Giáo án Địa lí 9 -Tiết 29 đến tiết 34

doc 10 trang minh70 7600
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí 9 -Tiết 29 đến tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_9_tiet_29_den_tiet_34.doc

Nội dung text: Giáo án Địa lí 9 -Tiết 29 đến tiết 34

  1. Tiết 29 - Bài 27: THỰC HÀNH KINH TẾ BIỂN BẮC TUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ Ngày soạn: 02.12.2019 Ngày dạy: 03.12.2019 I. Mục tiêu: * Qua bài thực hành này, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Củng cố sự hiểu biết về cơ cấu kinh tế biển ở cả 2 vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là vùng duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, nghề muối và chế biến thuỷ sản, xuất khẩu, du lịch và dịch vụ biển. 2. Kỹ năng: - Tiếp tục hoàn thiện phương pháp đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng đắn về vai trò và lợi ích của biển đối với đời sống và hoạt động kinh tế. Trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề chủ quyền biển đảo của quê hương, đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Chuẩn bị bản đồ treo tường địa lý tự nhiên, hoặc kinh tế Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu hay hộp màu, vở thực hành, Atlat địa lý Việt Nam. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức (1p): 2. Kiểm tra bài cũ (4p): - Duyên hải Nam Trung Bộ đã khai thác tiềm năng kinh tế biển như thế nào? - Nêu tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đối với sự phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. 3. Bài mới (35p): Nội dung và phương pháp tiến hành Bài tập 1: Dựa vào các hình 23.3 và 26.1 SGK hoặc Át lat VN, hãy xác định: HĐ1: Nhóm B1: HS chỉ bản đồ các cảng biển ( ), bãi cá, bãi tôm, các bãi biển có giá trị du lịch của BTB và NTB. B2: GV chuẩn xác lại kiến thức Nhận xét: Duyên hải miền Trung có tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Bài tập 2: B1: GV hướng dẫn HS xử lí số liệu: cộng sản lượng hai vùng thành tổng sản lượng của Duyên hải miền Trung, chuyển số liệu tuyệt đối thành số liệu tương đối. B2: Trả lời các câu hỏi SGK HS trả lời GV chuẩn xác lại kiến thức. Toàn vùng duyên hải Duyên hải Nam Sản lượng Bắc Trung Bộ miền Trung Trung Bộ Thuỷ sản nuôi trồng 100% 58,4% 41,6% Thuỷ sản khai thác 100% 23,8% 76,2% - So sánh: Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở BTB lớn hơn duyên hải NTB: gấp 1,4 lần NTB. - Sản lượng thuỷ sản khai thác của duyên hải NTB lớn hơn BTB rất nhiều: Gấp 3,2 lần BTB. Giải thích: Duyên hải NTB có nguồn hải sản phong phú hơn BTB, có 2 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có nhiều cá to gốc biển khơi.
