Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 1 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_6_de_so_1_co_dap_an.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 1 (Có đáp án)
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ – KHỐI 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian làm bài: 30 phút – 25 câu TN (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 01 TRẮC NGHIỆM (25 câu – 10.0 điểm) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên Phiếu TLTN) Câu 1. Người Hi Lạp sáng tạo hệ thống chữ viết gồm bao nhiêu chữ cái? A. 23 chữ cái. B. 24 chữ cái. C. 25 chữ cái. D. 26 chữ cái. Câu 2. Năm 27 TCN, ai là người nắm mọi quyền hành ở La Mã? A. Ốc-ta-vi-út. B. Pê-ri-clét. C. Hê-rô-đốt. D. Pi-ta-go. Câu 3. Dưới thời Văn Lang, đứng đầu mỗi Bộ là A. Quan lang. B. Lạc tướng. C. Lạc hầu. D. Bồ chính. Câu 4. Nhà nước Văn Lang đóng đô ở A. Cổ Loa (Hà Nội). B. Hoa Lư (Ninh Bình). C. Phong Châu (Phú Thọ). D. Lam Sơn (Thanh Hóa). Câu 5. Cư dân Văn Lang, Âu Lạc đi lại chủ yếu bằng
- A. thuyền. B. ngựa. C. lừa. D. voi. Câu 6. Thành bang quan trọng, tiêu biểu cho chế độ dân chủ của Hy Lạp cổ đại là A. A-ten. B. Mi-lê. C. Xpác. D. Đen-phơ. Câu 7. Thành phần trong Viện Nguyên lão của nhà nước La Mã cổ đại là ai? A. Những cụ già trên 60 tuổi. B. Các gia đình giàu có nhất. C. Quý tộc phong kiến. D. Địa chủ phong kiến. Câu 8. Thể chế chính trị của La Mã thời cổ đại dưới thời Ốc-ta-vi-út là A. dân chủ cộng hoà. B. nhà nước đế chế. C. quân chủ lập hiến. D. dân chủ chủ nô. Câu 9. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân ra đời của nhà nước Văn Lang? A. Nhu cầu đoàn kết làm thủ công nghiệp. B. Xã hội có sự phân hóa giàu nghèo. C. Nhu cầu trị thủy làm nông nghiệp. D. Nhu cầu chống ngoại xâm. Câu 10. Logo của tổ chức UNESCO lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào? A. Tượng nữ thần tự do.
- B. Kim tự tháp Ai Cập. C. Đền Pác-tê-nông. D. Vườn trao Ba-bi-lon. Câu 11. Điểm khác nhau trong tổ chức bộ máy nhà nước thời An Dương Vương so với thời vua Hùng là A. vua đứng đầu đất nước, nắm mọi quyền hành. B. giúp việc cho vua có các Lạc hầu, Lạc tướng. C. cả nước chia thành nhiều bộ, do lạc tướng đứng đầu. D. tổ chức nhà nước chặt chẽ hơn, vua có nhiều quyền hành hơn. Câu 12. Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và cả ở nước ngoài đã phản ánh điều gì? A. Thuật luyện kim phát triển ở nước ta và phát triển ra nước ngoài. B. Thuật luyện kim được phát minh ở nước ngoài và du nhập vào nước ta. C. Thuật luyện kim phát triển cao, nổi tiếng ở cả khu vực. D. Công cụ và vật dụng kim loại hoàn toàn thay thế đồ đá. Câu 13. Câu chuyện Mị Châu-Trọng Thuỷ đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho đời sau? A. Phải có tinh thần đoàn kết, quân dân trên dưới một lòng. B. Phải có vũ khí tốt, lực lượng mạnh. C. Phải đề cao cảnh giác với kẻ thù. D. Phải có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc. Câu 14. Do ảnh hưởng của lực Côriôlit, các vật thể chuyển động ở bán cầu Nam sẽ bị lệch về bên nào so với hướng chuyển động? A. Bên trên. B. Bên dưới. C. Bên phải. D. Bên trái. Câu 15. Giờ quốc tế (giờ GMT) được tính theo giờ của múi giờ số mấy? A. Múi giờ số 0. B. Múi giờ số 12. C. Múi giờ số 6.
- D. Múi giờ số 18. Câu 16. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 12 được gọi là ngày A. hạ chí. B. thu phân. C. đông chí. D. xuân phân. Câu 17. Theo quy ước, cách mấy năm sẽ có một năm nhuận dương lịch? A. 1 năm. B. 2 năm. C. 3 năm. D. 4 năm. Câu 18. Trái Đất cùng lúc thực hiện mấy chuyển động? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía Đông sẽ A. nhanh hơn một giờ. B. chậm hơn một giờ. C. giờ không thay đổi. D. lùi lại một ngày. Câu 20. Trái Đất tự quay quanh trục tạo ra hệ quả nào sau đây? A. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. B. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. D. Hiện tượng mùa trong năm. Câu 21. Ở bán cầu Bắc, ngày nào sau đây có thời gian ban ngày dài nhất trong năm? A. Ngày 21 tháng 3. B. Ngày 23 tháng 9. C. Ngày 22 tháng 12. D. Ngày 22 tháng 6. Câu 22. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất không tạo ra hệ quả nào sau đây?
- A. Các mùa trong năm. B. Sự luân phiên ngày đêm. C. Ngày đêm dài ngắn theo mùa. D. Ngày đêm dài ngắn theo vĩ độ. Câu 23. Tô-ky-ô (Nhật Bản) nhanh hơn Việt Nam bao nhiêu giờ? A. 2. B. 4. C. 5. D. 9. Câu 24. Câu ca dao “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối” chỉ ra hệ quả địa lí nào sau đây của Trái Đất? A. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa. B. Sự luân phiên ngày, đêm. C. Ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ. D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời. Câu 25. Khi ở khu vực giờ gốc (0) là 12h thì ở Oa-sinh-tơn (múi -5) là mấy giờ? A. 7 giờ. B. 1 giờ. C. 19 giờ. D. 10 giờ. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)