Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_10_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 10 - Đề số 1 (Có đáp án)
- SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT NĂM HỌC: 2021-2022 LÊ QUÝ ĐÔN Môn: Lịch sử– KHỐI 10-ONLINE Thời gian làm bài: 30 phút ĐỀ 01 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Câu 1. Kĩ thuật chế tạo công cụ lao động nào sau đây của người tối cổ? A. Ghè, đẽo một mặt mảnh đá, hòn cuội. B. Ghè, đẽo, mài một mặt mảnh đá, hòn cuội. C. Lấy mảnh đá, hòn cuội có sẵn trong tự nhiên. D. Ghè, đẽo hai mặt mảnh đá, hòn cuội. Câu 2. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở khu vực nào sau đây? A. Bờ Bắc Địa Trung Hải. B. Trên các vùng núi cao ở Địa Trung Hải. C. Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi. D. Ở các vùng đồng bằng nhỏ hẹp ở châu Phi. Câu 3. Thành tựu nào sau đây là một trong những cống hiến lớn của cư dân Địa Trung Hải? A. Bảng chữ cái gồm 26 chữ. B. Nông lịch. C. Giấy, thuốc súng, la bàn. D. Kim tự tháp. Câu 4. Bốn phát minh: giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng là những cống hiến của quốc gia nào cho nền văn minh thế giới? A. Ai Cập. B. Lưỡng Hà. C. Ấn Độ. D. Trung Quốc.
- Câu 5. Văn hóa truyền thống Ấn Độ được định hình và phát triển dưới thời kì vương triều nào sau đây? A. Gúp-ta (319 – 606). B. Hác-sa (606 – 647). C. Đê-li (1206 – 1526). D. Mô-gôn (1526 – 1707). Câu 6. Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng công cụ kim loại nào sau đây? A. Đồng. B. Sắt. C. Vàng. D. Thiếc. Câu 7. Ý nào không phải là điều kiện hình thành các quốc gia cổ đại Đông Nam Á? A. Sự phát triển của nông nghiệp trồng lúa nước. B. Sự xuất hiện kỹ thuật luyện kim. C. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa. D. Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Câu 8. Đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản của thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu là gì? A. Thành thị. B. Lãnh địa. C. Thương hội. D. Phường hội. Câu 9. Cư dân chủ yếu của thành thị trung đại ở Tây Âu gồm những lực lượng nào sau đây? A. Nông dân và thợ thủ công. B. Thợ thủ công và thương nhân.
- C. Thương nhân và nông dân. D. Nông dân và bình dân thành thị. Câu 10. Nhà thám hiểm nào đã thực hiện chuyến đi đầu tiên vòng quanh thế giới bằng đường biển từ năm 1519 đến năm 1522? A. Đi-a-xơ. B. Cô-lôm-bô. C. Va-xcô đơ Ga-ma. D. Ma-gien-lan. Câu 11. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy? A. Tư hữu xuất hiện, xã hội phân chia giai cấp. B. Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao. C. Sự xung đột liên tục giữa các bộ lạc. D. Nguyên tắc vàng được xác lập. Câu 12. Ngành kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Đông là gì? A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Công thương nghiệp. D. Nông nghiệp. Câu 13. Các nước cổ đại phương Tây không thể hình thành các quốc gia rộng lớn là vì lí do nào sau đây? A. Đồng bằng nhỏ hẹp và bị chia cắt. B. Các quốc gia đều tiếp giáp với biển. C. Có nhiều dòng sông lớn cắt ngang. D. Không có các cao nguyên. Câu 14. Những chính sách của vua A-cơ-ba đã làm cho đất nước Ấn Độ A. phát triển thịnh vượng. B. trở thành đế quốc phong kiến.
- C. bị nước ngoài xâm lược. D. bi chia cắt thành nhiều quốc gia nhỏ. Câu 15. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nét nổi bật của văn hóa các quốc gia phong kiến Đông Nam Á? A. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Ấn Độ. B. Nền văn hóa hoàn toàn mang tính bản địa. C. Tiếp thu có chọn lọc văn minh phương Tây. D. Thể hiện rõ nét sự giao thoa văn hóa Đông – Tây. Câu 16. Nét nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Vương quốc Lan Xang ở các thế kỉ XV – XVII là gì? A. Là vương quốc hiếu chiến nhất khu vực Đông Nam Á. B. Đẩy mạnh giao thương với các nước phương Tây. C. Chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. D. Chỉ giao thương buôn bán với Ấn Độ và Campuchia. Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện các thành thị trung đại ở Tây Âu? A. Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hóa. B. Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp trong lãnh địa. C. Đời sống vật chất của nông nô trong lãnh địa được cải thiện. D. Nông nô được giải phóng, họ đến thành thị để sản xuất nông nghiệp. Câu 18. Yếu tố nào dưới đây đã tạo tiền đề cho các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI? A. Sự trưởng thành của giai cấp tư sản ở châu Âu. B. Khoa học – kĩ thuật có những bước tiến quan trọng. C. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. D. Nhu cầu thị trường, thuộc địa trở nên cấp thiết. Câu 19. Nhận xét nào đúng về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam?
- A. Chiu ảnh hưởng mạnh nhất về Nho giáo và Phật giáo. B. Chiu ảnh hưởng mạnh nhất về Đạo giáo và Phật giáo. C. Chiu ảnh hưởng mạnh nhất về Nho giáo và văn học. D. Chịu ảnh hưởng mạnh nhất về văn học và sử học. Câu 20. Điểm giống nhau giữa Vương triều Đê-li và Vương triều Mô-gôn ở Ấn Độ là A. vương triều ngoại tộc. B. áp đặt đạo Hồi. C. ban hành thuế ngoại đạo. D. xây dựng khối hòa hợp dân tộc. Câu 21. Đặc điểm tự nhiên tạo nên nét tương đồng giữa các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là A. địa hình bị chia cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới. B. khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa khô và mùa mưa rõ rệt. C. những đồng bằng rộng lớn, thảo nguyên mênh mông. D. tất cả các quốc gia trong khu vực đều tiếp giáp với biển. Câu 22. Điểm khác biệt cơ bản về chính trị của chế độ phong kiến Tây Âu với phong kiến phương Đông là gì? A. Chế độ phong kiến phân quyền. B. Chế độ quân chủ lập hiến. C. Chế độ dân chủ tư sản. D. Chế độ dân chủ phong kiến. Câu 23. Các cuộc phát kiến địa lí thời kì trung đại có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản? A. Cung cấp nguồn nhân công làm thuê cho giai cấp tư sản. B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của chế độ phong kiến. C. Mở ra những con đường mới, những vùng đất mới. D. Đề cao giá trị nhân bản, tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ.
- Câu 24. Đánh giá nào đúng khi nói Ấn Độ là trung tâm văn minh của nhân loại? A. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm có giá trị vĩnh cửu. B. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, ảnh hưởng ra bên ngoài. C. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là điều kiện phát triển đất nước. D. Nền văn hóa phong phú, hình thành sớm, là cơ sở phát triển kinh tế xã hội. Câu 25. Đánh giá nào sau đây đúng nhất về nền văn hóa Đông Nam Á thời phong kiến? A. Tiếp thu, chọn lọc văn hóa bên ngoài và xây dựng được nền văn hóa riêng với những giá trị tinh thần độc đáo. B. Tiếp thu phần lớn những giá trị văn hóa bên ngoài, nhất là văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ. C. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa một số nước phương Tây được du nhập bởi những thương nhân châu Âu. D. Mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bên ngoài. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)