Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 2 (Có đáp án)

pdf 4 trang Hải Hòa 12/03/2024 510
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_lich_su_6_de_so_2_co_dap_an.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử 6 - Đề số 2 (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH, THCS VÀ THPT LÊ QUÝ ĐÔN NĂM HỌC: 2021-2022 Môn: LỊCH SỬ VÀ ĐIA LÍ – KHỐI 6 (ĐỀ CHÍNH THỨC) Thời gian làm bài: 30 phút – 25 câu TN (không kể thời gian phát đề) ĐỀ 02 TRẮC NGHIỆM (25 câu – 10.0 điểm) (Lưu ý: Học sinh làm bài trên Phiếu TLTN) Câu 1. “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng Trái đất lên” là câu nói của ai? A. Hê-rô-đốt. B. Ác-si-mét. C. Pi-ta-go. D. Ta-lét. Câu 2. Người La Mã đã có phát minh gì trong xây dựng? A. Bê tông. B. Gạch. C. Xi-măng. D. Cát xây dựng. Câu 3. Âu Lạc rơi vào tay Triệu Đà và bị sát nhập vào đất đai của Nam Việt vào thời gian nào? A. Năm 179 TCN. B. Năm 111 TCN. C. Năm 207 TCN. D. Năm 109 TCN. Câu 4. Nước Âu Lạc do ai đứng đầu? A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. Ngô Quyền. D. Đinh Bộ Lĩnh. Câu 5. Trong đời sống cư dân Văn Lang, Âu Lạc, những ngày thường nam giới A. đóng khố, mình trần, đi chân đất. B. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi giày lá. C. đóng khố, mặc áo vải thổ cẩm, đi chân đất. D. đóng khố, mình trần, đi giày lá. Câu 6. Cơ quan nào không nằm trong tổ chức bộ máy của nhà nước A-ten? A. Đại hội nhân dân. B. Viện nguyên lão. C. Tòa án 6000 người. D. Hội đồng 10 tướng lĩnh. Câu 7. Đâu không phải quyền lực của Viện Nguyên lão dưới thời Cộng hòa? A. Quyền đề xuất luật. B. Quyền cho phép phụ nữ tham dự chính quyền. C. Quyền quyết định hòa bình hay chiến tranh. D. Quyền đề cử quan chấp chính.
  2. Câu 8. Hệ thống chữ cái La-tinh là cơ sở ra đời bao nhiêu ngôn ngữ trên thế giới? A. 100 ngôn ngữ. B. 300 ngôn ngữ. C. 400 ngôn ngữ. D. 200 ngôn ngữ. Câu 9. Đâu không phải lí do An Dương Vương dời đô xuống Phong Khê (nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội)? A. Vùng đất đông dân. B. Nằm ở trung tâm đất nước. C. Thuận lợi cho việc đi lại. D. Giàu tài nguyên thiên nhiên. Câu 10. Thành tựu văn hóa nào của người Hy Lạp cổ đại còn được bảo tồn đến ngày nay? A. Sử học. B. Hệ đếm 60. C. Toán học. D. Chữ La-tinh. Câu 11. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang? A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước. C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Câu 12. Phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay không được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc? A. Tục làm bánh chưng. B. Tục xăm mình. C. Tục ăn trầu. D. Tổ chức các lễ hội. Câu 13. Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang? A. Quyền lực được tập trung tối đa vào trong tay Hùng Vương. B. Tiềm tàng nguy cơ chia rẽ, cát cứ ở các chiềng, chạ. C. Tổ chức theo mô hình quân chủ, đơn giản, sơ khai. D. Tổ chức đơn giản, chưa khoa học. Câu 14. Thời gian tự quay 1 vòng quanh trục của Trái Đất là A. 24 giờ. B. 12 giờ. C. 6 giờ. D. 30 giờ. Câu 15. Bề mặt Trái Đất được chia thành bao nhiêu khu vực giờ? A. 12. B. 20. C. 30. D. 24. Câu 16. Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời một vòng là A. 365 ngày 3 giờ.
  3. B. 365 ngày 4 giờ. C. 365 ngày 5 giờ. D. 365 ngày 6 giờ. Câu 17. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 6 được gọi là ngày A. hạ chí. B. thu phân. C. đông chí. D. xuân phân. Câu 18. Ở nửa cầu Bắc, ngày 22 tháng 12 được gọi là ngày A. hạ chí. B. thu phân. C. đông chí. D. xuân phân. Câu 19. Trái đất được chia thành 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ nếu đi về phía Tây sẽ A. nhanh hơn một giờ. B. chậm hơn một giờ. C. không thay đổi so với múi giờ gốc. D. tăng thêm một ngày. Câu 20. Trên Trái Đất có ngày và đêm luân phiên là do nguyên nhân nào sau đây? A. Trái Đất hình khối cầu và tự quanh trục. B. Trái Đất hình khối cầu, quay quanh Mặt Trời. C. Trái đất luôn tự quay quanh trục. D. Trái Đất tự quay xung quanh Mặt Trời. Câu 21. Ngày chuyển tiếp giữa mùa nóng và mùa lạnh là ngày nào? A. 23/9 (Thu phân). B. 22/12 (Đông chí). C. 22/6 (Hạ chí). D. 21/3 (Xuân phân). Câu 22. Chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất tạo ra hệ quả nào sau đây? A. Sự luân phiên ngày đêm. B. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế. C. Chuyển động của các vật thể bị lệch hướng. D. Các mùa trong năm khác nhau. Câu 23. Việt Nam thuộc múi giờ số mấy? A. 5. B. 7. C. 9. D. 2. Câu 24. Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động xung quanh Mặt Trời thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây? A. Quanh năm đều là ngày. B. Sự sống vẫn tồn tại và phát triển. C. Trái Đất vẫn có hiện tượng ngày đêm. D. Trái Đất nhận được lượng nhiệt lớn. Câu 25. Khi Luân Đôn (Anh) là 10 giờ, thì ở Hà Nội (Việt Nam) là
  4. A. 15 giờ. B. 17 giờ. C. 19 giờ. D. 21 giờ. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: (Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)