Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 1)

doc 3 trang Hương Liên 25/07/2023 920
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_ngu_van_lop_9_nam_hoc_2019_2020_pho.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Ngữ văn Lớp 9 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề 1)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Đề kiểm tra học kỳ I, năm học 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn: Ngữ văn 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút ĐỀ 1 (không kể thời gian giao đề) Phần I: Đọc - hiểu văn bản (3 điểm) Dựa vào nội dung đoạn thơ sau học sinh trả lời câu hỏi bên dưới Đoạn thơ: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn trông nội cỏ râu rầu, Chân mây mặc đất một màu xanh xanh Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Ngữ Văn 9,tập I, NXBGD,Tr94) Câu 1 (1điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy thi. 1.1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? a- Bài thơ về tiểu đội xe không kính b- Đồng chí c- Kiều ở lầu Ngưng Bích d- Bếp lửa 1.2. Tác giả đoạn thơ trên ? a. Nguyễn Du b. Chính Hữu c. Phạm Tiến Duật d. Lê Anh Trà 1.3. Đoạn thơ trên thuộc dòng văn học nào? a. Văn học lãng mạn b. Văn học hiện thực phê phán c. Văn học trung đại d. Văn học hiện đại 1.4. Nghệ thuật nổi bật của đoạn thơ trên là gì? a. Sử dụng bút pháp ước lệ. b. Từ láy giàu sức gợi tả c. Miêu tả cảnh thiên nhiên rõ nét d. Tả cảnh ngụ tình đặc sắc Câu 2: (1 điểm) Hãy chọn bằng cách khoanh tròn vào Đ và S cho phù hợp Câu Nội dung Đáp án 1 Hình ảnh cánh hoa trôi man mác trong khổ thơ trên tác giả sử dụng Đ S phép tu từ ẩn dụ. 2 Thành ngữ “Một tấc lên tới trời” tuân thủ phương châm về chất. Đ S 3 Một trong những trường hợp không tuân thủ PCHT là muốn người Đ S nghe hiểu theo ý khác. 4. Từ “ăn” là từ có thể diễn đạt nhiều ý khác nhau. Đ S Câu 3 (1điểm): Từ đoạn thơ trên em hãy nêu nội dung và nghệ thuật? Phần II: Tạo lập văn bản (7 điểm) Em hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó. -Hết-
  2. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM: PHẦN CÂU NỘI DUNG BIỂU ĐIỂM Câu 1 Chọn đáp án đúng nhất( Mỗi ý đúng 0,25 điểm) 1 điểm 1.1- c; 1.2- a; 1.3- c; 1.4- b ĐỌC Câu 2 - Chọn đúng , sai ( Mỗi 1 đúng 0,25 đ) 1 điểm HIỂU 1-Đ ; 2- S; 3-Đ; 4- Đ Câu 3 HS nêu được các ý sau: 1 điểm - Cảnh vật hiện lên được phác họa qua các hình 0,5 điểm ảnh khác nhau, nhưng đều thấm đượm nỗi buồn. Mỗi biểu hiện về cảnh vật là ẩn dụ về tâm trạng, cảnh ngộ của con ngnười, mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Thúy Kiều những nỗi niềm khác nhau -Nghệ thuật: Điệp từ, từ láy và các hình ảnh thơ giàu sức gợi cảm, Bút pháp tả cảnh ngụ tình 0,5 điểm đặc sắc TẠO TLV 1. Mở bài: (1 điểm) LẬP + Giới thiệu cuộc gặp gỡ diễn ra trong hoàn 0,5 điểm VĂN cảnh nào? BẢN 0,5 điểm + Thời gian địa điểm, ấn tượng về cuộc gặp gỡ đó. (5 điểm) 2. Thân bài - Chuyện riêng về bản thân và gia đình. 0,5 điểm - Chuyện về cuộc sống hiện tại của người lính lái xe: khó khăn, vất vả, những niềm vui, tình 0,5 điểm cảm của những người lính lái xe. - Những suy nghĩ của họ đối với quê hương 0,5 điểm đất nước. - Những lời động viên dặn dò của người lính đối với em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. 0,5 điểm Những câu chuyện của em chia sẻ với anh lính lái xe: - Thái độ, tâm trạng của em về cuộc gặp gỡ 1 điểm này. - Nêu lên nỗ lực học tập của bản thân của em nói riêng và thế hệ trẻ nói chung hôm nay để 1 điểm xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Thể hiện lòng biết ơn của em và thế hệ trẻ hôm nay đối với cha anh đi trước. Quyết tâm 1 điểm
  3. phát huy truyền thống giữ gìn và dựng xây đất nước. 3. Kết bài (1 điểm) - Thể hiện suy nghĩ của của em về cuộc gặp gỡ này. 0,5 điểm - Những chiêm nghiệm và cảm xúc của em 0,5 điểm