Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2015-2016

doc 5 trang Hương Liên 24/07/2023 1250
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_giao_duc_cong_dan_lop_7_nam_ho.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Giáo dục công dân Lớp 7 - Năm học 2015-2016

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 NĂM HỌC 2015-2016 Câu 1: Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Tác dụng của làm việc có kế hoạch? +Gợi ý trả lời: - Sống và làm việc có kế hoạch là biết xác định nhiệm vụ, sắp xếp những công việc hàng ngày, hàng tuần một cách hợp lí để mọi việc được thực hiện đầy đủ, có hiệu quả, chất lượng. - Tác dụng: Làm việc có kế hoạch giúp chúng ta chủ động, tiết kiệm thời gian, công sức và đạt hiệu quả trong công việc. Câu 2: Môi trường là gì? Em hãy nêu những hành vi làm ô nhiễm môi trường nơi em ở? +Gợi ý trả lời: * Môi trường : - Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. - Những điều kiện tự nhiên đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi núi, sông hồ ), hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thủy lợi ) * Hành vi làm ô nhiễm môi trường: - Các loại chất thải, khí thải từ các nhà máy; chất thải, rác thải trong sinh hoạt của dân cư xả ra bừa bãi, gây ô nhiễm nước và không khí. - Sử dụng hóa chất không đúng quy định gây nguy hiểm cho con người. - Sử dụng thuốc trừ sâu có nồng độ cao một cách tràn lan. - Tình trạng các con sông bị tắc nghẽn, ao hồ khô cạn, bị lấp đi để làm nhà. - Tình trạng lụt lội xảy ra thường xuyên vào mùa mưa, Câu 3: Em có đề xuất những biện pháp gì nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường trong lành sạch đẹp hơn? +Gợi ý trả lời: Đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường: - Không xả rác và chất thải bừa bãi. - Không lấp hồ ao. - Làm sạch các ao hồ, khơi dòng các con sông. - Xây dựng hệ thống thóa nước nhằm khắc phục tình trạng lụt lội. - Tích cực giữ gìn và làm xanh, sạch, đẹp môi trường, Câu 4 : Tại sao ta phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hoá, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hoá? +Gợi ý trả lời: 1
  2. Vì: - Di sản văn hóa là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực. - Những di sản đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Câu 5: Kể tên các di sản văn hoá vật thể của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? +Gợi ý trả lời: Di sản văn hóa vật thể: - Quần thể Cố đô Huế - Vịnh Hạ Long - Đô thị cổ Hội An - Di tích Mĩ Sơn - Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng - Hoàng thành Thăng Long Hà Nội - Cao nguyên đá Đồng Văn - Thành nhà Hồ Câu 6: Kể tên các di sản văn hoá phi vật thể của nước ta đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới? +Gợi ý trả lời: Di sản văn hóa phi vật thể: - Nhã nhạc cung đình Huế - Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên - Không gian văn hóa Quan họ Bắc Ninh -Ca Trù - Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc - Đàn ca tài tử Nam Bộ Câu 7: Hãy nêu các quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em? +Gợi ý trả lời: * Quyền được bảo vệ. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. *Quyền được chăm sóc. Trẻ em được chăm sóc nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khỏe; được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình. Trẻ em tàn tật, khuyết tật được nhà nước và xã hội giúp đỡ trong việc điều trị và phục hồi chức năng. Trể em không nơi nương tựa được nhà nước, xã hội tổ chức chăm sóc, nuôi dạy. *Quyền được giáo dục. 2
  3. Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ. Trẻ em có quyền được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Câu 8: Bộ máy nhà nước được phân chia thành mấy cấp? Tên gọi của từng cấp? +Gợi ý trả lời: Bộ máy Nhà nước được phân chia thành 4 cấp: - Bộ máy Nhà nước cấp trung ương - Bộ máy Nhà nước cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương) - Bộ máy Nhà nước cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) - Bộ máy Nhà nước cấp xã (phường, thị trấn) Câu 9: Quốc hội đổi tên “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” chính thức vào ngày tháng năm nào? Hãy cho biết Nhà nước ta là nhà nước của ai? +Gợi ý trả lời: - Quốc hội nước Việt Nam đã thống nhất đổi tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào ngày 02 tháng 07 năm 1976 . - Nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân ,do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân . Câu 10: Cho tình huống: Ở gần nhà Lan có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Lan cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Lan can ngăn nhưng mẹ Lan cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Lan không nên can thiệp vào. Hỏi: 1/ Theo em mẹ Lan nghĩ như vậy có đúng không? Vì sao? 2/ Nếu là Lan, em sẽ làm gì? +Gợi ý trả lời: 1 - Mẹ Lan nghĩ như vậy không đúng. - Bói toán là mê tín dị đoan và bị pháp luật nghiêm cấm. - Chúng ta có trách nhiệm chống việc làm trái pháp luật 2 - Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín. - Vận động gia đình, người thân khuyên ngăn mẹ. - Báo chính quyền xử lí người hành nghề bói toán. Câu 11: Cho tình huống: Bản tính thông minh, chăm chỉ, nhưng vì nhà nghèo quá nên mới học hết lớp 6 An phải nghĩ đến chuyện thôi học, ở nhà lao động để kiếm sống. Nhưng rồi, được cô giáo và các bạn ở lớp khuyên nhủ, An đã bỏ ý định thôi học. Vì có lòng quyết tâm, với tính chăm chỉ được rèn luyện từ nhỏ, An đã vừa học vừa lao động phụ giúp 3
  4. bố mẹ. An không những không phải bỏ học, mà còn trở thành học sinh giỏi của lớp 7A 1/ An đã thực hiện tốt quyền và bổn phận gì của trẻ em? 2/ Em có thể học tập được điều gì ở bạn An? +Gợi ý trả lời: 1 - An đã thực hiện tốt quyền được chăm sóc và quyền được giáo dục. - An thực hiện bổn phận yêu quý, giúp đỡ ông bà cha mẹ, lễ phép với người lớn, chăm chỉ học tập, hoàn thành phổ cập. 2. Em có thể học ở An tính siêng năng, chăm chỉ trong phụ giúp gia đình cũng như trong học tập Câu 12: Em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống sau đây: Khi biết bạn em bị bọn xấu dụ dỗ, ép buộc ăn cắp tiền của bố mẹ để theo chúng ăn chơi cờ bạc. +Gợi ý trả lời: -Em sẽ căn ngăn bạn em để bạn không phải thực hiện hành vi xấu. -Báo cho thầy cô trong nhà trường biết việc bạn nghe theo lời xúi giục. -Báo cho cơ quan công an biết hành vi ép buộc của các bạn xấu để kịp thời xử lí ngăn chăn Câu 13 : Cho tình huống: Mẹ mất sớm, Bình sống với cha và mẹ kế. Cha đi làm suốt ngày nên không biết Bình bị mẹ kế đối xử tàn nhẫn. Bất mãn, Bình nghỉ học, bỏ nhà theo một nhóm bụi đời. Trong một lần trộm cắp Bình bị Công An bắt, khi đó Bình mới 13 tuổi. Hỏi: a) Theo em, Bình không được hưởng quyền gì so với các bạn cùng lứa tuổi? b) Cha và mẹ kế của Bình có lỗi không? Vì sao? c) Theo em, trong hoàn cảnh của Bình, để không phải bỏ nhà theo bạn xấu và phạm pháp thì trước đó Bình phải làm gì? +Gợi ý trả lời: a.- Bình không được hưởng quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, sống chung cha mẹ, hưởng sự chăm sóc của gia đình. - Bình không được hưởng quyền được giáo dục như được học tập, dạy dỗ, vui chơi giải trí. b. Cha và mẹ kế của Bình có lỗi vì không thực hiện đúng trách nhiệm của gia đình là phải tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Vi phạm pháp luật về quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em Việt Nam. c. Trước đó Bình không nên nghỉ học và cố gắng đi học để sau này có cuộc sống tốt đẹp và không phải vi phạm pháp luật. (Lưu ý: Trên đây là những gợi ý trả lời nên chưa đầy đủ hết các nội dung, trong quá trình ôn tập thầy, cô cần hướng dẫn học sinh soạn hoàn chỉnh lại để làm bài đạt hiệu quả cao.)GV: Hồ Văn Đượm - Trường THPT Vĩnh Phong – ĐT:0948272278 ; mail:ngocanh479480@gmail.com 4