: CD = 6 cm * Chia đôi độ dài đoạn thẳng CD: 6 : 2 = 3 (cm) * Đặt thước sao cho vạch 0cm trùng với điểm C. Đánh dấu một điểm bất kì (ví dụ điểm N) trên CD ứng với vạch 3 cm của thước * N là trung điểm của đoạn thẳng CD 1 Nhận xét: Độ dài đoạn thẳng CN bằng độ dài đoạn thẳng AD. Viết là: 1 2 CN = CD. 2
  12. Luyện tập * Bài tập 2: (trang 99) Hãy đọc kĩ yêu cầu và thực hành gấp tờ giấy để được đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng DC
  13. D. Củng cố, dặn dò: + Hãy nêu lại các bước xác định trung điểm của đoạn thẳng? Để xác định trung điểm của đoạn thẳng ta phải dùng thước kẻ có chia sẵn vạch xăngtimet + Đặt thước để đo chiều dài của đoạn thẳng đó, sao cho vạch 0cm trùng với một điểm của đoạn thẳng. + Xác định được chiều dài của đoạn thẳng đó và chia đoạn thẳng vừa đo thành hai phần bằng nhau. + Đánh dấu điểm ở chính giữa của đoạn thẳng đó thì điểm đó được gọi là trung điểm của đoạn thẳng * Nhận xét tiết học, dặn dò HS: Chuẩn bị viết trước các bài tập 1,2,3 trang 100 và bài tập 2 trang 101
  14. Chúc các em mạnh khỏe và học tốt ! Chào tạm biệt