Bài thuyết trình - Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
Bạn đang xem tài liệu "Bài thuyết trình - Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_chu_de_phu_nu_xua_va_nay.pptx
Nội dung text: Bài thuyết trình - Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
- Chào mừng cô giáo và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm 1 Chủ đề: Phụ nữ xưa và nay
- 1. Trang phục Trước 1945 Trước 1945, trang phục của người Việt mang đậm dấu ấn phong kiến, được phân biệt theo tầng lớp xã hội. Các quý tộc thường mặc bộ áo Nhật Bình. Còn quần áo của thường dân rất đa dạng như áo nâu sòng, quần lụa đen, áo tứ thân, áo yếm, áo dài, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao
- Còn quần áo của thường dân rất đa dạng như áo nâu sòng, quần lụa đen, áo tứ thân, áo yếm, áo dài, vấn khăn mỏ quạ, đội nón quai thao
- 1. Trang phục Từ 1945 đến 1975 Sau Cách mạng tháng Tám 1945, trang phục có nhiều thay đổi do sự Âu hóa nhanh chóng tại khu vực thành thị, phụ nữ mặc váy hoặc áo dài cách tân. Kiểu tóc vấn cao cộng với chiếc kiềng cổ như càng tăng thêm vẻ quý phái cho phụ nữ ở thời kỳ này. Áo dài chính là trang phục truyền thống của phụ nữ thời bấy giờ. Chính vì lẽ đó, những hình ảnh này cứ in hằn và trở thành biểu tượng đẹp cho đến tận ngày nay.
- 1.Trang phục Sau năm 1975, hay đúng hơn là sau công cuộc đổi mới, các quan niệm, tư tưởng dường như cởi mở hơn. Phụ nữ nông thôn miền Bắc vẫn mặc áo cánh nâu cổ tròn hoặc cổ tim, quần đen bằng vải lụa bóng, đầu vấn khăn vuông. Ở miền Nam, trang phục phổ biến vẫn là áo sơmi, áo thun và các loại váy đối với dân trí thức. Đến cuối thế kỷ 20, vào những năm 60, 70 thì phụ nữ lại nổi lên với kiểu vẻ đẹp hiện đại và hợp mốt của các quý cô. Phụ nữ những năm 60 rất ưa mua sắm, chưng diện. Họ khéo léo trong việc chọn phục trang họa tiết nền nã, đem đến vẻ thanh lịch mà sang trọng.
- 1.Trang phục Từ 1975 đến nay Sau thời kỳ đổi mới (1986), quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế đã giúp cho thiết kế trang phục người phụ nữ có những bước ngoặt cả về kỹ thuật và kiểu dáng. Trong đó, chú trọng đến dáng vóc của từng cá nhân, phô diễn vẻ đẹp tự nhiên của người phụ nữ.
- 2. Ngoại hình
- 3.Cuộc sống Phụ nữ xưa Từ ngàn xưa, quan niệm rằng hôn nhân của người phụ nữ là một định mệnh. Và họ cũng giống như “ hạt mưa sa” mà đấng tối cao nhắm mắt tung vào trần thế. May mắn gặp được người chồng tử tế giỏi giang thì nhờ, còn nếu lỡ gặp một gã đàn ông vũ phu, độc đoán hoặc nghèo khổ, cũng phải rắng chịu vì đó là duyên số, không thể cưỡng lại được! Thậm chí càng xinh đẹp thì càng bạc phước, truân chuyên.Thật là một quan niệm kì lạ, một loại “thuốc an thần” cực mạnh để “ ru ngủ” phụ nữ suốt nhiều thế kỉ, để họ an phận, chấp nhận dù cuộc sống có trớ trêu, đau đớn đến tột cùng. Không những thế, luật “tam tòng tứ đức” luôn đè nặng lên cuộc đời người phụ nữ, họ chỉ giống như những cỗ máy duy trì nòi giống mà không có quyền lợi gì.