  2. - Người dân có truyền thống, kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản. - Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5p): 1. Tổng kết bài học (3p): - GV cho HS sắp xếp các cảng biển thuộc duyên hải NTB theo thứ tự từ Bắc đến Nam: Cử Lò, Nha Trang, Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất. Quy Nhơn. 2. Hướng dẫn học tập ở nhà (2p): - Hoàn thiện bài thực hành vào vở bài tập, tập bản đồ, tiết sau nộp để chấm. - Đọc và tìm hiểu trước bài 28: Vùng Tây Nguyên. * Phụ lục: Bảng bài tập 1: TT Tỉnh Cảng biển Bãi cá, bãi tôm Cơ sở sx muối Bãi biển đẹp 1 Thanh Hoá X X Sầm Sơn 2 Nghệ An Cửa Lò X X Cửa Lò 3 Hà Tĩnh Vũng Áng X Thiên Cầm 4 Quảng Bình Nhật lệ X Nhật Lệ 5 Quảng Trị X Cửa Tùng 6 T. Thiên Huế Chân Mây X X Lăng Cô 7 Đà Nẵng ĐN, Tiên Sa X X Non Nước 8 Quảng Nam X Cửa Đại 9 Quảng Ngãi Dung Quất X Sa Huỳnh Sa Hùynh 10 Bình Định Quy Nhơn X X Quy Nhơn 11 Phú Yên Vũng Rô X Đại Lãnh 12 Khánh Hoà Cam Ranh X Nha Trang 13 Ninh Thuận X X Cà Ná Cà Ná 14 Bình Thuận X X Mũi Né Tiết 30 - Bài 28: VÙNG TÂY NGUYÊN Ngày soạn: 02.12.2019 Ngày dạy: 05.12.2019 I. Mục tiêu: * Sau bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu Tây Nguyên có vị trí địa lý quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng đồng thời có nhiều tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn để phát triển kinh tế - xã hội. Tây Nguyên là vùng sản xuất hàng hóa nông sản xuất khẩu lớn của cả nước chỉ sau Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kỹ năng: - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích một số vấn đề về tự nhiên và dân cư, xã hội của vùng. - Phân tích số liệu trong bảng để khai thác thông tin theo câu hỏi dẫn dắt. 3. Thái độ: - Tôn trọng và bình đẳng giữa các dân tộc, có cái nhìn khách quan về vùng đất và con người nơi đây còn gặp nhiều khó khăn 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
  3. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ địa lí tự nhiên vùng Tây Nguyên. - Một số tranh ảnh về Tây Nguyên. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Máy tính bỏ túi - Sưu tầm tư liệu về vùng Tây Nguyên. III. Hoạt động trong lớp: 1. Ổn định tổ chức (1p): Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (4p): Kiểm tra lại việc làm bài thực hành ở nhà và thu vở tập bản đồ. 3. Bài mới (35p): * Giáo viên giới thiệu bài. Hoạt động của Gv và HS Nội dung chính HĐ1: Cá nhân I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: Bước 1: HS dựa vào hình 28.1 + kiến thức đã học: - Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây - Ngã ba biên giới VN, Lào, Campuchia Nguyên. So sánh với các vùng khác có những gì - Không giáp biển. đặc biệt? - Vị trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng. - Dựa vào biểu đồ NX dt và DS của vùng Tây Nguyên so với cả nước? (DT chiếm 16,5%, DS chiếm 5,5%) - Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí. Bước 2: HS chỉ bản đồ, Gv chuẩn xác lại kiến thức. Chuyển ý: HĐ2: Nhóm II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên Bước 1: HS dựa vào Hình 28.1, kết hợp SGK và nhiên: kiến thức đã học (bảng phụ lục). + Địa hình có các cao nguyên xếp tầng. GV: Các giải pháp để khắc phục khó khăn: + Khí hậu mát mẽ, có một mùa khô kéo dài. - Bảo vệ và trồng rừng đầu nguồn + Tài nguyên: - Thuỷ lợi: Xây dựng các hồ chứa nước - Đất ba dan chiếm 66% diện đất ba dan cả - Chọn lọc giống cây con thích hợp. nước . Bước 2: HS trả lời, chỉ bản đồ - GV chuẩn xác - Rừng chiếm diện tích và trữ lượng lớn lại kiến thức. nhất. Chuyển ý: - Tiềm năng thuỷ điện khá. - Khoáng sản: Bô xít có trữ lượng lớn - Giàu tiềm năng du lịch. HĐ3: Cá nhân III. Đặc điểm dân cư và xã hội: Bước 1: HS dựa vào bảng 28,2 + tranh ảnh + + Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít kiến thức đã học + SGK cho biết: người. - Tây Nguyên có những dân tộc nào? Địa bàn + Thưa dân nhất nước ta. cư trú của các dân tộc? + Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó - So sánh các chỉ tiêu phát triển dân cư và xã hội khăn. của vùng so với cả nước và đề ra các giải pháp + Giải pháp: quan trọng để nâng cao mức sống của nhân dân. - Ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng, Bước 2: HS trả lời Gv chuẩn xác lại kiến thức. động vật qúy hiếm. - Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5p): 1. Tổng kết bài học (3p): 1. Làm bài tập 2 trang 105 SGK 2. Chọn ý đúng trong câu: a. Đất đỏ ba dan thích hợp cho việc phát triển cây CN, đặc biệt là cà phê.
