Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_dia_li_lop_10_nam_hoc_2019_2020_tr.pdf
P_aN_de_MoN_diA_10_f2270efc39.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Địa lí Lớp 10 - Năm học 2019-2020 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố Thái Bình (Kèm đáp án)
- TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II THÀNH PHỐ THÁI BÌNH NĂM HỌC 2019-2020 MÔN ĐỊA LÍ 10 Thời gian: 60 phút Thời gian làm bài: 8h ngày 18/03/2020. Thời gian nộp bài: trước 19h-21h ngày 18/03/2020. Nộp bài vào địa chỉ gmail của cô giáo Lại Thị Dung. Địa chỉ gmail: Hoặc zalo SĐT: 0342845376. YÊU CẦU: CÁC EM NỘP BÀI GHI RÕ HỌ VÀ TÊN; LỚP; KHỐI CỦA MÌNH. LÀM BÀI RA VỞ GHI MÔN ĐỊA. ĐỀ SỐ 1 I. Trắc nghiệm (7 điểm) Câu 1. Thủy quyển là lớp nước trên Trái Đất bao gồm nước ở A. biển, đại dương; nước ngầm, băng tuyết; nước sông, suối, hồ. B. biển, đại dương; nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển. C. sông, suối, hồ; nước ngầm; nước trong các biển và đại dương. D. sông, suối, hồ; băng tuyết, nước trong các đại dương, hơi nước. Câu 2. Nước trên lục địa gồm nước ở A. trên mặt, nước ngầm. B. trên mặt, hơi nước C. nước ngầm, hơi nước. D. băng tuyết, sông hồ. Câu 3. vòng tuần hoàn nhỏ của nước không có giai đoạn nào sau đây? A. Bốc hơi. B. Ngưng tụ. C. Di chuyển. D. Mưa xuống. Câu 4. Vòng tuần hoàn lớn của nước diễn ra trong phạm vi A. núi cao và đồng bằng. B. đồng bằng và gò đồi. C. đất liền và đại dương. D. đại dương và các biển. Câu 5. Tổng lượng nước của sông chịu tác động chủ yếu của các nhân tố: A. Lượng mưa, băng tuyết, nước ngầm. B. Lượng mưa, băng tuyết, các hồ đầm. C. Nước ngầm, địa hình, các hồ đầm. D. Nước ngầm, địa hình, thảm thực vật.
- Câu 6. Ở miền khí hậu nóng, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. nước ngầm B. chế độ mưa. C. địa hình. D. thực vật. Câu 7. Ở miền ôn đới lạnh, nhân tố chủ yếu tác động đến chế độ nước sông là A. địa hình. B. chế độ mưa. C. băng tuyết. D. thực vật. Câu 8. Ở những vùng đất, đá thấm nước nhiều, nhân tố nào sau đây có vai trò đáng kể trong việc điều hòa chế độ nước của sông? A. Nước ngầm. B. Băng tuyết. C. Địa hình D. Thực vật Câu 9. Ý nghĩa của hồ đầm nối với sông là A. điều hòa chế độ nước sông. B. làm giảm tốc độ dòng chảy. C. giảm lưu lượng mức sông. D. điều hòa dòng chảy sông. Câu 10. Ở miền núi nước sông chảy nhanh hơn ở đồng bằng là do có A. địa hình phức tạp. B. nhiều thung lung. C. nhiều đỉnh núi cao. D. độ dốc địa hình. Câu 11. Ở đồng bằng lòng sông mở rộng hơn ở miền núi chủ yếu là do A. bề mặt địa hình bằng phẳng. B. lớp phủ thổ nhưỡng mềm. C. tốc độ nước chảy nhanh. D. tổng lưu lượng nước lớn. Câu 12. Yếu tố nào sau đây góp phần chủ yếu làm cho chế độ nước sông điều hòa? A. Nước mưa chảy trên mặt. B. Các mạch nước ngầm. C. Địa hình đồi núi dốc nhiều D. Bề mặt đất đồng bằng rộng. Câu 13. Sông nào sau đây dài nhất thế giới?
- A. A-ma-dôn. B. Nin. C. I-ê-nit-xây. D. Mê Công. Câu 14. Sông nào sau đây có diện tích lưu vực rộng nhất thế giới ? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 15. Mùa lũ trên sông Vôn-ga diễn ra vào thời gian: A. Hạ. B. Thu – Đông. C. Xuân. D. Ý B và C đúng. Câu 16. Sông nào sau đây có chiều dài đứng thứ 2 thế giới? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 17. Sông nào sau đây nằm trong khu vực ôn đới lạnh? A. Nin. B. I-ê-nit-xây. C. A-ma-dôn. D. Mê Công. Câu 18. Sông nằm trong khu vực xích đạo thường có nhiều nước A. xuân và hạ. B. vào mùa xuân. C. quanh năm. D. theo mùa. Câu 19. Sông nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường có nhiều nước nhất vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông. D. đông và xuân. Câu 20. Sông nằm trong khu vực ôn đới lạnh thường nhiều nước nhất vào các mùa A. xuân và hạ. B. hạ và thu. C. thu và đông.
- D. đông và xuân. Câu 21. Nguồn cung cấp nước sông ở hoang mạc chủ yếu là A. nước mặt. B. nước ngầm. C. băng tuyết. D. nước mưa. Câu 22. Hình thức dao động của sông biển là theo chiều A. thẳng đứng. B. xoay tròn. C. chiều ngang. D. xô vào bờ. Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là do A. mưa. B. núi lửa C. động đất. D. gió. Câu 24. Nguyên nhân gây ra sóng thần chủ yếu là do A. gió. B. bão. C. động đất. D. núi lửa. Câu 25. Sóng xô vào bờ không phải là là do A. gió. B. bão. C. áp thấp. D. dòng biển. Câu 26. Nguyên nhân gây ra thủy triều là do A. sức hút của Mặt Trăng, Mặt Trời. B. sức hút của hành tinh ở thiên hà. C. hoạt động của các dòng biển lớn. D. hoạt động của núi lửa, động đất. Câu 27. Dao động thủy triều lớn nhất ở trong trường hợp Mặt Trăng, Mặt Trời, Trái Đất nằm A. vuông góc với nhau. B. thẳng hàng với nhau. C. lệch nhau góc 45 độ. D. lệch nhau góc 60 độ. Câu 28. Dao động thủy triều trong tháng lớn nhất vào ngày A. trăng tròn và không trăng. B. thẳng hàng với nhau.
- C. trăng khuyết và trăng tròn. D. không trăng và có trăng. II. Tự luận (3 điểm) Câu 1. Phân bố dân cư là gì? Trình bày đặc điểm phân bố dân cư thế giới? Tại sao thế giới lại có sự phân bố dân cư như thế?