Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)

doc 4 trang Hương Liên 25/07/2023 1410
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2019_2020_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN VĨNH THUẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN: HÓA HỌC 9 ĐỀ DỰ PHÒNG _ Năm học: 2019 – 2020 A. Mục tiêu đề kiểm tra: I. Về kiến thức: Chủ đề 1: Kiểm tra học sinh cách nhận biết các loại hợp chất vô cơ như: axit, bazơ, muối , viết được phương trình hóa học minh họa cho sự chuyển đổi giữa các loại hợp chất vô cơ, tính chất hóa học của clo, lấy ví dụ. Chủ đề 2: HS biết cách lập luận để giải bài toán xác định khối lượng, thể tích chất tham gia hay sản phẩm trong phương trình hóa học. II Về kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng viết công thức hóa học, viết phương trình hóa học, giải thích, vận dụng, tính toán, lập luận III. Phát triển năng lực. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: viết đúng CTHH và phương trình hóa học. - Năng lực thực hành hóa học: Các dấu hiệu nhận biết axit, bazơ, muối, - Năng lực tính toán: Tính khối lượng chất tham gia, nồng độ mol của dd. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua hóa học: xác định thành phần % của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: giải thích vì sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng vôi, nước vôi, B. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm 20%, tự luận 80 %
  2. C. Ma trận đề kiểm tra: Cấp độ nhận thức Cộng Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tên chủ đề TN TNKQ TL TNKQ TL TL TNKQ TL KQ Hợp chất - Xác định Viết - T/c oxit Nhận - Xác định bazơ tan phương tan trong biết thành vô cơ -Nhận biết trình nước làm các phần % phân bón thực quỳ tím chất của đơn hoặc hiện biến đổi trong nguyên tố phân bón chuỗi màu. dd dinh kép. phản - T/c bazơ dưỡng ứng hóa không tan trong phân học bị to phân bón hủy Số câu 2 1 2 1 1 7 Số điểm 0,5đ 2,5đ 0,5đ 1,5đ 0,25đ 5,25đ Tỉ lệ % 52,5% Kim loại - Hiểu - Tính - HS được hiện toán nhận tượng của theo thức ô phản ứng phươn nhiễm KL tác g trình MT do dụng với hóa quá dd muối học trình sản xuất gang thép Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,25 đ 3 đ 1đ 4,25đ Tỉ lệ % 42,5% Phi Kim - Tính Tính chất chất hóa hóa học học của của phi clo kim Số câu 1 1 2 Số điểm 0,25 đ 0,25đ 0,5đ Tỉ lệ % 5% TS câu 4 câu 5 câu 3 câu 12 câu TS điểm 3,25 điểm 4 điểm 2,75 điểm 10đ Tỉ lệ % 32,5% 40% 27,5% 100% D. ĐỀ KIỂM TRA
  3. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: Hóa học 9 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 45 phút Không kể chép đề hoặc giao đề I. Trắc nghiệm: (2 điểm) Chọn và ghi lại đáp án đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1. Bazơ nào là bazơ tan (kiềm)? A. Mg(OH)2. B. NaOH. C. Fe(OH)3. D. Cu(OH)2. Câu 2. Hợp chất nào khi hòa tan vào nước sẽ thu được dung dịch làm quỳ tím hóa xanh? A. CaO. B. Al2O3. C. SO3. D. ZnO. Câu 3. Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy? A. Cu(OH)2. B. KOH. C. Ba(OH)2. D. NaOH. Câu 4. Phân bón đơn là A. NPK. B. (NH4)2HPO4. C. KCl. D. KNO3. Câu 5. Khí Clo có thể tác dụng được hết với các chất nào sau đây: A. O2; CuO; H2O. B. O2; H2O; FeO. C. CuO; O2; NaOH. D. H2; H2O; NaOH. Câu 6. Cho một đinh sắt vào dung dịch đồng (II) clorua xảy ra hiện tượng gì sau đây? A. Đinh sắt không có sự thay đổi, màu xanh của dung dịch ban đầu bị nhạt dần. B. Sắt tan dần, có chất rắn màu xám bám ngoài đinh sắt, dung dịch chuyển dần màu xanh. C. Sắt tan dần, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt, màu xanh lam của dung dịch ban đầu bị nhạt dần. D. Đồng tan dần, có chất rắn màu đỏ bám ngoài đinh sắt. Câu 7. Ở điều kiện thích hợp, khí clo tác dụng với hiđro tạo thành A. oxit bazơ. B. axit. C. bazơ. D. hợp chất khí. Câu 8. Hàm lượng N trong phân đạm nào là cao nhất? A. NH4Cl. B. CO(NH2)2. C. NH4NO3. D. (NH4)2SO4. II. TỰ LUẬN: ( 8 điểm) Câu 1: (1 điểm) Những khí thải CO2, SO2, trong quá trình sản xuất gang thép có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường xung quanh? Em hãy thử nêu các biện pháp để chống ô nhiễm môi trường ở khu dân cư gần cơ sở sản xuất gang, thép. Câu 2: (2,5 điểm) Hoàn thành chuỗi biến đổi hóa học sau và ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) (5) Cu CuO CuCl2 Cu(OH)2 CuO CuSO4 Câu 3: (1,5 điểm) Nêu phương pháp hóa học nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch là HCl, NaOH, H2SO4? (viết phương trình phản ứng minh họa, nếu có) . Câu 4: (3 điểm) Cho một lượng Mg dư vào 100ml dd H 2SO4 loãng. Phản ứng xong, thu được 1,12 lít khí (đktc). a. Viết phương trình hóa học b. Tính khối lượng magie đã tham gia phản ứng c. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4 đã dùng d. Với lượng khí trên có thể khử được bao nhiêu gam đồng (II) oxit? ( Cho biết Mg = 24; O = 16; H = 1; S = 32, Cu=64, C=12, N=14, Cl= 35,5) (HỌC SINH LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN VÀO GIẤY THI)
  4. E. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM: I. TRẮC NGHIỆM: (2đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25 đ. Câu Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án B A A C D C D B II. TỰ LUẬN: (8đ) Câu Yêu cầu đối với học sinh Số điểm 1 1 điểm - Ảnh hưởng đến môi trường: + Khí CO2, SO2, gây ô nhiễm không khí độc hại cho người, động thực vật. 0,25 điểm + Làm nồng độ axit trong nước mưa cao hơn. 0,25 điểm - Biện pháp chống ô nhiễm môi trường: + Xây dựng hệ thống liên hoàn xử lí khí thải độc hại. 0,25 điểm + Trông nhiều cây xanh để hấp thụ khí CO2 0,25 điểm 2 2,5 điểm t0 1/ 2Cu + O2 2 CuO 0,5 điểm 2/ CuO + 2HCl CuCl2 + H2O 0,5 điểm 3/ CuCl2 + 2 NaOH Cu(OH)2 + 2NaCl 0,5 điểm t0 4/ Cu(OH)2 CuO + H2O 0,5 điểm 5/ CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O 0,5 điểm 3 1,5 điểm - Lấy mỗi chất ra một ít cho vào ống nghiệm để làm mẩu thử. 0,25 điểm - Nhỏ các mẩu thử trên lên giấy quỳ tím, nếu quỳ tím biến đổi thành màu xanh là KOH, 2 mẩu còn lại làm quỳ tím biến đổi 0,5 điểm thành màu đỏ. - Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào 2 mẩu thử còn lại HCl, H2SO4 . 0,25 điểm Nếu thấy kết tủa trắng thì mẩu thử đó là H SO . 2 4 BaCl2 + H2SO4 BaSO4 + 2HCl 0,25 điểm Mẩu còn lại là HCl. 0,25 điểm 4 3 điểm - Số mol khí thu được: 1,12/22,4 = 0,05 ( mol) 0,5 điểm a/ Mg + H2SO4 (l) MgSO4 + H2 0,5 điểm b/ Theo PTHH ta có: nMg = nH2 = 0,05 mol 0,25 điểm m Mg= 0,05 . 24 = 1,2 (g) 0,25 điểm c/ Số mol H2SO4 tham gia: n H2SO4 = nH2 = 0,05( mol) 0,25 điểm Nồng độ mol của H2SO4 là: CM = 0,05/0,1 = 0,5 (M) 0,25 điểm 0 d/ H2 + CuO t Cu + H2O 0,25 điểm Ta có: nCuO = nH2 = 0,05 ( mol) 0,25 điểm Khối lượng của CuO là: mCuO = 0,05 x (64+16) = 4 (g) 0,5 điểm (Học sinh làm cách khác nếu đúng vẫn đạt điểm tối đa)