Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_pho.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 2)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC 9 ĐỀ CHÍNH THỨC (ĐỀ 2) Năm học: 2019 – 2020 A. Mục tiêu đề kiểm tra: I. Về kiến thức: Chủ đề 1: Các loại hợp chất vô cơ: tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. Nhận biết các chất trong dung dịch, phân biệt bazơ tan và bazơ không tan. Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón, phân biệt phân bón đơn và phân bón kép. Chủ đề 2: Kim loại: Tính chất hóa học chung của kim loại, tính chất hóa học của nhôm và sắt, giải bài toán tính theo phương trình hóa học. Chủ đề 3: Phi kim: tính chất hóa học chung của phi kim, tính chất hóa học của clo. II Về kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng viết công thức hóa học, viết phương trình hóa học, giải thích, vận dụng, tính toán, lập luận III. Phát triển năng lực. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: viết đúng CTHH và phương trình hóa học. - Năng lực thực hành hóa học: Các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, muối, - Năng lực tính toán: Tính khối lượng chất tham gia, nồng độ mol của dung dịch. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học: xác định thành phần % của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: giải thích vì sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi, B. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm 20%, tự luận 80 %
- C. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ nhận thức Cộng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tên chủ đề Vận dụng Vận dụng cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Hợp chất - Xác định Viết Chất tác Nhận - Xác - Giải bazơ tan phương dụng với biết các định thích vô cơ - chiều trình nước tạo chất thành hiện hoạt động thực ra dung trong dd phần % tượng hóa học hiện dịch axit, của xô kim loại chuỗi Bazơ nguyên chậu phản tố dinh bằng ứng hóa dưỡng nhôm học trong tác phân dụng bón với nước vôi Số câu 2 1 2 1 1 1 8 Số điểm 0,5đ 2,5đ 0,5đ 1,5đ 0,25đ 1đ 6,25đ Tỉ lệ % 62,5% Kim loại - Hiểu - Tính được hiện toán tượng của theo phản ứng phươn KL tác g trình dụng với hóa dd Axit học Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 đ 3 đ 3,25đ Tỉ lệ % 32,5% Phi kim - Tính Tính chất chất hóa hóa học học của của Phi Clo kim Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 đ 0,25đ 0,5đ Tỉ lệ % 5% TS câu 4 câu 5 câu 3 câu 12 câu TS điểm 3,25 điểm 4 điểm 2,75 điểm 10đ Tỉ lệ % 32,5% 40% 27,5% 100% D. ĐỀ KIỂM TRA
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: Hóa học 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ 2 Không kể chép đề hoặc giao đề I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn và ghi lại đáp án đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1. Nhóm bazơ nào gồm toàn là bazơ tan (kiềm)? A. NaOH, KOH. B. Mg(OH)2, Fe(OH)3. C. Cu(OH)2 , Ba(OH)2. C. Fe(OH)3 , NaOH . Câu 2. Trong các chất sau đây, chất nào tác dụng với nước tạo ra dung dịch axit? A. CaO. B. SO3. C. Na2O. D. BaO. Câu 3. Thành phần phần trăm khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón NH4NO3 là bao nhiêu? A. 5%. B. 17,5%. C. 35%. D. 60%. Câu 4. Cho Na2O vào nước rồi cho quỳ tím vào dung dịch, có hiện tượng quỳ tím A. đổi màu vàng. B. không chuyển màu. C. đổi màu đỏ. D. đổi màu xanh. Câu 5. Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học tăng dần? A. K, Na, Mg, Ag, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Al, Au. B. K, Na, Cu, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Mg, Ag, Au. C. K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au. D. Au, Ag, Cu, (H), Pb, Fe, Zn, Al, Mg, Na, K. Câu 6. Axit H2SO4 loãng không tác dụng với kim loại nào sau đây? A. Zn. B. Mg. C. Cu. D. Fe. Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, khí clo có thể tác dụng được hết với các chất thuộc nhóm nào sau đây? A. O2; H2O; FeO. B. NaOH; Fe; H2O. C. CuO; O2; NaOH. D. FeO; H2O; NaOH. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn phot pho trong không khí, hợp chất tạo thành là A. oxit axit. B. oxit bazơ. C. bazơ. D. axit. II. TỰ LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1: (2,5 điểm) Hoàn thành chuổi biến đổi hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): . 1 2 3 4 5 Al AlCl3 Al(OH)3 Al2O3 Al2(SO4)3 AlCl3 Câu 2: (1 điểm) Có nên dùng xô, nồi nhôm để đưng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích? Câu 3: (1,5 điểm) Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất sau: nước cất, dung dịch HCl, dung dịch NaOH. a. Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch trên. b. Nếu đổ 3 chất vào nhau, hãy viết phương trình hoá học xảy ra. Câu 4: (3 điểm) Cho một lượng kẽm (Zn) dư tác dụng với 100 ml dung dịch axit HCl, phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí (đktc). a) Viết phương trình hóa học xảy ra. b) Tính khối lượng kẽm đã tham gia phản ứng. c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl. d) Với lượng khí trên có thể khử được bao nhiêu gam đồng (II) oxit? ( Cho biết Zn = 65; O = 16; H = 1; Cu=64, Cl = 35,5 ) ( HỌC SINH LÀM TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN VÀO GIẤY THI )
- E. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM – ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM: (2đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án A B C D D C B A II. TỰ LUẬN: (8đ) Câu Yêu cầu đối với học sinh Số điểm 1 t0 2,5 điểm (1) 2Al + 3Cl2 2AlCl3 0,5 điểm (2) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl 0,5 điểm t0 (3) 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 0,5 điểm (4) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O 0,5 điểm (5) Al2(SO4)3 + 3BaCl2→ 3BaSO4 + 2AlCl3 0,5 điểm 2 Không nên dùng xô, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi 1 điểm hoặc vữa xây dựng vì nhôm tác dụng với dd kiềm sẽ làm hỏng vật dụng đựng nó. 3 1,5 điểm Lấy mỗi chất một ít ra làm thí nghiệm, đánh số thứ tự : 0,25 điểm a. Nhỏ mỗi chất trên vào quỳ tím. Nếu: + quỳ tím chuyển màu xanh là dung dịch NaOH. 0,25 điểm + quỳ tím chuyển màu đỏ là HCl 0,25 điểm + quỳ tím không chuyển màu là nước cất. 0,25 điểm b. Đổ 3 chất trên vào nhau ta có PTHH: HCl + NaOH → NaCl + H2O 0,5 điểm 4 3 điểm - Số mol khí thu được: 4,48/22,4 = 0,2( mol) 0,5 điểm a/ Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 0,5 điểm b/ Theo PTHH ta có: nZn = nH2 = 0,2 mol 0,25 điểm m Zn= 0,2 . 65 = 13 (g) 0,25 điểm c/ Số mol HCl tham gia phản ứng n HCl =2 nH2 = 2. 0,2= 0,4 ( mol) 0,25 điểm Nồng độ mol của HCl là: CM = 0,4/0,1 = 4 (M) 0,25 điểm t0 d/ H2 + CuO Cu + H2O 0,5 điểm Ta có: nCuO = nH2 = 0,2 ( mol) 0,25 điểm Khối lượng của CuO là: mCuO = 0,2 x (64+16) = 16 (g) 0,25 điểm (Học sinh làm cách khác đúng vẫn đạt điểm tối đa)