  4. b. Có diện tích rừng lớn nhất nước ta c. Thuỷ điện chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện cả nuớc chỉ sau vùng Tây Bắc d. Sinh học đa dạng, có nhiều loại thú quý hiếm, nhiều lâm sản đặc hữu e. Tài nguyên du lịch hấp dẫn f. Mùa khô kéo dài 2. Hướng dẫn học tập ở nhà (2p): - HS làm bài tập 3, trang 105 sgk vào vở bt và giấy kiểm tra. - Làm bài tập ở tập bản đồ. * Phụ lục: Phiếu học tập HĐ2: Tiềm năng kinh tế Giải pháp ĐKTN - TNTN Đặc điểm phân bố Thuận lợi Khó khăn Địa hình Khí hậu Sông ngòi Đất rừng Khoáng sản Tiết 31 - Bài 29: VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp theo) Ngày soạn: 02.12.2019 Ngày dạy: 10.12.2019 I. Mục tiêu: * Học sinh cần: 1. Kiến thức: - Hiểu được, nhờ thành tựu của công cuộc đổi mới mà Tây Nguyên phát triển khá toàn diện về kinh tế và xã hội. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Nông nghiệp, lâm nghiệp có sự chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá. Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần. 2. Kỹ năng: - Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để nhận xét và giải thích một số vấn đề bức xúc ở Tây Nguyên. - Đọc biểu đồ, lược đồ để khai thác thông tin theo câu hỏi dẫn dắt. 3. Thái độ: - Nhận biết được vai trò trung tâm kinh tế vùng của một số thành phố Plâycu, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ kinh tế Tây Nguyên. - Một số tranh ảnh. - Chuẩn bị chiếu đoạn băng viđeo về thành phố Đà Lạt (nếu dạy máy). 2. Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi, Atlat nếu có. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức (2p): Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (3p): - Dựa vào bản đồ, xác định vi trí địa lý và nêu các tiềm năng tự nhiên của vùng Tây Nguyên?
  5. - Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên. 2. Bài mới (35p): HĐ của Gv và HS Nội dung chính HĐ1. Cá nhân IV. Tình hình phát triển kinh Bước 1: tế: HS dựa vào hình 29.2 + kiến thức đã học: 1. Nông nghiệp: - Cho biết Tây Nguyên trồng những cây CN nào? loại cây nào trồng nhiều nhất? - Dựa vào hình 29.1, nhận xét tỉ lệ diện tích và sản lượng cây cà phê của Tây Nguyên so với cả nước? - Dụa vào bảng 29.1, nhận xét tình hình phát triển NN ở Tây Nguyên ? tỉnh nào có giá trị sản xuất NN cao nhất? Tại sao? Bước 2: HS phát biều, GV chuẩn xác lại kiến thức. + Cây cà phê, chè, cao su, điều. Cây cà phê được trồng nhiều nhất (khí hậu, đất ba dan, thị trường) + Diện tích và sản lượng chiếm hơn 80% của cả nước. + Tổng giá trị sản xuất còn nhỏ, tốc độ gia tăng từng tỉnh và cả vùng lớn. + 2 tỉnh SXNN cao nhất là Đắk Lắk và Lâm Đồng nhờ có thế mạnh: * Đắc Lắc có diện tích trồng cà phê với quy mô lớn - Phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê, ngoài cà phê còn có hồ - Vai trò quan trọng. tiêu, hạt điều. - Tốc độ tăng nhanh, tập trung ở * Lâm Đồng có thế mạnh trồng chè, hoa, rau quả ôn đới đắc Lắc và Lâm Đồng. với quy mô lớn. Du lịch là nguyên nhân kích cầu cho sự - Cây CN đem lại hiệu quả kinh tế tiêu thụ sản phẩm NN. cao: cà phê, cao su, chè, điều. - Việc mở rộng DT trồng cà phê sẽ giảm DT rừng, nước - Sản xuất lâm nghiệp có bước ngầm thu hẹp. Tuy nhiên Sx lâm nghiệp đã có những biện chuyển hướng quan trọng. pháp: trồng mới, khoanh nuôi, giao khoán, chế biến - Phấn đấu độ che phủ 2010 là 65% HĐ2: Theo cặp 2. Công nghiệp: B1: HS dựa vào hình 29.2+ kiến thức đã học: Tính tốc độ phát triển CN ở Tây Nguyên (lấy năm 