Đề cương ôn tập học kì II Lịch sử lớp 7

pptx 6 trang thuongnguyen 8531
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II Lịch sử lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_lich_su_lop_7.pptx

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II Lịch sử lớp 7

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7
  2. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 7 HỌC KÌ 2 Câu 1: Trình bày được nguyên nhân chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn? • Trình bày nguyên nhân chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn: • Do nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn • Ý chí bất khuất quyết tâm giành lại độc lập tự do đất nước • Tầng lớp nhân dân không biệt nam nữ,già trẻ,các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc,hăng hái tham gia kháng chiến (gia nhập lực lượng vũ trang, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân ) • *Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn: • Ông bà ta có câu: • Câu thành ngữ: “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết” • Câu danh ngôn: “Thành công, thành công, đại thành công” • → Câu danh ngôn và câu thành ngữ trên cho thấy nhân dân ta từ già đến trẻ đều có tinh thần yêu nước. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng vậy chúng ta cần có sự đoàn kết
  3. Câu 2: tình hình thức tổ chức quân đội và pháp luật,những chính sách về kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ? • Tổ chức quân đội: được tổ chức theo chế độ “ngụ binh ư nông”. Quân đội có 2 bộ phận chính: quân triều đình và quân địa phương • Bao gồm: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh • Quân đội được luyện tập thường xuyên và bố trí canh phòng, nhất là những nơi hiểm yếu. • Quân lính được luyện tập thường xuyên, canh phòng nghiêm ngặt, nhất là vùng biên giới • Pháp luật: • .- Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới tên là Quốc triều hình luật (thường gọi là luật Hồng Đức). • Nội dung bộ luật: -bảo vệ quyền lợi của vua,hoàng tộc • Bảo vệ quyền lợi của quan lại và giai cấp thống trị,địa chủ phong kiến • Bảo vệ chủ quyền quốc gia • Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ • Khuyến khích phát triển kinh tế,gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc • Tình hình nông nghiệp thời Lê sơ: • - Nông nghiệp:xóm làng điêu tàn, ruộng đồng bỏ hoang, đời sống nhân dân cực khổ, nhiều người phải phiêu tán. • + Nhà Lê cho 25 vạn lính về quê làm ruộng ngay sau chiến tranh. Còn lại 10 vạn lính, chia làm 5 phiên thay nhau về quê sản xuất. • + Kêu gọi dân phiêu tán trở về quê làm ruộng. • + Đặt ra một số chức quan chuyên lo sản xuất nông nghiệp ,thi hành chính sách quân điền, cấm giết trâu, bò và bắt dân đi phu trong mùa gặt, cấy. • → Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.
  4. Câu 3: tình hình văn học,khoa học,nghệ thuật thời Lê sơ. tình hình giáo dục thời Lê sơ. Nhận xét tình hình giáo dục thời Lê sơ? • Văn học,khoa học,nghệ thuật thời Lê sơ: • Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn học thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc. • - Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng quát, Hoàng triều quan chế • - Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thắng đồ • - Y học có tác phẩm Bản thảo thực vật toát yếu • - Toán học có tác phẩm Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp • - Nghệ thuật sân khấu ca, múa, nhạc, chèo, tuồng đều phát triển. • - Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện • Giáo dục thời Lê sơ: • -Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long; ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. • - Nội dung học tập, thi cử là các sách đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.- Tổ chức thi cử chặt chẽ. Thời Lê sơ (1428 – 1527), tổ chức được 26 khoa thi, lất đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
  5. Nhận xét • Thời Lê Sơ, nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục và đào tạo nhân tài, đạt được nhiều thành tựu rực rỡ với ý thức đề cao vị trí của một dân tộc “ vốn xưng nên văn hiến đã lâu”. • Có thể thấy, nhà nước thời Lê sơ sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Tình thần này được nâng lên đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Các khoa thi được tổ chức đều đặn ba năm một lần ở địa phương cũng như ở kinh đô. Số lượng người đỗ đạt ngày càng nhều, trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.
  6. Câu 4: sự ra đời của chữ quốc ngữ, sự ra đời của các đô thị ở Đàng Trong? • Sự ra đời của chữ quốc ngữ: • Thời gian: thế kỉ XVII • Người cộng tác cùng người Việt: A-lêc-xăng-đô-rôt (Bồ Đào Nha). Xuất bản cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha (1651) • Mục đích: dễ giao tiếp, truyền đạo Thiên Chúa • → Chữ Quốc ngữ ra đời • Sự ra đời của các đô thị ở Đàng Trong: • Đô thị ở Đàng Trong gồm có: Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Hồ Chí Minh), Thanh Hà (Thừa Thiên Huế). • Hội An là thành phố cảng lớn nhất ở đàng trong. Các hàng hóa từ Quảng Nam, Bình Dương , Diên Khánh đều về theo đường thủy, đường bộ tập trung về Hội An. Nên vào thế kỉ XVII Hội An trở thành thương cảng sầm uất ở Đàng Trong. •