Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

doc 4 trang Hương Liên 24/07/2023 840
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_hoc_ki_ii_mon_vat_li_lop_8_nam_hoc_2015_2016.doc

Nội dung text: Đề cương ôn tập học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GD&ĐT VĨNH THUẬN TỔ CHUYÊN MÔN VẬT LÍ HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN VẬT LÍ 8 Năm học 2015-2016 Câu 1: Nêu công thức tính công suất. Nêu rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức. A A Gợi ý: P P t t Trong đó: P là công suất (W hoặc J/s) A là công thực hiện được (J) t là thời gian thực hiện công đó (s) Câu 2: Tính công suất của một người đi bộ, nếu trong 2 giờ người đó bước đi 10 000 bước và mỗi bước cần một công là 40J. A Gợi ý: A10 000 bước; áp dụng P t Câu 3: Khi nào ta nói một vật có cơ năng? Cơ năng như thế nào được gọi là thế năng hấp dẫn, thế năng đàn hồi và động năng? Gợi ý: - Vật có khả năng sinh công ta nói vật có cơ năng. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với vị trí khác chọn làm mốc để tính độ cao gọi là thế năng hấp dẫn. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. Câu 4: Lấy một cốc nước đầy, thả vào đó một ít cát thấy nước bị tràn ra khỏi cốc. Nếu bỏ vào cốc nước trên một ít đường kết tinh thì nước trong cốc lại không tràn ra. Hãy giải thích tại sao? Gợi ý: Giải thích dựa vào cấu tạo của các chất. Câu 5: Các nguyên tử, phân tử chuyển động hay đứng yên? Sự chuyển động của nguyên tử và phân tử phụ thuộc vào yếu tố nào? Hãy nói rõ sự phụ thuộc đó. Gợi ý: - Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng. - Sự chuyển động của nguyên tử và phân tử phụ thuộc vào nhiệt độ. - Nhiệt độ càng cao thì các nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh. Câu 6: Tại sao khi pha cà phê người ta thường làm cho đường tan trong nước trước rồi mới bỏ đá lạnh vào, mà không cho đá lạnh vào trước khi bỏ đường? 1
  2. Gợi ý: Chuyển động của phân tử dựa vào nhiệt độ. Câu 7: Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao? Gợi ý: Giải thích dựa vào đặc điểm chuyển động của nguyên tử, phân tử. Câu 8: Nhiệt năng là gì? Có mấy cách làm thay đổi nhiệt năng? Cho ví dụ minh họa ở mỗi cách. Gợi ý: - Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. - Có 2 cách làm thay đổi nhiệt năng: thực hiện công và truyền nhiệt. Câu 9: Vào mùa hè ta nên mặc áo có màu sáng hay màu sẫm sẽ cảm thấy mát mẻ hơn? Tại sao? Gợi ý: Ta nên mặc áo có màu sáng để giảm khả năng hấp thụ tia nhiệt. Câu 10: Về mùa lạnh ta nên mặc nhiều áo mỏng hay mặc một áo dày sẽ thấy ấm hơn? Tại sao? Gợi ý: Không khí dẫn nhiệt kém hơn vải. Câu 11: Thế nào là đối lưu? Thế nào là bức xạ nhiệt? Gợi ý: - Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí. - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Câu 12: Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào những yếu tố nào? Nêu công thức tính nhiệt lượng vật thu vào, chỉ rõ tên và đơn vị của từng đại lượng có mặt trong công thức. Gợi ý: - Nhiệt lượng của một vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. - Công thức tính nhiệt lượng vật thu vào: Q = m.c.