1995 = 100%) - Nhận xét tình hình phát triển CN ở Tây Nguyên. - Xác định các nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên. - Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nhà máy thuỷ điện. - Xác định các trung tâm CN và các ngành CN chủ yếu - Tốc độ phát triển khá nhanh của từng trung tâm. nhưng chậm hơn so với cả nước. B2: HS phát biểu GV chuẩn xác lại kiến thức: - Chiếm tỉ trọng rất nhỏ so với cả + Hướng dẫn HS tính tốc độ phát triển - NX nước. + Vai trò việc XD nhà máy thuỷ điện: Khai thác thế mạnh - Các ngành phát triển: Thuỷ điện, của thuỷ năng vùng. Tạo nguồn năng lượng, nguồn nước khai thác , chế biến gỗ, chế biến phục vụ sản xuất và sinh hoạt đặc biệt về mùa khô. Góp cà phê xuất khẩu. phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho các dòng sông. HĐ3: Cá nhân 3. Dịch vụ: B1: HS dựa vào vốn hiểu biết và SGk: - Nêu tiềm năng XK nông sản cuả TN. (xuất khẩu nông - Phát triển khá nhanh, đặc biệt là sản lớn thứ 2 sau ĐB S. Cửu Long) ngành du lịch. - Mặt hàng chủ lực của TN. (cà phê, hoa, rau quả Đà Lạt). - Xuất khẩu nông sản lớn thứ 2, - Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh về du lịch? (thành hàng xuất khẩu chủ lực: cà phê. phố hoa, voi chở khách, Bản Đôn) - Nhiều thuận lợi phát triển du lịch
  6. B2: Những khó khăn và giải pháp khắc phục? (Nâng cấp sinh thái và văn hoá. mạng lưới giao thông) HĐ4: Cặp V. Các trung tâm kinh tế: B1: HS dựa vào h 29.2 hoặc kiến thức đã học: - Xác định vị trí các thành phố: Plâycu, BuônMa Thuột, - Plâycu Đà Lạt, nêu chức năng chuyên ngành từng thành phố. - Buôn Ma Thuột, - Xác định những quốc lộ nối với thành phố HCM và các - Đà Lạt là Tp du lịch nổi biển duyên hải NTB. (đường 24,19,25,26 nối 3thành phố tiếng. với cảng biển Duyên Hải NTB. đường 20 nối Đà Lạt và TPHCM. Đường 13 nối Buôn ma Thuột với đường HCM) B2: HS chỉ bản đồ, Gv chuẩn xác lại kiến thức. Gv tổng kết bài: IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5p): 1. Tổng kết bài học (3p): Câu 1. ý nào sau đây không thuộc NN làm cho TN trồng nhiều cà phê? a. Vùng có diện tích đất ba dan lớn nhất nước. b. Khí hậu nhiệt đới có một mùa mưa và một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản. c. Trong điều kiện KT mở, nước ta có thể XK cà phê sang thị trường nhiều nước. d. Ngành CN CB cà phê XK phát triển mạnh. e. Có nhiều cao nguyên xếp tầng, dân cư thưa nhất nước.* Câu 2. Câu sau đúng hay sai? tại sao? Phát triển thuỷ điện là động lực quan trọng nhát trong việc phát triển kinh tế bền vững ở Tây Nguyên. Câu 3: Hãy chọn các đáp án sau xếp vào 2 cột trong bảng sao cho phù hợp. Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn cơ bản cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp là: a. Khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo có 2 mùa khô và mưa. b. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. c. Nhiều cao nguyên xếp tầng đất đỏ. d. Khí hậu trên các cao nguyên mát mẻ e. Thượng nguồn của nhiều dòng sông. f. Tài nguyên rừng lớn nhất cả nước g. Thị trường xuất khẩu nông sản chưa ổn định h. Cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng còn hạn chế i. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế và dân trí của Tây Nguyên so với các vùng khác còn thấp. j. Diện tích đất trồng, đồi trọc có xu hướng tăng. Khó khăn Thuận lợi 2. Hướng dẫn học tập ở nhà (2p): - HS sưu tầm tranh ảnh về Tp Đà Lạt - Chuẩn bị thước, máy tính, chì màu, tập bản đồ.
  7. Tiết 32: ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn: 02.12.2019 Ngày dạy: 12.12.2019 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: * Sau bài học, HS cần: - Hiều và trình bày được tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng. - Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục 2. Kỹ năng: + Biết hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng đã học + Có kỹ năng so sánh, vẽ biểu đồ, đọc biểu đồ. 3. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê, năng lực sử dụng bản đồ. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Các bản đồ tự nhiên, kinh tế, hành chính VN - Các phiếu học tập 2. Chuẩn bị của học sinh: - Vở ghi, sách giáo khoa. - Ôn tập lại các nội dung đã học. - Xem lại để cũng cố và bổ sung thêm các bài tập đã làm còn thiếu. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức (3p): kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra đề cương ôn tập đã chuẩn bị ở nhà của HS. 2. Nội dung ôn tập (32p): Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập, hệ thống hoá kiến thức chủ yếu từ bài 17- 30. Phần I – Hệ thống một số kiến thức cơ bản: HĐ1: Cá nhân: Gọi HS lên bảng xác định vị trí, giới hạn 5 vùng, nêu rõ ý nghĩa của từng vùng. HĐ2: Nhóm. Nh1. 1. So sánh thế mạnh SXNN của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. giải thích vì sao có sự khác nhau? 2. Xác định trên bản đồ các trung tâm CN của 2 vùng. Tại sao vùng Tây nguyên CN còn hạn chế. 3.Vai trò của các vùng KT trọng điểm. Nh2. 1. Tại sao vùng BTB và duyên hải NTB trồng cây lương thực bị hạn chế, trong khi cây CN và chăn nuôi gia súc lại phát triển? 2. Tại sao ngành khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của vùng BTB và duyên hải NTB là thế mạnh? 3. Chỉ bản đồ các trung tâm CN và nói rõ taị sao CN bị hạn chế. 4. Trình bày tiềm năng du lịch của 2 vùng. Nh3. 1. Xác định trên bản đồ các trung tâm CN của ĐB sông Hồng, chức năng của từng trung tâm. 2. Tại sao ĐB sông Hồng đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính? 3. Vai trò của vùng trọng điểm ĐB sông Hồng. Nh4. Cho Hs lên vẽ biểu đồ bài 1 trang 80, bài 3 trang 105. - Hoàn thành sơ đồ hề thống hoá kiến thức từ bài 17 - 30
  8. Phần II - Sự phân hoá lãnh thổ: Các yếu Trung du và Đồng bằng Bắc Trung Duyên Hải Tây Nguyên tố miền núi BB sông Hồng Bộ NTB Vị trí, Chiếm 30,7% giới hạn diện tích cả nước. Nhiệt đới ẩm Đồng bằng Đồng bằng Đất ba dan: 66% ĐKTN và Nhiệt đới ẩm có có mùa đông nhỏ hẹp, nhỏ hẹp, có diện tích đất ba tài mùa đông lạnh. lạnh. nhiều rừng. nhiều cảng dan cả nước. nguyên Nhiều khoáng Đất phù sa, Thường biển, mùa khô Rừng: 25% diện thiên sản, trữ năng giàu dinh xuyên bị kéo dài, hay tích cả nước. nhiên thuỷ điện lớn dưỡng. thiên tai có thiên tai. Quặng bô xít. Đông dân Đời sống Nhiều dân tộc, Thiếu nhân lực, Dân cư nhất, kết cấu còn khó Đời sồng còn đời sống còn đời sống đang Xã hội hạ tầng hoàn khăn. khó khăn. khó khăn. được cải thiện. thiện nhất. 25 dân tộc. Khai thác Khai CBLT và TP, Thuỷ điện, khai khoáng sản: khoáng, sản Cơ khí, Công hàng tiêu thác, chế biến than, sắt. . . xuất VLXD, CBNS, thực nghiệp dùng, cơ khí, gỗ, chế biến Điện(thuỷ điện, CB nông phẩm. VLXD. nông sản. nhiệt điện) sản. Trồng trọt: chè, Cây công Cây công Lúa Nông hồi, cây ăn quả. nghiệp. Chăn nuôi bò. nghiệp: cà phê, Nuôi lợn và nghiệp Chăn nuôi: trâu, Chăn nuôi, Thuỷ sản. hồ tiêu, cao su, gia cầm. bò. thuỷ sản chè. - Xuất khẩu Dịch vụ Du lịch Đa dạng Du lịch Du lịch nông sản. - Du lịch Thái Nguyên, Đà Nẵng, TT kinh Việt Trì, Hạ Hà Nội, Hải Thanh Hoá, Đà Lạt. Plâycu, Quy Nhơn, tế Long, Lạng Phòng. Vinh, Huế. Buôn Ma Thuột. Nha Trang. Sơn. Trồng, bảo Trồng và bảo Trồng, bảo về Trồng, bảo về về rừng đầu Sử dụng quỷ về rừng, xây rừng đầu nguồn, Giải pháp rừng đầu nguồn, xây đất hợp lí. dựng hồ chứa xây dựng hồ nguồn. dựng hồ nước. chứa nước. chứa nước. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (10p): 1. Tổng kết bài học (5p): Gv và Hs đánh giá kết quả làm việc từng nhóm. 2. Hướng dẫn học tập ở nhà (5p): - Hs ôn tập tất cả các bài đã học (tiết 1- tiết 34) để kiểm tra HKI - Hoàn thiện tất cả các bài tập ở vở bài tập phần ôn tập học kì 1. - Hướng dẫn một số câu hỏi ôn tập (GV chuẩn bị khoảng 10 câu). Duyệt của tổ CM, ngày 03 tháng 12 năm 2019 TPCM Nguyễn Thị Thanh Huyền
  9. Tiết 34 - Bài 30: thùc hµnh So s¸nh t×nh h×nh s¶n xuÊt c©y c«ng nghiÖp l©u n¨m ë trung du vµ miÒn nói b¾c bé víi t©y nguyªn Ngày soạn: 15/12/2019 Ngày dạy: 17/12/2019 I. Mục tiêu: * Qua bài học, học sinh cần: 1. Kiến thức: - Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên về đặc điểm, những thụân lợi và khó khăn, các giải pháp phát triển bền vững. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. - Có kĩ năng viết và trình bày bằng văn bản (đọc trước lớp) 3. Thái độ: - Có sự nhìn nhận khách quan về các vùng chuyên canh cây công nghiệp của nước ta, đặc biệt là vai trò vị thế của Tây Nguyên trong nền kinh tế đất nước. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - GV chuẩn bị bản đồ treo tường về địa lí tự nhiên, hoặc về kinh tế Việt Nam. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu hay hộp màu, vở thực hành, Atlat địa lí Việt Nam. III. Hoạt động trên lớp: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số, tác phong, vệ sinh 1. Kiểm tra bài cũ (4p): không - Nhận xét bài kiểm tra học kì 1. 2. Bài mới (35p): GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học. * Bài tập 1 HĐ 1: HS dựa vào bảng 30.1, kết hợp kiến thức đã học: Trả lời câu hỏi của bài tập 1, trang 112sgk. Bước 2: Cá nhân trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, Gv chuẩn xác lại kiến thức. GV: Cây trồng có ở 2 vùng: Chè, cà phê. - Cây chỉ có ở Tây Nguyên là: Cao su, điều, hồ tiêu. Vì: Có sự khác nhau về khí hậu và đất đai. Cà phê: Không chịu sương muối, cần có lượng mưa 1500- 2000mm, độ ẩm không khí từ 78- 80%, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp là đất đỏ ba dan, có tầng canh tác dày trên 70 cm, tơi xốp, thoáng nước. Tây nguyên có đầy đủ khả năng phát triển cây cà phê theo vùng chuyên canh lớn. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước. Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giứo về sản xuất và xuất khẩu cà phê (sau Ba ra xin). Chè: Thích hợp với nhiệt độ ôn hoà (15-20 0C) chịu được lạnh dưới 12 0C, lượng mưa 1500- 2000 mm. Độ cao thích hợp từ 500-1000m. Khoảng 90% diện tích chè nước ta phân bố từ Nghệ An trở ra. Chè phát triển tốt, cho phẩm chất cao từ các tỉnh phía Bắc vĩ tuyến 18. Chè nổi tiếng thơm ngon là chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè suối Gàng (Yên Bái), chè San (Hà Giang)
  10. - So sánh: Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích và sản sản lượng chè lớn hơn Tây Nguyên (Diện tích 2,7 lần; sản lượng 2,1 lần). - Tây nguyên có sản lượng và diện tích cà phê rất lớn: chiếm 85,1% diện tích, 90,6% sản lượng cà phê cả nước; Trung du và miền núi BB mới trồng thử nghiệm. * Bài tập 2: HĐ2: Nhóm Bước 1: GV hướng dẫn cả lớp viết báo cáo ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm cây cà phê hoặc cây chè. GV cung cấp thêm: Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của VN là: Nhật Bản, CHLB đức . các nước tiêu thụ chè của VN: EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc. IV. Tổng kết và hướng dẫn học tập (5p): 1. Tổng kết bài học (3p): GV chấm điểm bài thực hành 2. Hướng dẫn học tập ở nhà (2p): - HS hoàn thành bài thực hành phần việc chưa xong vào vở bài tập và tập bản đồ. - Chuẩn bị nội dung bài Đông Nam Bộ. Tiết 34 KIỂM TRA HỌC KÌ I Ngày soạn: 15.12.2019 Ngày dạy: 12.2019 I - Mục tiêu: HS cần nắm được: 1. Kiến thức: - Củng cố các kiến thức cơ bản về địa lí kinh tế và các vùng kinh tế Việt Nam. - Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình phát triển kinh tế - xã hội các vùng. 2. Kỹ năng: - Vẽ biểu đồ đường biểu diễn, hình cột. - Phân tích biểu đồ đã vẽ. 3. Thái độ: - Làm bài trung thực, khách quan, đánh giá chính xác, công bằng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề. - Năng lực riêng: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng số liệu thống kê. II - Phương tiện dạy học: - Học sinh: Các đồ dùng học tập cần thiết như thước kẻ, máy tính bỏ túi, bút chì, compa, eke, đo độ III - Hoạt động trên lớp: 1) Tổ chức (1p): giáo viên nhắc nhở và giao đề cho học sinh - Đề kiểm tra học kì 1 có ở sổ kế hoạch và theo dõi kiểm tra. 2) Kiểm tra (45p): theo dõi diễn biến của tiết kiểm tra. 3) Kết quả: (ghi vào sổ kế hoạch kiểm tra) 5) Hướng dẫn học tập ở nhà (2p): - Xem lại các nội dung đã học, nắm được cơ bản về 5 vùng kinh tế đã học. - Nghiên cứu, chuẩn bị trước bài 31: Vùng Đông Nam Bộ. Ký duyệt của tổ CM, ngày 17 tháng 12 năm 2019 TPCM Nguyễn Thị Thanh Huyền