Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Số 5 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Kèm đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Số 5 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
de_kiem_tra_mon_lich_su_lop_10_so_5_trung_tam_gdnn_gdtx_than.pdf
dap_an_tuan_5_Su_10_4331beed9e.pdf
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 10 - Số 5 - Trung tâm GDNN-GDTX Thành phố (Kèm đáp án)
- TRUNG TÂM GDNN - GDTX THÀNH PHỐ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÀI KIỂM TRA LỊCH SỬ (Đề số 5 thời gian làm bài 60 phút) (Lớp 10 A1 gửi vào zalo cô Hương sdt 0987931683) (Lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A5 học sinh làm bài gửi vào zalo cho cô Nguyễn Thị Hiền số điện thoại 0979 506 589 – học sinh làm bài viết tay không đánh máy) Câu 1. Giai cấp vô sản ra đời là do hệ quả của A. Cách mạng tư sản B. Các cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở các nước châu Âu C. Cách mạng công nghiệp D. Cách mạng vô sản Câu 2. Nguồn gốc hình thành giai cấp vô sản là A. Nông dân bị mất ruộng đất,thợ thủ công bị phá sản B. Nông dân C. Thợ thủ công D. Nô lệ da đen Câu 3. Giai cấp vô sản ra đời từ bao giờ, ở đâu đầu tiên A. Thế kỉ XVI, Nêđéctan B. Thế kỉ XVII, Anh C. Thế kỉ XVIII, Pháp D. Nửa cuối thế kỉ XVIII, Anh Câu 4. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là A. Bỏ việc B. Đập phá máy móc, đốt công xưởng C. Biểu tình, bãi công D. Khởi nghĩa vũ trang Câu 5. Vì sao hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là đập phá máy móc, đốt công xưởng? A. Do máy móc và xưởng sản xuất làm cho họ khổ sở.
- B. Không dám đánh chủ xưởng. C. Họ tưởng rằng máy móc là nguồn gốc gây nên nỗi khổ của họ. D. Họ chưa có người lãnh đạo. Câu 6. Trong những năm 20-30 của thế kỉ XIX, công nhân Anh đấu tranh đòi quyền lợi gì? A. Đòi tăng lương, giảm giờ làm. B.Đòi nghỉ ngày chủ nhật có lương. C.Đòi quyền phổ thông đầu phiếu. D.Đòi chính phủ Anh thông qua đạo luật cải cách tuyển cử. Câu 7. “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu”, đó là khẩu hiệu đấu tranh của công nhân nước nào? A. Nước Anh. B. Nước Pháp. C. Nước Đức. D. Nước Mĩ. Câu 8. Trong các cuộc đấu tranh dưới đây của giai cấp công nhân, cuộc đấu tranh nào tồn tại lâu nhất: A. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp). B. Phong trào Hiến chương (Anh). C. Khởi nghĩa Sơ-lê-din. D. Khởi nghĩa Li-ông (Pháp) và phong trào Hiến chương (Anh). Câu 9. Tổ chức mít tinh, lấy chữ kí đưa kiến nghị đến Nghị viện là hình thức đấu tranh trong A. Khởi nghĩa Liông (Pháp) B. Khởi nghĩa Sơlêđin (Đức) C. Phong trào Hiến chương (Anh) D. Phong trào đập phá máy móc, đốt công xưởng (Anh) Câu 10. Năm 1831, công nhân dệt thành phố Li-ông (Pháp) đấu tranh đòi quyền lợigì? A. Thiết lập nền cộng hòa. B. Nghỉ ngày chủ nhật có lương. C. Được tự do bầu cử. D. Tăng lương, giảm giờ làm.
- Câu 11. Nguyên nhân nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất làm cho các cuộc đấu tranh của công nhân Anh , Pháp, Đức bị thất bại? A. Lực lượng công nhân còn ít. B. Giai cấp tư sản còn đang rất mạnh. C. Thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng. D. Chưa có sự liên minh với giai cấp nông dân.. Câu 12. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự xuất hiện của chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A. CNTB lúc này đang phát triển mạnh, giành quyền thống trị trên phạm vi toàn thế giới. B. Giai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị như một lực lượng chính trị độc lập. C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt. D. Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ những hạn chế của nó cần phải thay đổi. Câu 13. Sự kiện lịch sử nào ở thế kỉ XIX đã làm tiền đề cho chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời? A. Sự phát triển của phong trào công nhân. B. Sự ra đời và hoạt động của CNXH không tưởng. C. Sự thành lập quốc tế thứ nhất. D. Sự xuất hiện của Mác và Ăng-ghen. Câu 14. Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Crom-oen. B. Phu-ri-ê, ô-oen và Mông-te-xki-ơ. C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô. D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen. Câu 15. Nhận xét nào sau đây đúng về ý nghĩa của phong trào công nhân châu Âu nửa đầu thế kỉ XIX? A. Đánh dấu một bước trưởng thành của phong trào công nhân quốc tế. B. Giai cấp công nhân đã trưởng thành. C. Làm các chủ xưởng phải tăng lương theo yêu cầu của công nhân.
- D. Chủ nghĩa tư bản thụt lùi một bước. Câu 16. R.Ô-oen chủ trương đi đến chủ nghĩa xã hội bằng cách: A. kêu gọi xây dựng một xã hội công bằng. B. cải tạo xã hội băng việc lập ra những đơn vị lao động. C. thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. D. tuyên truyền, thuyết phục và nêu gương. Câu 17. Tổ chức một số công xưởng kiểu mẫu ở Anh, ở Mĩ, trong đó công nhân chỉ làm việc 10 giờ rưỡi một ngày, được trả lương cao và được hưởng phúc lợi tập thể. Đó là tư tưởng của: A. Sác-lơ Phu-ri-ê. B. Rô-be Ô-oen. C. Xanh-xi-mông. D. C.Mác. Câu 18. Một trong các điểm tích cực của chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A. Mong muốn xây dựng ngay một chế độ xã hội chủ nghĩa. B. Nhận thức được mặt hạn chế của chủ nghĩa tư bản, mong muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp. C. Phê phán sâu sắc xã hội phong kiến. D. Có ý thức bảo vệ quyền lợi cho giai cấp nông dân Câu 19. Hạn chế lớn nhất của Chủ nghĩa xã hội không tưởng là: A.Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân. B. Chưa nhận thức đúng bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. C. Chưa đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản mà mới chỉ đòi quyền lợi cho giai cấp tư sản. D.Chưa xác định đúng phương pháp đấu tranh đúng đắn. Câu 20. Ý nào không đánh giá đúng về ý nghĩa của chủ nghĩa xã hội không tưởng? A. Là sự kế thừa tư tưởng của các nhà triết học Ánh sáng Pháp (cuối thế kỉ XVIII) B. Có tác dụng cổ vũ những người lãnh đạo
- C. Là một trong những tiền đề cho sự hình thành học thuyết Mác sau này D. Là một trào lưu tư tưởng tiến bộ Câu 21. Là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là kết quả của: A. Chủ nghĩa xã hội không tưởng. B. Phong trào đấu tranh chống áp bức, bóc lột. C. Phong trào đấu tranh của công nhân thế kỉ XIX. D. Phong trào đầu tranh của giai cấp tư sản tiến bộ. II. ( Tự luận) Em hãy trình bày đời sống và hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân diễn ra từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX.