Bài giảng Vật lí 10 - Bài 38: Sự chuyển thể của các chất

ppt 18 trang minh70 9450
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vật lí 10 - Bài 38: Sự chuyển thể của các chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_vat_li_10_bai_38_su_chuyen_the_cua_cac_chat.ppt
  • pptxĐồ thị nóng chảy thiếc.pptx

Nội dung text: Bài giảng Vật lí 10 - Bài 38: Sự chuyển thể của các chất

  1. Bài 38 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT Khi điều kiện tồn tại (nhiệt độ, áp suất) thay đổi, các chất có thể chuyển thể từ rắn sang lỏng, hoặc từ lỏng sang khí và ngược lại. Nước có thể bay hơi hoặc đông thành nước đá, các kim loại có thể chảy lỏng và bay hơi.
  2. Bài 38 : SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT I. SỰ NÓNG CHẢY - Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. - Quá trình chuyển ngược từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.
  3. I. SỰ NÓNG CHẢY 1. Thí nghiệm a) Đun nóng chảy thiếc. Ta được đồ thị biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của theo thời gian Nhiệt độ Thiếc lỏng 232OC Thiếc rắn 0 Thời gian C1: Dựa vào đồ thị trên hình hãy mô tá và nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy và đông đặc của thiếc.
  4. I. SỰ NÓNG CHẢY 1. Thí nghiệm b. Kết luận: - Mỗi vật rắn kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) nóng chảy (hoặc đông đặc) ở một nhiệt độ không đổi xác định ứng với một áp suất bên ngoài xác định. - Các vật rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp, nến, ) không có nhiệt độ nóng chảy xác định. - Đối với đa số các vật rắn, thể tích của chúng tăng khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy tăng theo áp suất bên ngoài (trừ nươc đá). Ngược lại, đối với các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm khi áp suất bên ngoài tăng.
  5. 2. Nhiêt nóng chảy Nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của vật rắn. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ với khối lượng m của vật rắn : Q = .m Trong đó  gọi là nhiệt nóng chảy riêng của chất cấu tạo nên vật, nó có độ lớn khác nhau đối với các chất rắn khác nhau, đơn vị đo là jun trên kilôgam (J/kg).
  6. 3. ỨNG DỤNG Kim loại được nấu chảy để đúc các chi tiết máy
  7. 3. ỨNG DỤNG Kim loại được nấu chảy để đúc các chi tiết máy
  8. 3. ỨNG DỤNG Đúc chuông
  9. 3. ỨNG DỤNG Đúc tượng
  10. 3. ỨNG DỤNG Để luyện thành gang thép và các hợp kim khác nhau.
  11. II. SỰ BAY HƠI Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ . 1. Thí nghiệm a) Quan sát thí nghiệm Em hãy cho biết nhân dẫn đến sự bay hơi của chất lỏng?
  12. b. Nguyên nhân của quá trình bay hơi là do một số phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có động năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các phận tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng để thoát ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử hơi của chính chất ấy Đồng thời khi đó cũng xảy ra cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do một số phân tử hơi của chất này chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt thoáng và bị các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng hút.
  13. C2: Khi bay hơi nhiệt độ chất lỏng tăng hay giảm? Tại sao? C. Kết luận: Như vậy sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi mặt thoáng nhiều hơn thì ta nói chất lỏng bị "bay hơi", Ngược lại, nếu số phân tử chất lỏng thoát khỏi mặt thoáng ít hơn, ta nói chất lỏng bị “ngưng tụ”. C3: Hãy đoán xem tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ, diện tích bề mặt chất lỏng và áp suất khí ở sát phía trên bề mặt chất lỏng? Tại sao?
  14. - Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: + Nhiệt độ của chất lỏng + Diện tích bề mặt chất lỏng + Áp suất khí ở sát phía trên bề mặt chất lỏng
  15. VẬN DỤNG Câu 1. Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy? A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy. B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J). C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau. D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Qm =  . trong đó m là khối lượng của vật,  là nhiệt nóng chảy riêng của chất đó.
  16. Câu 2: Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho 2 kg thiếc từ khi bắt đầu nóng chảy đến khi nóng chảy hoàn toàn, biết nhiệt nóng chảy riêng của thiếc 0,59.105 J/kg. A. 1,18.105 (J) B. 1,20.105 (J) C. 0,59.105 (J) D. 0,18.105 (J)
  17. Câu 3: Nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn phụ thuộc những yếu tố nào? A. Nhiệt độ của chất rắn và áp suất bên ngoài. B. Bản chất và nhiệt độ của chất rắn. C. Bản chất của chất rắn nhiệt độ và áp suất bên ngoài. D. Bản chất của chất rắn.