Giáo án khối Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

docx 38 trang Hải Hòa 08/03/2024 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án khối Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_lop_3_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.docx

Nội dung text: Giáo án khối Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2021-2022

  1. * Cách tiến hành: Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp). - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu HT. + Chú ý giọng đọc, tốc độ đọc + Cách ngắt, nghỉ câu (dấu câu, câu dài ) - HS trả lời câu hỏi Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc - GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện . - Lắng nghe - Thông báo mức độ đạt được trong giờ kiểm tra của HS. => Chú ý rèn kĩ năng đọc đúng cho đối tượng M1, M2, đọc diễn cảm cho các đối tượng M3, M4. 3.Hoạt động thực hành (15 phút) *Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai là gì ? (BT 2). - Kể lại được từng đoạn câu chuyện đã học (BT 3). *Cách tiến hành: Bài tập2 : - Treo bảng phụ ( HS đọc yêu cầu) - 1HS đọc đề - GV nhắc : để làm đúng BT các em phải xem các câu văn được cấu tạo theo mẫu câu nào . - 2 câu trên được viết theo mẫu câu nào? - Ai là gì? - HS tự làm bài cá nhân - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) Ai là hội viên của câu lạc bộ thiếu nhi phường ? - GV chốt kết quả đúng. b) Câu lạc bộ thiếu nhi là gì Bài tập 3 - Yêu cầu HS nêu tên các truyện đã học - HS nêu: Cậu bé thông minh, Ai có lỗi, - GV ghi nhanh lên bảng tên các truyện. Chiếc áo len, Người mẹ, Người lính dũng cảm, bài tập làm văn, Trận bóng dưới lòng đường, Các em nhỏ và cụ già. - Yêu cầu HS chọn truyện để kể - HS chọn truyện để kể 4
  2. - GV quan sát, gợi ý hỗ trợ những em kể - Kể trong cặp còn ngắc ngứ. - Kể trong nhóm. - Thi kể trước lớp - Lớp theo dõi nhận xét - GV kết luận chung - Bình chọn bạn kể truyện hay, ấn tượng nhất. 4. Hoạt động ứng dụng: ( 1 phút) - VN tiếp tục luyện đọc cho hay hơn. - Chọn và kể lại 1 câu truyện đã học cho gia đình nghe 5. Hoạt động sáng tạo: ( 1 phút) - Tự đặt các câu theo mẫu “Ai là gì” rồi chép ra vở nháp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: . TOÁN: TIẾT 41. GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu có biểu tượng về góc, góc vuông, góc không vuông. - Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ góc vuông (theo mẫu ). 2. Kĩ năng: Phân biệt, nhận diện về góc, góc vuông, góc không vuông Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2 (3 hình dòng 1), 3, 4. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ, ê - ke - HS: SGK, ê - ke 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 5
  3. Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: Đoán nhanh đáp số: - HS tham gia chơi, ghi hanh kết quả ra bảng 30 : x = 5; 42 : x = 7; 56 : x = 8 con - Tổng kết TC – Tuyên dương những HS làm đúng và nhanh nhất. - Lắng nghe - Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Mở vở ghi bài 2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút): * Mục tiêu: Nhận biết được về góc vuông, góc không vuông * Cách tiến hành: (Cả lớp) Việc 1: Làm quen với góc - Treo mô hình đồng hồ - Cho HS xem h/ảnh 2 kim đồng hồ tạo - HS q/sát. thành 1 góc. - Mô tả để HS có biểu tượng về góc - Góc : gồm có 2cạnh cùng xuất phát - 1HS mô tả góc: gồm có 2cạnh cùng xuất từ 1 điểm phát từ 1 điểm . + Vẽ góc : Việc 2: Giới thiệu góc vuông, góc không vuông . - GV vẽ góc vuông, giới thiệu - Lớp q/sát. - Ta có góc vuông đỉnh O, cạnh OA, - HS lắng nghe tên góc. OB A O B - GV vẽ góc không vuông, giới thiệu - 3HS đọc tên góc - GV vẽ góc đỉnh P,cạnh PN, PM và - HSQS góc đỉnh E , cạnh EC, ED như SGK Việc 3: Giới thiệu ê ke - Đưa ê ke mẫu giới thiệu đây là cái ê - HS quan sát ke được làm bằng gỗ 6
