Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 77+78: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

pptx 25 trang thuongnguyen 9802
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 77+78: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_van_ngu_van_lop_10_tiet_7778_tinh_canh_cua_le_loi_cua_ng.pptx

Nội dung text: Bài giảng Ngữ văn lớp 10 - Tiết 77+78: Tình cảnh của lẻ lọi của người chinh phụ (Trích Chinh phụ ngâm)

  1. QUA VIỆC XEM VIDEO EM CÓ CẢM NHẬN GÌ??
  2. Tiết 77-78: Đọc văn 征征 婦婦 吟吟 曲曲
  3. I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả và dịch giả a. Tác giả: Đặng Trần Côn ( ?- ?) - Sống vào nửa đầu thế kỉ XVIII - Quê: làng Nhân Mục (Thanh Xuân – Hà Nội - Con người: thông minh, tài hoa, hiếu học, tự do, phóng túng, từng làm quan dưới triều Lê- Trịnh - Các sáng tác: Chinh phụ ngâm; thơ, phú bằng chữ Hán
  4. b. Dịch giả: *) Đoàn Thị Điểm (1705-1748) - Hiệu: Hồng Hà nữ sĩ. - Quê: làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc (Nay tỉnh Hưng Yên). - Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho. - Con người: tài sắc, thông minh. -Tác phẩm tiêu biểu: + Bản dịch: Chinh phụ ngâm + Truyền kì tân phả.
  5. *) Phan Huy Ích (1750-1822): - Quê: làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (thuộc Hà Tĩnh). - Con người: hiếu học, đỗ đạt cao. - Thời đại: nửa cuối thế kỉ XVIII. - Sáng tác: + Dụ Am văn tập + Dụ Am văn lục. Tranh vẽ Phan Huy Ích năm 1790
  6. 2. Tác phẩm « Chinh phụ ngâm » a. Hoàn cảnh sáng tác: - Thế kỉ XVIII, đầu đời vua Lê HiểnTông. - Nội chiến, nhiều trai tráng ra trận. Đặng Trần Côn “Cảm thời mẫn thế” b. Thể loại *Nguyên tác: - Thể ngâm khúc - Thể trường đoản cú– 476 câu *Bản dịch: - Thể song thất lục bát – 412 câu - Thể ngâm khúc
  7. *. So sánh nguyên tác và bản diễn Nôm Tiêu chí Nguyên tác Diễn Nôm Văn tự Chữ Hán Chữ Nôm Số câu 476 câu 412 câu Thể thơ Thể trường đoản cú Thể song thất lục bát Thể loại Ngâm khúc Ngâm khúc
  8. 3. Đoạn trích a. Đọc và chú thích b. Vị trí và nội dung - Vị trí đoạn trích: từ câu 193 - 216, ở phần 2 của khúc ngâm. -Nội dung: tâm trạng đau buồn, bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn của người chinh phụ.
  9. c. Bố cục: 3 phần Phần 1(8 câu thơ đầu): Tâm trạng sầu muộn, xót xa với những hoài niệm về quá khứ hạnh phúc. Phần 2 (8 câu thơ tiếp): Tâm trạng đau buồn bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn. Phần 3 (8 câu thơ cuối):Niềm mong ước được gửi tấm lòng mong nhớ đến cho chồng.
  10. II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN a. Tâm trạng cô đơn, sầu muộn của người Chinh phụ (8 câu thơ đầu): * Hành động: - Dạo hiên nàng đi đi lại lại trong vô thức gieo giắt âm thanh của sự cô đơn - Ngồi Hết đứng lại ngồi, thấp thỏm, bất an. - Buông rèm xuống lại cuốn lên Tâm trạng bồn chồn hướng về nơi biên cương xa xôi mong ngóng người chồng. Những hành động lặp lại vô thức đã cho thấy tâm tư trĩu nặng, cảm giác bế tắc mong muốn có người chia sẻ cùng nỗi mong ngóng khắc khoải trong vô vọng cùng với đó là sự bồn chồn bất an mỏi mệt.
  11. * Không gian: ngoài hiên, trong phòng + hiên vắng -> không gian rộng lớn + rèm thưa -> không gian chật hẹp - “Thước chẳng mách tin”: Chờ mong trong vô vọng. => Người chinh phụ hiện lên trong một không gian trống trải, lạnh vắng, cô tịch. Không gian ấy càng khắc sâu hơn sự lẻ loi, cô đơn của nhân vật trữ tình.
  12. *Thời gian : + Hình ảnh đèn và hoa đèn xuất hiện cho thấy thời gian được nhắc tới là từ đêm đến đêm khuya. + Hình ảnh ngọn đèn gợi lên nỗi cô đơn tột cùng của người chinh phụ. Ngọn đèn vô tri vô giác , là người bạn tri âm duy nhất để chinh phụ chia sẻ nỗi lòng bi thiết và buồn rầu. Thấm thiết nỗi cô đơn cùng cực của chinh phụ. - Hoa đèn là dấu hiệu của dầu hao bấc hỏng , cho thấy chinh phụ đã thao thức rất lâu Nàng thấy mình như kiếp hoa mỏng manh, dang dở và thấy sự lụi tàn trước mắt.
