Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_van_mon_ngu_van_lop_10_tuan_28_doc_van_truyen_kieu_nguye.ppt
Nội dung text: Bài giảng môn Ngữ văn khối 10 - Tuần 28: Đọc văn: Truyện Kiều (Nguyễn Du)
- Nhà thơ Tố Hữu từng viết: Nỗi niềm xưa nghĩ mà thương: Dẫu lìa ngó ý, còn vương tơ lòng Nhân tình, nhắm mắt chưa xong Biết ai hậu thế, khóc cùng Tố Như? Mai sau, dù có bao giờ Câu thơ thuở trước, đâu ngờ hôm nay!
- TÁC GIẢ
- I. CUỘC ĐỜI: Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên CÂU HỎI THẢO LUẬN Nhóm 1: Chỉ ra các yếu tố gia đình của ND. Yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến ND và sáng tác của ông? Nhóm 2: Chỉ ra những đặc điểm quê hương của ND. Yếu tố này ảnh hưởng như thế nào đến ND và sáng tác của ông? Nhóm 3: Chỉ ra những nét chính về thời đại ND sống. Thời đại hưởng như thế nào đến ND và sáng tác của ông? Nhóm 4: Chỉ ra những chặng đường ND trải qua. Yếu tố này có ảnh hưởng như thế nào đến ND và sáng tác của ông?
- I. CUỘC ĐỜI 1.Gia đình Dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền – Nghi Xuân – Hà Tĩnh. Đây là gia đình phong kiến quyền quý, có 2 truyền thống: Khoa bảng và văn hóa, văn học => Có điều kiện học tập, năng khiếu văn học nẩy nở và sớm phát triển
- I. CUỘC ĐỜI: 2. Quê hương
- Quê cha: Hà Tĩnh (Núi Hồng Lĩnh – Sông Lam)
- Quê mẹ: Bắc Ninh
- Quê vợ: Thái Bình
- Sinh ra và lớn lên: Kinh thành Thăng Long
- I. CUỘC ĐỜI: 2. Quê hương - Quê cha: Hà Tĩnh - địa linh nhân kiệt - Quê mẹ: Bắc Ninh, cái noi của Quan họ - Quê vợ: Thái Bình - giàu truyền thống văn hóa - Thuở nhỏ: sống ở Thăng Long nghìn năm văn hiến => Nguyễn Du được tiếp nhận truyền thống văn hoá của nhiều vùng quê khác nhau, tạo điều kiện nuôi dưỡng tài năng và tâm hồn thi ca.
- I. CUỘC ĐỜI 3. Thời đại. - Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng. - Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. - Triều Nguyễn được thiết lập. Một thời đại lịch sử đầy biến động đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du.
- I. CUỘC ĐỜI 4. Bản thân: - Lúc nhỏ: sống trong cảnh sung túc giàu sang; => Hiểu rõ đời sống quý tộc, thân phận của người ca nhi, kĩ nữ. - Lớn lên: Nguyễn Du rơi vào hoàn cảnh khó khăn, sống chật vật ở nhiều vùng quê khác nhau; => Vốn sống phong phú, am hiểu ngôn ngữ dân gian, yêu thương những người nghèo khổ. - Cuối đời: Làm quan cho nhà Nguyễn, được trọng dụng, đi sứ Trung Quốc; => Nâng cao tư tưởng. Cuộc đời lắm thăng trầm.
- Tượng đài Nguyễn Du trước Nhà lưu niệm Nguyễn Du tại Hà nhà lưu niệm tại Hà Tĩnh Tĩnh
- Lăng mộ Nguyễn Du Nhà thờ Nguyễn Du
- II. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1. Các sáng tác chính: a. Sáng tác bằng chữ Hán - Thanh Hiên thi tập (78 bài) → Trước khi ra làm quan. - Nam trung tạp ngâm (40 bài) → Khi làm quan ở Huế và Quảng Bình. - Bắc hành tạp lục (131bài) → Đi sứ Trung Quốc b. Sáng tác bằng chữ Nôm. - Truyện Kiều - Văn chiêu hồn (văn tế thập loại chúng sinh).
- II. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT 1. Nội dung - Yêu thương, chia sẻ, cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh, đặc biệt là người phụ nữ; - Lên án, phê phán các thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người; - Đề cao những khát vọng tốt đẹp của con người: về hạnh phúc, về tự do – công lí; - Trân trọng những giá trị tinh thần và chủ nhân sáng tạo ra giá trị tinh thần. Tác phẩm của Nguyễn Du mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Được đánh giá là tác giả tiêu biểu của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa.
- 2. Đặc điểm về nghệ thuật - Thơ chữ Hán: Sử dụng nhuần nhuyễn các thể thơ như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành. - Thơ chữ Nôm: Tìm về với thể thơ dân tộc: thơ lục bát. - Ngôn ngữ: Trong sáng, giàu giá trị biểu cảm góp phần làm cho tiếng nói dân tộc thêm giàu đẹp. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật tài tình.
- IV. KẾT LUẬN - Là nhà thơ nhân đạo tiêu biểu của VHTĐ Việt Nam giai đoạn nửa cuối TK XVIII, nửa đầu TK XIX; - Là thiên tài về văn chương nghệ thuật với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà; -Là danh nhân văn hoá thế giới.
- Câu 1: Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa năm nào? A. 1965 B. 1975 C. 1985 D. 1995 Câu 2: Đánh giá không phù hợp về sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du: Nhà thơ nhân đạo lỗi lạc có tấm lòng thương người sâu sắc, bao dung Nhà thơ có khuynh hướng hiện thực sâu sắc. Nhà thơ có vị trí hàng đầu trong lịch sử văn học dân Một bậc thầy về ngôn từ và là người vận dụng sáng tạo nhiều thể thơ độc đáo. Câu 1: Nguyễn Du sinh ra và lớn lên ở đâu? A.Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh B. Canh Hoạch, Thanh Oai, Sơn Nam, Hà Tây. C. Bắc Ninh D. Thái Bình Câu 4: Các sáng tác của ông viết bằng: