Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016

doc 7 trang Hương Liên 24/07/2023 2090
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2015_201.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2015-2016

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 9 – HKII NĂM HỌC 2015 – 2016 I. Văn bản: (7 câu) Câu 1: Văn bản “Tiếng nói văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi cho em biết văn nghệ có sức mạnh như thế nào đối với đời sống con người? Vì sao? Câu 2: Qua việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam, kết thúc luận điểm tác giả yêu cầu như thế nào nhất là đối với các bạn trẻ ngày nay? Câu 3: Em hãy chép lại những câu thơ thể hiện ước nguyện cống hiến của nhà thơ Thanh Hải trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Qua đó em hiểu thế nào là “Một mùa xuân đẹp”? Câu 4: Hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua các câu thơ sau nói lên điều gì? “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ - Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi (Viếng lăng Bác- Viễn Phương) Câu 5: “Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười”. (Nói với con -Y Phương) Qua bốn câu thơ trên, em hãy cho biết người cha muốn nói với con về điều gì? Câu 6: Nêu tính triết lí của bài thơ "Mây và sóng"? Câu 7: Qua văn bản: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê, em có nhận xét gì về cuộc sống, công việc và tâm hồn của các cô gái trong tổ trinh sát? II. Tiếng Việt: (8 câu) Câu 1: Thế nào là khởi ngữ? Chuyển hai câu sau thành hai câu có chứa thành phần khởi ngữ: “Người ta sợ cái uy quyền thế của quan. Người ta sợ cái uy đồng tiền của Nghị lại”. Câu 2: Cho hai câu sau: 1. Quyển sách này tôi chỉ thấy bán ở đây. 2. Tôi chỉ thấy bán quyển sách này ở đây. Hãy xác định khởi ngữ và nêu nhiệm vụ của khởi ngữ được sử dụng trong câu đó. Câu 3: Thế nào là thành phần biệt lập? Hãy kể tên các thành phần biệt lập đã học? Câu 4: Câu cả bọn trẻ xúm vào, và nương rất nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản khoảng cách ước chừng năm chục phân”. (Nguyễn Minh Châu- Bến quê) 1
  2. Em hãy chỉ ra thành phần biệt lập trong câu trên và sửa lại cho đúng với đặc điểm hình thức của thành phần biệt lập. Câu 5: Về hình thức, các câu văn và các đoạn văn trong văn bản có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính nào? Câu 6: Dựa vào từ ngữ in đậm, em hãy chỉ ra thành phần cảm thán và phép liên kết chính ở hai câu văn sau: “Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi ” (Trích bài thơ “Những ngôi sao xa xôi”) Câu 7: Đoạn văn: “Trời đang nắng bỗng tắt dần. Mây đen ùn ùn kéo đến. Gió thổi mỗi lúc càng mạnh. Cây cối ngả nghiêng. Bụi bay đầy đường. Mọi người ai cũng hối hả thu gom, che đậy mọi vật dụng ngoài sân”. Nêu chủ đề của đoạn văn? Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết gì? Câu 8: Phân tích nghĩa tường minh và hàm ý trong khổ thơ sau: Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi. (Sang thu - Hữu Thỉnh) III. Một số đề tập làm văn (5 đề) Đề 1: Suy nghĩ của em về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay? Đề 2: Quan niệm của em về tình bạn đẹp? Đề 3: Bài thơ: “Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh gợi cho em những suy nghĩ gì?. Đề 4: Suy nghĩ về Truyện ngắn “Những ngôi xao xa xôi” của Lê Minh Khuê. Đề 5: Tình cha con sâu nặng trong đoạn trích tác phẩm “ Chiếc lược ngà” Hết 2
  3. GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Văn bản: (8 câu) Câu 1: - Sức mạnh lớn lao của văn nghệ làm cho đời sống con người phong phú hơn. - Vì tác phẩm nghệ thuật tác động đến tình cảm của người đọc. Câu 2: -Yêu cầu: Phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. - Các bạn trẻ cần có nhận thức đúng đắn về nội dung trên để trong hành trang của mỗi người khi bước vào thế kỉ mới sẽ lấp đầy những điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu, có được thói quen tốt đẹp ngay từ những việc làm nhỏ nhất. Câu 3: - Chép những câu thơ thể hiện ước nguyện cống hiến của nhà thơ. - Thấy được giá trị của "Mùa xuân đẹp” là biết cống hiến. Câu 4 - HS nêu được biện pháp ẩn dụ, tượng trưng (trong lăng, trời xanh). - Hình ảnh Bác vừa gần gũi, ấm áp, cao cả vĩ đại - Nhà thơ bộc lộ niềm thành kính biết ơn, ngưỡng vọng, tự hào của mình đối với Bác. Câu 5: Gợi không khí gia đình đầm ấm, quấn quýt. Con lớn lên trong tình yêu thương, mong chờ của cha mẹ. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ chăm chút, chở che, nâng đỡ, mừng vui đón nhận. Câu 6: Trong cuộc sống thường có những cám dỗ mà con người gặp phải. Muèn khước từ chúng, cÇn cã nh÷ng điểm tựa v÷ng ch¾c mµ t×nh mÉu tử lµ mét trong nh÷ng điểm tựa ấy. Bµi th¬ ®· ch¾p c¸nh cho trÝ tưởng tượng của tuổi th¬ song cũng nh¾c nhë mäi người r»ng, h¹nh phúc kh«ng ph¶i lµ điều g× xa x«i, bÝ Èn, do ai ban cho mµ ë ngay trªn trÇn thÕ vµ do chÝnh con ngêi t¹o dùng. Mèi quan hệ gi÷a t×nh yªu thương vµ sù s¸ng t¹o. Câu 7: - Công việc: hết sức nguy hiểm - Cuộc sống ở chiến trường khắc nghiệt, - Tâm hồn: hồn nhiên, mơ mộng, đầy tình yêu thương, II. Tiếng Việt Câu 1: Ghi nhớ sgk trang 8. Dựa vào ghi nhớ để chuyển đổi câu có chứa khởi ngữ. Câu 2: Câu 1 chứa khởi ngữ. Dựa vào kiến thức đã học xác định nhiệm vụ của khởi ngữ cho câu trên. Câu 3: TPBL là TP không tham gia diễn đạt nghĩa trong câu, có 4 TPBL đã học Câu 4: Vận dụng kiến thức đã học về các thành phần biệt lập để giải bài tập trên Câu 5: Dựa vào ghi nhớ sgk trang 54 Câu 6,7:Vận dụng kiến thức TPBL và liên kết câu và liên kết đọan văn để làm bài. Câu 8: Nghĩa tường minh: Tả thực về thiên nhiên, đó là hàng cây, nắng, mưa , sấm. Lúc sáng thu bớt đi những tiếng sấm, những hàng cây lâu năm không còn bất ngờ giất mình trước tiếng sấm. 3
  4. Nghĩa hàm ý: Khi con người đã từng trãi thì vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. III. Tập làm văn: Đề 1. 1. Mở bài: - Nêu thực trạng tình trạng môi trường hiện nay. - Đây là vấn đề cần quan tâm hàng đầu. 2. Thân bài: Thể hiện được các luận điểm - Ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt: (nêu được một số rác thải ảnh hưởng đế vấn đề này như: bọc ni lông, vỏ thuốc trừ sâu ảnh hưởng đến mĩ quan: đặc biệt là những nơi công cộng trường học, bệnh viện, công viên Ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt và các động thực vật ) - Ô nhiễm môi trường do khí thải công nghiệp: (nêu được một số dẫn chứng cụ thể như: khói thải, nước thải Ảnh hưởng đến không khí, sức khoẻ, bệnh tật ) - Nguyên nhân dẫn đến vấn đề ô nhiễm đều do ý thức của con người mà ra. ( chú ý cách lập luận) 3. Kết luận: - Khẳng định tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống. - Thể hiện một lời kêu gọi mọi người hãy chung tay bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống Đề 2: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về tình bạn trong cuộc sống Tình bạn là tình cảm thiêng liêng không thể thiếu trong cuộc đời. Vậy như thế nào là một tình bạn đẹp? 2. Thân bài: - Giải thích thế nào là một tình bạn đẹp? - Tình cảm bạn bè dành cho nhau phải trong sáng, vô tư, tin tưởng - Qua tâm giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, cảm thông chia sẻ - Không bao che dung túng trước thói xấu của bạn, phải góp ý khéo léo để bạn khắc phục, sửa chữa. - Liên hệ mở rộng dẫn chứng. + Một người bạn thân thiết là chổ dựa đáng tin cậy là nguồn động viên của con người trong cuộc sống.xưa và nay (dẫn chứng) + Phê phán những người vụ lợi trong tình bạn. + Tình bạn tuổi học trò là đẹp nhất cần trân trọng giữ gìn, là cơ sở động viên giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và cuộc sống. + Phải có lòng vị tha, bao dung với những sai lầm, khuyết điểm của bạn. - Liên hệ bản thân. 3. Kết bài - Khẳng định lại tình bạn đẹp là tình bạn chân thành, gắn bó không tính toán vụ lợi trong mọi hoàn cảnh. - Mọi người cần trân trọng tình bạn của mình trong cuộc sống. 4
  5. Đề 3: 1. Mở bài: Giới thiệu để đi vào bài thơ. (Có nhiều cách giới thiệu, tuỳ theo khả năng của học sinh). Đảm bảo được nội dung cần phân tích: Sự chuyển đổi của thiên nhiên từ cuối hạ vào thu và suy ngẫm của nhà thơ. 2. Thân bài: Phân tích bài thơ, vận dụng tốt các kỹ năng: lập luận, dẫn chứng, liên hệ thực tế và sử dụng các yếu tố: miêu tả, biểu cảm khi làm bài. - Bức tranh thiên nhiên cuối hạ đầu thu của làng quê: + Thể hiện qua khứu giác: Hương ổi náo nức – Hương thu. + Sương chùng chình – Di chuyển nhẹ nhàng, thu về bao chùm cả không gian vườn ngõ. - Bức tranh thiên nhiên cuối hạ đầu thu của đất trời: + Hình ảnh không gian rộng lớn: dòng sông, cánh chim, đám mây, bầu trời. + Phân tích các hình ảnh: dòng sông, đám mây, nắng, mưa, sấm giảm dần về tốc độ và cường độ. Thấy được sự chuẩn bị vội vã của cánh chim. - Suy ngẫm của nhà thơ: + Phân tích các từ: “bỗng”, “hình như", “bớt bất ngờ”. + Phân tích hình ảnh “Hàng cây đứng tuổi” cuối bài thơ. + Thấy được thái độ của con người qua hình ảnh “bắt đầu vội vã” của cánh chim. 3. Kết luận: - Khẳng định giá trị nghệ thuật. - Ý thức tốt hơn trong cuộc sống làm cho cha mẹ vui lòng. Đề 4 1. Mở bài: Giới thiệu vào bài (có nhiều cách) có thể chọn một trong các cách sau: - Giới thiệu sơ lược về tác giả Lê Minh Khuê rồi đi vào tác phẩm. - Giới thiệu trực tiếp về đề tài của tác phẩm. 2. Thân bài: Phân tích tác phẩm - Hình thức tự truyện đã tạo nên giá trị chân thực cho hình tượng nghệ thuật: thể hiện rất rõ và tự nhiên những: niềm vui, nỗi buồn, nỗi nhớ và những suy tư của từng nhân vật. Nhất là nhân vật Phương Định. (dẫn chứng cụ thể những câu văn thể hiện những điều trên) - Qua truyện ngắn cho ta thấy được giữa sự ác liệt của chiến tranh và vẻ đẹp của con người đã tỏa sáng. Đó là sự dũng cảm gan dạ của các cô gái trong truyện. (Nêu dẫn chứng đoạn văn thể hiện tâm trạng của Phương Định khi đối đầu với quả bom nổ chậm) - Phân tích biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Đặc biệt là qua dòng suy tư của Phương Định người đọc không những thấy được sự tỏa sáng của phẩm chất anh hùng mà còn hình dung được thế giới nội tâm của các cô gái TNXP còn rất trẻ qua cuộc chiến của dân tộc. 3. Kết luận: - Khẳng định giá trị tác phẩm cũng như nhan đề của tác phẩm. 5
  6. - Ba cô gái TNXP trong truyện là hình ảnh đẹp, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời chống Mĩ cứu nước của dân tộc. Đề 5 1. Mở bài: - Giới thiệu vào bài( có nhiều cách) có thể chọn cách sau. - Giới thiệu tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh. - Hình tượng nhân vật ông Sáu – người cha – nhân vật chính trong tác phẩm đã để lại ấ n tượng với người đọc về một người cha với tình yêu thương con tha thiết. 2. Thân.bài - Giới thiệu nhân vật và tình huống truyện - Tác giả không chú ý đến khắc họa phần anh hùng trong đời ông mà chỉ chú trọng khắc họa chân dung người cha với những tình cảm sâu sắc, cao đẹp và những nỗi đau, bất hạnh trong đời ông: + Đi chiến đấu, ông bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. + Vì vết sẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông lại chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng, lại vì vết sẹo không chịu nhận ông là cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc không biết khi nào quay lại. - Những ngày ở nhà: + Ông thiết tha muốn nghe một tiếng gọi ba và được chăm sóc yêu thương con mà không được. + Suốt ba ngày yêu thương vỗ về, ông chỉ nhận được thái độ cự tuyệt ngang bướng đến bất ngờ. + Khi bị đứa con từ chối, ông vô cùng đau đớn; khổ tâm đến nỗi không khóc được. - Chỉ đến phút cuối cùng lúc chia tay, ông mới được hưởng hạnh phúc làm cha, nhưng giây phút ấy quá ngắn ngủi, vì nhiệm vụ ông lại phải từ biệt đứa con gái yêu dấu của mình. - Những ngày ở chiến khu: + Dành tình cảm yêu thương, nhớ nhung, ông dồn vào việc làm chiếc lược ngà, món quà kỉ niệm ông đã hứa tặng con gái ngày ra đi, những đêm nhớ con anh lấy cây lược ra ngắm nghía . + Chiếc lược ngà đối với ông là vật kỉ niệm, vật mang tâm hồn, chứa đựng biết bao tình thương, nỗi nhớ của ông đối với con gái yêu. Chiếc lược là niềm an ủi động viên ông trong những ngày tháng gian khổ. Có thể nói, chiếc lược ngà là biểu tượng tình cảm cha con, một tình cảm thiêng liêng, sâu nặng và bất diệt. . + Bị thương nặng, chỉ đến khi gửi lại chiếc lược ngà lại cho bạn với lời nhắn nhủ sẽ trao tận tay bé Thu, ông mới yên lòng nhắm mắt. 3. Kết bài - Chiếc lược ngà: là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con ruột thịt. Câu chuyện khẳng định một ý nghĩa lớn lao, tình nghĩa của con người, tình cha con, 6
  7. tình đồng đội, sự gắn bó các thế hệ là cội nguồn của sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, kiên cường của dân tộc. - Chiếc lược ngà đó là bài ca về tình phụ tử. Liên hệ và nêu suy nghĩ của bản thân. Hết Giáo viên ra đề cương hướng dẫn ôn tập: Lê Thị Phương Chi. Mail: ltpchi@vinhthuan.edu. ĐT: 01692702061- mọi thắc mắc GV liên hệ địa chỉ trên. Lưu ý: Nội dung trên chỉ là đáp án gợi ý, khi hướng dẫn ôn tập cho học sinh, giáo viên cần hướng dẫn cụ thể chi tiết theo thực tế giảng dạy ở đơn vị. 7