Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_cuong_on_tap_hoc_ki_i_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_hoc.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì I môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2019-2020
- ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Thế nào là sống giản dị? Biểu hiện? Nêu ý nghĩa sống giản dị? * Gợi ý trả lời: * Sống giản dị: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. * Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí không cầu kì kiểu cách, không chạy theo vật chất bên ngoài. * Ý nghĩa: Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến. Câu 2: Trung thực là gì? biểu hiện trung thực? Lấy vài ví dụ thể hiện sự trung thực của mình trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày. * Gợi ý trả lời - Trung thực: là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải. - Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Ví dụ: + Trong học tập: không nói dối thầy cô, không cóppy bài của bạn, không lật tài liệu, khi có lỗi thì phải nhận lỗi + Trong cuộc sống: không tham lam, không nói dối cha mẹ, khi có lỗi thì phải nhận lỗi Câu 3:Trung thực có ý nghĩa như thế nào? Bản thân em sống trung thực như thế nào? * Gợi ý trả lời + Ý nghĩa: - Là một đức tính cần thiết quý báu - Nâng cao phẩm giá - Được mọi người tin yêu kính trọng - Xã hội lành mạnh. + Bản thân em sống trung thực: Sống ngay thẳng, thật thà, không đổ lỗi cho người khác, dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm, không sợ kẻ xấu, không tham lam, nhặt của rơi trả lại người mất, trong học tập không nói dối thầy cô và các bạn, không quay cóp khi kiểm tra, không lật tài liệu + Ca dao tục ngữ: Cây ngay không sợ chết đứng Ăn ngay nói thẳng; Nhặt của rơi trả lại người mất Câu 4: Tự trọng là gì? Biểu hiện ra sao? * Gợi ý trả lời - Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với các chuẩn mực XH.
- - Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. Câu 5: Tự trọng có ý nghĩa như thế nào? Nêu ca dao tục ngữ nói về sống tự trọng? Bản thân em rèn luyện tính tự trọng như thế nào? Gợi ý trả lời +Ý nghĩa: - Là phẩm chất cần thiết, quý báu - Giúp ta nâng cao phẩm giá - Được mọi người yêu quý + Bản thân rèn luyện: Biết tôn trọng người khác, lắng nghe ý kiến của người khác, lễ phép, trung thực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ, không để người khác phải nhắc nhở chê trách. + Ca dao tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm; Cây ngay không sợ chết đứng; Nói chín thì phải làm mười Câu 6: Khoan dung là gì? Cho ví dụ? Tại sao trong cuộc sống chúng ta phải có lòng khoan dung? * Gợi ý trả lời - Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm. - Cho ví dụ: HS tự nêu - Ý nghĩa: Khoan dung là một đức tính quý báu của con người. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến,tin cậy và có nhiều bạn tốt. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu. Câu 7: Là học sinh, em cần thể hiện tôn sư trọng đạo như thế nào cho đúng? * Gợi ý trả lời Học sinh cần thể hiện tôn sư trọng đạo như: - Làm tròn bổn phận của người HS: chăm học, chăm làm, lễ độ, vâng lời thầy cô giáo, thực hiện đúng những lời dạy của thầy cô giáo, làm vui lòng thầy cô. - Thể hiện lòng biết ơn với thầy cô: thường xuyên quan tâm thăm hỏi, giúp đỡ thầy cô khi cần thiết. Câu 8: Thế nào là gia đình văn hóa? Học sinh làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa? * Gợi ý trả lời - Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
- - Trách nhiệm của học sinh: Học sinh góp phần xây dựng gia đình văn hóa bằng cách chăm ngoan, học giỏi; kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, yêu thương anh chị em; không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình. Câu 9: Yêu thương con người là gì? Vì sao phải yêu thương con người? Nêu 2 câu ca dao (tục ngữ) về chủ đề yêu thương con người? * Gợi ý trả lời + Yêu thương con người: Là quan tâm giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn. + Biểu hiện: - Sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm, chia sẻ. - Biết tha thứ, có lòng vị tha. - Biết hi sinh. + Ý nghĩa: - Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn phát huy. - Người biết yêu thương mọi người sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng. Câu 10: Đoàn kết tương trợ là gì? Ý nghĩa của đoàn kết tương trợ? Tìm ca dao tục ngữ nói về chủ đề: Đoàn kết tương trợ? * Gợi ý trả lời + Đoàn kết tương trợ: - Đoàn kết: Thông cảm chia sẻ và có việc làm cụ thể giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. - Tương trợ: Là sự liên kết đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ cuả mỗi người và làm nên sự nghiệp lớn. +Ý nghĩa: Giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập vào cuộc sống với những người xung quanh và được người khác giúp đỡ. - Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn - Là truyền thống quí báu của dân tộc ta Câu 11: Cho tình huống. Hồng và Hương chơi rất thân với nhau. Cả hai bạn đều được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường. Hôm làm bài khảo sát tuyển chọn có một câu Hồng không làm được. Thấy vậy, Hương đưa bài của mình cho Hồng xem nhưng Hồng vẫn ngồi im và không nhìn bài của bạn. Hương rất giận và cho rằng Hồng đã phụ sự giúp đỡ của mình. Hỏi: a/ Theo em, việc làm của Hồng là đúng hay sai? Vì sao? b/ Nếu là Hồng, em sẽ nói với Hương như thế nào để bạn hiểu và không giận. * Gợi ý trả lời - Việc làm của Hồng là đúng vì thể hiện lòng tự trọng của mình, dù không làm bài được nhưng kiên quyết không nhìn bài của bạn .
- - Em sẽ nói với Hương rằng: Cảm ơn bạn đã giúp đỡ nhưng hãy để cho mình thử sức trong kì thi này để biết được năng lực của mình đến đâu và qua đó mình sẽ cố gắng hơn Câu 12: Tình huống Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Suy nghĩ của Minh có thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ hay không? Vì sao? * Gợi ý trả lời + Suy nghĩ của Minh là không thể hiện biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, vì: - Gia đình Minh có truyền thống của một gia đình hiếu học và thành đạt trong cuộc sống do bố mẹ Minh đều là những người có ý chí vươn lên. Đây là truyền thống quý báu của gia đìình. - Minh tự hào về gia đình mình thì cũng cần biết giữ gìn truyền thống của gia đình, trước hết là học hành chăm chỉ để trở thành học sinh giỏi. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ. Có như vậy thì truyền thống gia đình sẽ ngày càng thêm rạng rỡ, tốt đẹp. Câu 13: Tình huống Nam đã nhiều lần không thuộc bài, khi được cô nhắc nhở, Nam điều vui vẻ nhận lỗi, nhưng chẳng mấy khi sửa chữa. Em có nhận xét gì về Nam? Nếu là em, em sẽ làm gì? * Gợi ý trả lời - Em có nhận xétvề Nam là không có lòng tự trọng. - Vì không thực hiện lời hứa, còn để người khác nhắc nhở chê trách và chưa hoàn thành nhiệm vụ . - Nếu là em, em sẽ xin lỗi cô và hứa không tái phạm nữa. (GV dạy gợi ý, hướng dẫn học sinh trả lời cho phù hợp với yêu cầu câu hỏi)