  4. - Ê ke dùng để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông . - HS giới thiệu ê ke của mình: đây là cái ê - Yêu cầu HS giới thiệu ê ke của mình ke được làm bằng nhựa - Ê ke dùng để kiểm tra góc vuông và vẽ góc vuông 2. HĐ thực hành (15 phút): * Mục tiêu: Biết dùng ê ke để nhận biết góc vuông, góc không vuông; biết đọc tên góc vuông và vẽ góc vuông (theo mẫu). * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Lớp) - Y/C HS tự làm. Dùng ê ke để vẽ góc - Học sinh đọc và thực hành cá nhân. vuông. + Vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và cạnh MD. + Vẽ góc vuông đỉnh M, cạnh MC và cạnh MD. *GV chốt: Khi vẽ góc vuông có đỉnh là - Chia sẻ kết quả trước lớp O có cạnh là OA và OB. Ta đặt đỉnh góc vuông của êke trùng với đỉnh O, vẽ cạnh OA và cạnh OB. Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp: *GV chốt: Khi đọc tên góc, cần đọc + Góc vuông đỉnh A cạnh AD, AE đỉnh, rồi đọc đến 2 cạnh. + Góc không vuông đỉnh B cạnh BG, BH. Bài 3: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp: *GV chốt bài: Để xác định góc vuông + Các góc vuông là :góc đỉnhM,đỉnh Q và góc không vuông, em cần dùng e – + Các góc không vuông là góc đỉnh N,đỉnh ke để đo và kiểm tra. P (cạnh của các góc có thể trùng nhau) Bài 4: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn - HS tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành sớm) thành. - GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em => Đáp án D. 4 3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. - Vẽ các góc lên vở nháp và đặt tên cho chúng, xác định xem chúng là góc vuông hay không vuông. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Dùng ê ke đo và xác định các góc vuông, góc không vuông của các đồ vật mà mình quan sát được. 7
  5. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ĐẠO ĐỨC CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (TIẾT 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. 2. Kĩ năng: Biết chia sẻ cuộc sống buồn vui cùng bạn trong cuộc sống hàng ngày. Hình thành phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề, NL phát triển bản thân, NL điều chỉnh hành vi đạo đức. *GDKNS: - Kĩ năng lắng nghe. - Kĩ năng thể hiện sự cảm thông, II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu thảo luận nhóm. - HS: VBT, công cụ sắm vai xử lý tình huống. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động khởi động (3 phút) - Cả lớp hát bài: Tình bạn - Kết nối nội dung bài học – Giới thiệu bài - Lắng nghe - Ghi đầu bài lên bảng. 2.Hoạt động khám phá kiến thức: (30 phút) * Mục tiêu: HS biết được bạn bè cần phải chia sẻ với nhau khi có chuyện vui, buồn. * Cách tiến hành : Việc 1:Thảo luận phân tích tình huống - Yêu cầu lớp quan sát tranh tình huống và cho - Học sinh quan sát tranh minh họa biết ND tranh. theo sự gợi ý của GV. - Giới thiệu các tình huống: 8
  6. + Mẹ bạn Ân bị ốm lâu ngày , bố bạn Ân bị tai nạn giao thông chúng ta cần làm gì để giúp bạn vượt qua khó khăn này ? + Nếu em là bạn cùng lớp với Ân thì em sẽ làm gì để giúp đỡ động viên bạn ? Vì sao ? - Nhóm trưởng điêuì hành các - Yêu cầu các nhóm thảo luận, nêu cách ứng nhóm thảo luận, đư ra các xử lý xử trong tình huống và phân tích kết quả của tình huống phù hợp. mỗi cách ứng xử. - Đại diện các nhóm nêu cách ứng - GV trợ giúp cho nhóm HS còn lúng túng xử, cả lớp cùng phân tích kết quả chưa có cách xử lí tình huống hợp lý. ứng xử của các nhóm, bổ sung. - GV kết luận chung - Lớp lắng nghe giáo viên để nắm Việc 2: Đóng vai được yêu cầu . - Các nhóm lựa chọn tình huống, xây dựng kịch bản và đóng vai một trong các tình huống - Các nhóm thảo luận và tự xây ở BT2 (VBT). dựng cho nhóm một kịch bản, các - Yêu cầu các nhóm trao đổi thảo luận. thành viên phân công đóng vai tình - GV quan sát, có thể hỗ trợ, điều chỉnh những huống. hành vi chưa hợp lý cho HS. - Các nhóm lên đóng vai trước lớp. - Lớp trao đổi nhận xét và bổ sung - Mời lần các nhóm trình diễn trước lớp. nếu có. *GV kết luận: Khi bạn có chuyện vui, cần chúc mừng bạn. Khi bạn có chuyện buồn, cần - HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ tán an ủi, động viên, giúp đỡ bạn. thành, không tán thành hoặc lưỡng Việc 3: Bày tỏ thái độ lự bằng cách giơ tay (các tấm thẻ - Lần lượt đọc ra từng ý kiến (BT3 - VBT). xanh, hoặc đỏ hoặc vàng). - Yêu cầu lớp suy nghĩ và bày tỏ thái độ của - Chốt: Các ý kiến a, c, d, đ, e là mình đối với từng ý kiến . đúng. - Giải thích về ý kiến của mình. - Học sinh về nhà xem lại bài học. Thực hiện theo nội dung bài học. =>GV kết luận chung. - Về nhà sưu tầm các tranh ảnh, câu 3. Hoạt động ứng dụng: (1 phút) chuyện về các tấm gương nói về tình bạn, về sự cảm thông chia sẻ 4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút) buồn vui cùng bạn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: 9
