Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)

docx 4 trang Hương Liên 25/07/2023 3140
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_hoc_ki_i_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2019_2020_phon.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì I môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận (Đề dự phòng)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM HỌC: 2019 – 2020 MÔN THI: VẬT LÍ 8 1. Mục đích của đề kiểm tra: - Đối với học sinh: kiểm tra mức độ đạt được về kiến thức và kĩ năng trong các nội dung của Chương 1-Cơ học. - Đối với giáo viên: đánh giá kết quả học tập của học sinh và điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp hơn. - Phạm vi kiến thức: từ bài 1 đến bài 13 sách giáo khoa Vật lí 8. 2. Hình thức đề kiểm tra: Trắc nghiệm 30%, tự luận 70% 3. Ma trận đề kiểm tra: ĐỀ DỰ PHÒNG Vận dụng Cộng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề 1 : Tác dụng của Áp suất áp suất chất lỏng đối với đời sống. Số câu 1c 1c Số điểm 1đ 1đ Tỉ lệ % 100% 10% Chủ đề 2: Viết được Vận dụng được công thức tính áp Áp suất chất công thức suất vật rắn. lỏng tính áp suất vật rắn. Số câu 1 1 2 Số điểm 2 2 4 Tỉ lệ % 50% 50% 40% Chủ đề 3: Giải được bài tập áp dụng công s Chuyển động thức v để tính tốc độ trung tb t bình của vật chuyển động không đều, trên từng quãng đường hay cả hành trình chuyển động. Số câu 1 1 Số điểm 3 3 Tỉ lệ % 100% 30% Chủ đề 4: Giải thích được hiện tượng thường Lực ma sát gặp liên quan đến lực ma sát Số câu 1 1 Số điểm 2 20% Tỉ lệ % 100% Tổng số câu 1 1 2 1 5 Tổng số điểm 2 1 5 1 10 Tỉ lệ % 20% 20% 50% 10% 100% 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận:
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2019-2020 HUYỆN VĨNH THUẬN Môn thi: Vật lí 8 ĐỀ DỰ PHÒNG Thời gian làm bài: 45 phút Không kể chép đề hoặc giao đề I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Câu 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học ? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật. B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác. C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật. D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật. Câu 2. Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng ? A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động. B. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động chậm lại. C. Vật đang chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên. D. Vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều. Câu 3. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải. Câu 4. Khi đi trên gò đất trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền đất để: A. Tăng áp lực của chân lên nền đất. B. Giảm áp lực của chân lên nền đất. C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất. D. Giảm áp suất tác dụng lên nền đất. Câu 5. Phương án nào trong các phương án sau đây có thể làm tăng áp suất của một vật tác dụng xuống mặt sàn nằm ngang ? A. Tăng áp lực và giảm diện tích bị ép. B. Giảm áp lực và tăng diện tích bị ép. C. Tăng áp lực và tăng diện tích bị ép. D. Giảm áp lực và giảm diện tích bị ép. Câu 6. Áp suất của người tác dụng lên mặt sàn lớn nhất trong trường hợp nào dưới đây ? A. Người đứng co một chân. B. Người đứng cả hai chân. C. Người ngồi cả hai chân. D. Người đứng co một chân trên một tấm ván rộng đặt trên mặt sàn. II. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu 1. (3 điểm) a) Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức? (1,5 điểm) b) Một cái thùng cao 1,3m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước lên đáy thùng và lên điểm A cách đáy thùng 0,5m? Biết trọng lượng riêng của nước là 10 000N/m3. (1,5 điểm) Câu 2. (3 điểm) Một viên bi được thả lăn xuống một cái dốc dài 2,4m hết 0,8 giây. Xuống hết dốc, viên bi lăn tiếp đoạn đường nằm ngang dài 3,6m trong 1,5 giây. Tính vận tốc trung bình của viên bi trên mỗi quãng đường và trên cả hai quãng đường? Câu 3. (1 điểm) Vì sao các vận động viên nhảy xa phải chạy lấy đà rồi mới nhảy mà không đứng tại chổ để nhảy? Hết
  3. 5. Hướng dẫn chấm và thang điểm: PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM HỌC: 2019 – 2020 ĐÁP ÁN ĐỀ DỰ PHÒNG MÔN THI: VẬT LÍ 8 I. TRẮC NGHIỆM: 3 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án B D D C A A II. TỰ LUẬN: 7 điểm Câu Hướng dẫn chấm Điểm 3 điểm a. p = d. h 0,75 điểm Trong đó: p là áp suất (đơn vị N/m2 hoặc Pa) d: trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3) 0,25 điểm h: chiều cao của cột chất lỏng (m) 0,25 điểm b. Tóm tắt: 0,25 điểm d = 10000N/m3 h1 = 1,3m 0,25 điểm h = 1,3 – 0,5 = 0,8m Câu 1 2 Tính: p1 = ? Pa p2 = ? Pa Giải: Áp suất chất lỏng tác dụng lên đáy thùng là: 0.5 điểm p1 = d.h1 = 10000.1,5 = 15000Pa Áp suất chất lỏng tác dụng lên điểm A là: 0,5 điểm p2 = d.h2 = 10000.0,8 = 8000Pa Đáp số: p1 = 10500Pa 0,25 điểm p2 = 7000Pa 3 điểm Tóm tắt: 0,25 điểm s1 = 2,4m t1 = 0,8s s2 = 3,6m t2 = 1,5s Tính: vTB1 = ? m/s vTB2 = ? m/s v = ? m/s Câu 2 TB Giải: Vận tốc trung bình của viên bi lăn trên quãng đường dốc là: s1 2,4 vTB1 = 3m/s t1 0,8 0,75điểm Vận tốc trung bình của viên bi lăn trên quãng đường ngang là: s2 3,6 vTB2 = 2,4 m/s 0,75 điểm t2 1,5 Vận tốc trung bình của viên bi lăn trên cả 2 quãng đường là: 1 điểm
  4. s1 s2 2,4 3,6 vTB 2,6 m/s t1 t2 0,8 1,5 0,25 điểm Đáp số: vTB1 = 3m/s vTB2 = 2,4m/s vTB ≈ 2,6m/s 1 điểm - Khi vận động viên bắt đầu nhảy thì sẽ giữ nguyên vận tốc khi chạy đà, 0,5 điểm Câu 3 do có quán tính. - Vì thế chạy đà trước khi nhảy sẽ xa hơn nhảy tại chổ. 0,5 điểm Lưu ý : + Học sinh có thể giải cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa theo thang điểm từng câu. + Học sinh có thể sử dụng câu từ, trình bày, lập luận theo cách khác nhưng vẫn đảm bảo nội dung vẫn cho điểm tối đa theo thang điểm từng câu.