- Phụ nữ nay Thực tế, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia các hoạt xã hội hơn cả nam giới và họ đã mạnh dạn ứng cử, xung phong làm những công việc mà từ trước đến nay chỉ dành cho nam giới. Họ thật sự thoát khỏi những định kiến, lễ giáo cổ hủ, để vươn lên sống tốt hơn và có nhiều đóng góp hơn cho gia đình và xã hội. Họ không còn quẩn quanh với công việc nội trợ mà tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, và không ít người trong số họ đã đạt đến những địa vị rất cao trong mọi lĩnh vực. Người phụ nữ hôm nay có tri thức nhiều hơn, được độc lập về kinh tế và đồng thời cũng biết cách tạo ảnh hưởng của bản thân đối với các thành viên trong gia đình rõ nét hơn.
- Không chỉ vậy, bình đẳng giới ở phái nữ còn giúp những bạn nữ “mang giới tính thứ 3” hay nói cách khác là thuộc cộng đồng LGBT, đồng tính, có cơ hội được nói lên bản thân mình mà không sợ bị bắt gặp ánh nhìn kì thị của người khác. Các bạn ấy có thể trung thực với bản thân, với giới tính của mình, có thể có được một cuộc sống bình thường như bao người khác ngay cả sau khi công bố giới tính thật của bản thân. Xã hội càng phát triển, càng đem đến cho phái nữ nhiều quyền lợi hơn, giúp họ có một cuộc sống tốt hơn và giúp con người ta sống tự tin và hoàn thiện
- 4. Vai trò Phụ nữ xưa Trong xã hội xưa, người phụ nữ hầu như không có vị trí quan trọng. Trong giai đoạncòn nhỏ, người con gái được học đủ thứ. Học nhiều nhưng không phải để tiến thân bằng con đường khoa cử, mà học để chuẩn bị lấy chồng. Với quy tắc “ Nữ thập tam, nam thập lục”, người con gái đã bị dồn ép chấp nhận thiên chức làm vợ từ khi còn quá nhỏ. Trong khi "trai năm thê bảy thiếp" thì "gái chính chuyên chỉ có một chồng".
- Phụ nữ nay Trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như: tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình no ấm hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại Ngày càng có nhiều người trở thành chính trị gia, nhà khoa học nổi tiếng, nhà quản lý năng động; những lĩnh vực trước đây chỉ dành cho nam giới, phụ nữ cũng làm rất tốt. Điển hình trong việc phụ nữ tham gia bộ máy nhà nước đó là chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng bộ y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
- 5. Chuẩn mực về lối sống Phụ nữ xưa Quan niệm “ Tam tòng tứ đức” là khuôn vàng thước của phụ nữ xưa. Quan niệm này được ảnh hưởng mạnh mẽ từ Nho giáo. Người con gái khi chưa lấy chồng thì nghe theo cha. Khi lấy chồng thì theo chồng. Chồng mất thì theo con trai. Còn về phần tứ đức, đó là những đức tính cần có của người phụ nữ là “ công, dung, ngôn, hạnh”. Phụ nữ nay Ngày nay, nội dung của đức công không bị bó hẹp trong phạm vi gia đình mà ngày càng mở rộng hơn trong lĩnh vực xã hội. Thuyết tam tòng tứ đức đã không còn gò bó nhiều với phụ nữ. Trong thời đại mới, quan niệm về nội dung, tính chất công việc của người phụ nữ được nhìn nhận ở hai phương diện: đảm đang công việc gia đình, tổ chức đời sống vật chất và tinh thần một cách hợp lý.
- TUY NHIÊN
- Mặt trái của phụ nữ nay Phụ nữ ngày nay có xu hướng giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài xã hội. Cho nên nhiều người đã hình thành lối suy nghĩ rằng công việc quan trọng hơn cả tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong nhà. Đây là một trong những mặt trái trong quá trình xã hội tiến bộ và văn minh. Những cô gái e thẹn trước đây nay không còn mang nét đằm thắm, dịu dàng của phái nữ nữa, thay vào đó là những lời nói sỗ sàng của những cô nàng đỏng đảnh có lối sống buông thả. Hay nói đúng hơn là có những người phụ nữ đã dần đánh mất đức hạnh của mình thay vào đó là lối sống Tây hóa phóng túng. Xã hội ngày nay đã phát triển hơn, nhưng không có nghĩa là tất cả những người phụ nữ đã thoát khỏi định kiến cổ hủ. Có thể ở đâu đó, phụ nữ vẫn còn phải chịu áp lực từ những điều này, đặc biệt là những vùng hẻo lánh họ đang phải đối mặt với nhiều sự phân biệt đối xử về giới.