∆t, ∆t = (t2 - t1) - Trong đó: Q là nhiệt lượng vật thu vào để nóng lên (J) m là khối lượng của vật (kg) c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K) ∆t là độ tăng nhiệt độ (oC) o t1 là nhiệt độ lúc đầu ( C) o t2 là nhiệt độ lúc sau ( C) Câu 13: Người ta cung cấp cho 10 lít nước một nhiệt lượng là 840kJ. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ? Nhiệt dung riêng của nước là 4 200J/kg.K. Gợi ý: áp dụng Q = m.c.∆t, => ∆t =200C Câu 14: Tính nhiệt dung riêng của một kim loại, biết rằng phải cung cấp cho 5kg kim loại này ở 20 0C một nhiệt lượng khoảng 59kJ để nó nóng lên đến 500C. 2
  3. Gợi ý: áp dụng Q = m.c.(t2 - t1), => c≈ 393J/kg.K Câu 15: Phát biểu nguyên lí truyền nhiệt của các chất. Gợi ý: Nguyên lí truyền nhiệt: + Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. + Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của hai vật bằng nhau thì ngừng lại. + Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. Câu 16: Người ta thả một miếng đồng 600g ở nhiệt độ 100 0C vào 2,5kg nước. Nhiệt độ khi có sự cân bằng là 300C. Hỏi nước nóng lên thêm bao nhiêu độ, nếu bỏ qua sự trao đổi nhiệt với bình đựng nước và môi trường bên ngoài. Gợi ý: 0 Tính Qtỏa; áp dụng Qtỏa = Qthu; => ∆t = 1,5 C Câu 17: Người ta thả một miếng đồng có khối lượng 0,5kg vào 500g nước. Miếng đồng nguội đi từ 800C xuống còn 20 0C. Hỏi nước nhận được một nhiệt lượng bằng bao nhiêu và nóng lên thêm bao nhiêu độ? 0 Gợi ý: Tính Qthu; áp dụng Qtỏa = Qthu; => ∆t ≈ 5,43 C Câu 18: Đổ một lượng chất lỏng vào 100g nước đang sôi ở nhiệt độ 1000C. Khi có cân bằng nhiệt, nhiệt độ của hỗn hợp là 80 0C, khối lượng hỗn hợp là 150g. Tìm nhiệt độ ban đầu của chất lỏng, biết rằng nhiệt dung riêng của chất lỏng đã đổ vào là 2 500J/kg.K. Bỏ qua sự truyền nhiệt cho vỏ bình và môi trường. 0 0 Gợi ý: Tóm tắt: Nước: m1 = 100g = 0,1kg; t1 = 100 C; t = 80 C ; c1 = 4 200J/kg.K 0 Chất lỏng: m2 = 150g-100g=50g=0.05kg; c2 = 2500J/kg.K ; t = 80 C; t2? HD: Tìm Q1 => Q2 = Q1 (PT cân bằng nhiệt) t-t2 = Q2:m2.c2 =>t2. Câu 19: Một ấm nhôm có khối lượng 600kg chứa 1kg nước ở nhiệt độ 250C. a. Tính nhiệt lượng để đun sôi ấm nước trên. b. Nếu đổ thêm 2kg nước ở 30 0C vào ấm nước sôi trên thì nhiệt độ lúc cân bằng là bao nhiêu? (Trong trường hợp này chỉ coi nước truyền nhiệt cho nhau, không tính lượng nhiệt truyền cho ấm nhôm) Gợi ý: Tóm tắt: nước: m1 = 0,1kg; c1 = 4 200J/kg.K 0 0 ấm nhôm: m2 = 600g = 0,6kg; c2 = 880J/kg.K; t1 = 25 C; t2 = 100 C HD: a. Tính Q1, Q2 , Q3 = Q1 + Q2 b. Qnước sôi; Qnước ấm; PT cân bằng nhiệt ta có: Qnước sôi = Qnước ấm => t Câu 20: Tại sao sống lâu trong phòng kín có nhiều cửa kính ta cảm thấy rất oi bức? Nêu biện pháp khắc phục. 3
  4. Đáp án: Nguyên nhân: Phòng kín làm ngăn cản đối lưu trong không khí; cửa kính làm phản xạ các tia nhiệt bức xạ từ các vật nóng phát sáng từ trong phòng. Biện pháp: HS có thể nêu một số biện pháp sau - Giúp lưu thông không khí bằng cách mở của kính; xây các ống khói; . . . - Không nên xây nhà có nhiều cửa kính; sử dụng máy điều hòa (nhưng như thế sẽ tăng chi phí sử dụng năng lượng); trồng nhiều cây xanh Hết 4