  7. CHÍNH TẢ: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 3 ) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT2). - Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường ( xã, quận, huyện) theo mẫu (BT3). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ (không có Y/C HTL). Phiếu HT ghi mẫu đơn như BT3 - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Hát: “Mái trường mến yêu” - Kết nối bài học - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên - Mở SGK bảng 2. Hoạt động luyện đọc (15 phút) * Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: (Cả lớp) 10
  8. Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp). - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu HT. + Chú ý giọng đọc, tốc độ đọc + Cách ngắt, nghỉ câu (dấu câu, câu dài ) Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc - HS trả lời câu hỏi - GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp - GV nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện . - Thông báo mức độ đạt được trong giờ kiểm tra của HS. - Lắng nghe => Chú ý rèn kĩ năng đọc đúng cho đối tượng M1, M2, đọc diễn cảm cho các đối tượng M3, M4. 3.Hoạt động thực hành (15 phút) *Mục tiêu: - Đặt được 2 - 3 câu theo mẫu Ai là gì ? (BT 2). - Hoàn thành được đơn xin tham gia sinh hoạt câu lạc bộ thiếu nhi phường (xã, quận, huyện) theo mẫu (BT 3). *Cách tiến hành: Bài tập 2 : Đặt 3 câu theo mẫu: Ai là gì? => Cá nhân – Cặp đôi – Lớp - GV đánh giá, nhận xét 7 – 10 bài - HS làm bài cá nhân. - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS - Chia sẻ trong cặp. - Gọi 1 số HS chia sẻ kết quả trước lớp. - Chia sẻ kết quả trước lớp: VD: + Chúng em là HS lớp 3A + Mẹ em là công nhân. + Chú em là tài xế lái xe. Bài tập 3: => Cá nhân – Lớp - Phát phiếu HT cho HS - HS tự tìm hiểu nội dung và làm bài vào - Quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1. phiếu học tập. - Chia sẻ kết quả trước lớp. - Lớp nhận xét bài của bạn. *GVKL: Nêu những phần cần có của lá - Lắng nghe và ghi nhớ đơn, như: + Quốc hiệu, tiêu ngữ, ngày tháng + Nội dung đơn: 11
  9. + Người viết đơn (ký tên) 4. HĐ ứng dụng (1 phút) - VN tiếp tục luyện đọc cho hay hơn. - Ghi nhớ mẫu đơn 5. HĐ sáng tạo (1 phút) - Trình bày 1 lá đơn xin tham gia một khóa bơi lội của phường (xã) hoặc quận (huyện). ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TẬP ĐỌC: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 4) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì ? - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT 3); tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc, viết và kỹ năng sử dụng câu. Hình thành phẩm chất: yêu nước, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ, NL giải quyết vấn đề, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ (không có Y/C HTL). - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết - GV kết nối kiến thức - Lắng nghe - Giới thiệu bài. Ghi tựa bài lên bảng. - Mở SGK 2. Hoạt động luyện đọc (15 phút) 12
  10. * Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: (Cả lớp) Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp). - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu HT. + Chú ý giọng đọc, tốc độ đọc + Cách ngắt, nghỉ câu (dấu câu, câu dài ) Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài - HS trả lời câu hỏi đọc - GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp - GV nhận xét, đánh giá - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm - GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện . - Thông báo mức độ đạt được trong - Lắng nghe giờ kiểm tra của HS. => Chú ý rèn kĩ năng đọc đúng cho đối tượng M1, M2, đọc diễn cảm cho các đối tượng M3, M4. 3.Hoạt động thực hành (15 phút) *Mục tiêu: - Đặt được câu hỏi cho từng bộ phận câu Ai làm gì ? - Nghe - viết đúng, trình bày sạch sẽ, đúng quy định bài chính tả (BT 3) ; tốc độ viết khoảng 55 chữ / 15 phút, không mắc quá 5 lỗi trong bài. *Cách tiến hành: Bài tập2 : => Cá nhân – Cặp đôi – Lớp - HS đọc thầm, tự trả lời câu hỏi - Chia sẻ kết quả cho bạn bên cạnh. - Chia sẻ kết qảu trước lớp: + Ở câu lạc bộ, các em làm gì? - GV nhận xét , chốt lại bài làm đúng. + Ai thường đến câu lạc bộ vào ngày nghỉ? Bài tập 3 => Cả lớp - GV đọc đoạn văn. - 1 HS đọc lại + Đoạn văn nói về điều gì? - Vẻ đẹp của gió heo may - GV đọc chậm cho HS viết vào vở. - HS viết bài - Đânhs giá, nhận xét khoảng 7 – 10 bài. 13