  13. * Từ ngữ chỉ cảm xúc: + Bi thiết: Đau đến cắt lòng, cắt ruột. + Buồn rầu: Buồn không giấu được đến nỗi thể hiện ra nét mặt. + Mà thôi: Đành phải chấp nhận vì không còn cách nào khác. Nàng buồn tủi cho chính bản thân mình. Nỗi buồn không thể chia sẻ cùng ai càng đè nặng, thiêu đốt tâm can.
  14. * Nghệ thuật: - Đối lập: trong rèm – ngoài rèm - Câu hỏi tu từ: “Trong rèm dường đã có đèn biết chăng” Lời than thở, khắc khoải chờ đợi, day dứt đứng ngồi không yên - Điệp ngữ bắc cầu: đèn biết chăng/ đèn có biết Thể hiện sự lặp đi lặp lại, quanh quẩn, triền miên kéo dài => Tác dụng: khắc họa rõ nét hơn nỗi trống vắng ,sầu tủi, cô lẻ và bế tắc của người chinh phụ. Đoạn thơ đã khắc họa nỗi cô đơn, lẻ loi, buồn nhớ đến cô độc, sầu tủi của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến. Đó cũng chính là giá trị nhân văn, giá trị hiện thực của tác phẩm.
  15. b. Tâm trạng đau buồn bi thiết với thực tại lẻ loi, cô đơn (8 câu thơ tiếp): * Cảnh vật thiên nhiên: + Gà eo óc gáy – sương năm trống: gà gáy báo hiệu canh năm, báo hiệu người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm + Hòe phất phơ: cảnh vật quạnh hiu, hoang vắng. Gợi tả ngoại cảnh hiu hắt, vừa gợi tả tâm cảnh cô độc, u sầu.
  16. * Thời gian: - Thời gian của tâm trạng: + Khắc giờ đằng đẵng như niên + Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa Biện pháp so sánh, thời gian được cảm nhận theo nỗi nhớ chồng của người chinh phụ, từ láy gợi sự sầu muộn triền miên. Cụ thể hóa mối sầu dằng dặc.
  17. Hành Mục đích Kết quả động Khiến không khí Đốt trở nên ấm cúng, Hồn đà mê mải. hương làm cho tâm hồn thư thái. Để trang điểm, Soi khiến bản thân Lệ lại châu chan. gương xinh đẹp, tươi tắn hơn. Tạo âm thanh tươi Kinh đứt – ngại chùng => lo sợ Gảy đàn vui, giải tỏa bớt sự chia lìa. nỗi nhớ mong.
  18. - Đảo ngữ + Hương gượng đốt + Gương gượng soi + Sắt cầm gượng gẩy - Điệp từ gượng kết hợp với các động từ đốt, soi, gảy, kinh, ngại, đứt, chùng gắn liền với các đồ vật thể hiện thú vui tao nhã (đàn, hương, gương) => sự gượng gạo, miễn cưỡng => mọi hành động đều trở nên vô ích. Tâm trạng bế tắc của người chinh phụ.
  19. c. Nỗi nhớ chồng nơi chiến trận của người chinh phụ (8 câu thơ cuối) - Hình ảnh ước lệ: + Gió đông: ngọn gió mùa xuân + Non Yên: nơi xa xôi, hiểm trở, chốn sa trường. + Nghìn vàng: tâm lòng nhớ thương đáng quý như nghìn vàng. Gợi tả không gian rộng lớn, khoảng cách muôn trùng xa xôi cách trở giữa người chinh phụ và chinh phu.
  20. - Từ láy: + thăm thẳm: gợi độ dài của nỗi nhớ + đau đáu: gợi độ sâu của nỗi nhớ, sự lo lắng trăn trở không yên lòng. - Biện pháp tu từ + Câu hỏi tu từ: “Lòng này gửi gió đông có tiện” niềm khao khát được chia sẻ, giãi bày, mong ước gửi niềm nhớ thương tới chồng. + So sánh, phóng đại: “Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời” cực tả nối nhớ thương triền miên, da diết, khắc khoải. + Điệp từ: nhớ Nỗi nhớ triền miên, da diết, khắc khoải.
  21. - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình: + Cảnh buồn người thiết tha lòng + Cành cây sương đượm: Cành cây ướt đượm sương đêm lạnh lẽo + Tiếng trùng mưa phun: tiếng côn trùng kêu rả rích như tiếng mưa phun Cảnh vật, âm thanh tác động đến tâm trạng của người chinh phụ “thiết tha lòng” đau đớn như bị cắt cứa. Tiểu kết: Khao khát sự đồng cảm của người chinh phu nơi biên cương xa xôi nhưng vô vọng, nỗi nhớ của người chinh phụ càng da diết, triền miên. Qua đó bày đỏ tấm lòng đồng cảm, sẻ chia của tác giả.
  22. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Miêu tả nội tâm nhân vật đặc sắc - Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ song thất lục bát, các BPNT - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình kết hợp với ước lệ tương trưng 2. Nội dung - Miêu tả những cung bậc và sắc thái cảm xúc khác nhau về nỗi cô đơn, buồn khổ của người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu và hạnh phúc lứa đôi - Lên án chiến tranh phi nghĩa gây ra cảnh chia li.
  23. Nếu em là người đưa thư, em mang những lời nhắn nhủ gì từ người chinh phu tới người chinh phụ. Em hãy ghi lại thông điệp đó