  11. - Nhận xét nhanh bài viết của HS: Về - Lắng nghe để rút kinh nghiệm chữ viết, cách trình bày, nội dung bài viết, 5. HĐ ứng dụng (1 phút) : - VN xem lại bài đã học. - Tiếp tục luyện đọc cho hay hơn. 6. HĐ sáng tạo (1 phút) - Sưu tầm 1 bài thơ có chủ đề về 1 mùa trong năm. Luyện viết lại cho đẹp ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TOÁN: TIẾT 42. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ VẼ GÓC VUÔNG BẰNG Ê KE I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Biết sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng kẻ hình vẽ đơn giản Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 3. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phấn màu, thước êke. Các mảnh bìa để ghép thành hình như BT3 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: Góc nào đây? - HS tham gia chơi, nêu đúng tên góc, đỉnh, + GV vẽ ra một số góc vuông và góc cạnh (Ví dụ: Góc vuông, đỉnh O, cạnh OA, không vuông, cho HS quan sát và gọi OB.) tên góc vuông và góc không vuông. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên - Lắng nghe 14
  12. bảng 2. HĐ thực hành (30 phút): * Mục tiêu: Hs sử dụng ê ke để kiểm tra, nhận biết góc vuông, góc không vuông và vẽ được góc vuông trong trường hợp đơn giản. * Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Lớp) - GV HD cách vẽ góc vuông đỉnh O: - HS đọc đề bài . Quan sát + Đặt ê ke sao cho đỉnh góc vuông của ê ke trùng với điểm O và 1 cạnh ê ke trùng với cạnh cho trước (Chẳng hạn OM ) + Dọc theo cạnh kia của ê ke trùng với điểm Ovà 1 cạnh ê ke vẽ tia ON .ta được góc vuông đỉnh O cạnh OM, ON - Cho HS vẽ góc vuông đỉnh A, đỉnh B. - 2 HS lên bảng vẽ Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Lớp dùng ê ke vẽ vào vở - HS quan sát, giúp đỡ những em chưa - HS dùng ê ke tự kiểm tra các góc trong hình biết cách đo. vẽ trên SGK. - Chia sẻ kết quả trước lớp: => Hình thứ nhất có 4 góc vuông, hình thứ 2 có 2 góc vuông. Bài 3 : (Cá nhân – cặp – Lớp) - GV giới thiệu các mảnh ghép như trong SGK (dính lên bảng) - HS làm bài cá nhân - Thảo luận trong cặp để tìm đáp án đúng. - Gọi 1 HS lên thực hành ghép trên - Chia sẻ kết quả trước lớp: bảng để kiểm chứng lại kết quả lớp vừa => Đáp án: Mảnh 1 + Mảnh 4; chia sẻ. Mảnh 2 + Mảnh 3 Bài 5: (BT chờ - Dành cho đối tượng hoàn thành sớm) - HS tự làm rồi báo cáo sau khi hoàn thành. - GV kiểm tra, đánh giá riêng từng em => Gấp mảnh giấy để được góc vuông 3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Tập vẽ nhiều lần các góc vuông ra vở nháp 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Tìm các đồ vật có dạng góc vuông ở gia đình. Dùng ê ke kiểm chứng lại. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: 15
  13. TOÁN: TIẾT 43. ĐỀ-CA-MÉT. HÉC-TÔ-MÉT. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Biết tên gọi, kí hiệu của đề –ca-mét và héc –tô-mét. - Biết quan hệ gữa đề –ca - mét và héc –tô-mét. - Biết đổi từ đề –ca-mét và héc –tô-mét ra mét . 2. Kĩ năng: Có kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài (hm, dam) Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. * Bài tập cần làm: BT1 (dòng 1,2,3); BT2 (dòng 1,2); BT3 (dòng 1,2) II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ, SGK - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Đố vui: Dài khoảng bao nhiêu? - HS tham gia ước lượng, thực hành dùng + GV đưa ra 1 số đồ vật như cái bút, cái thước đo thước, quyển sách, cái bảng, rồi cho HS ước lượng chúng dài khoảng bao nhiêu cm, dm, m? + Muốn đo chiều dài của 1 ngôi trường => Ta có thể dùng thước mét để đo. ta làm thế nào? + Vậy nếu muốn đo chiều dài (khoảng cách )của 1 xã nọ sang xã kia thì sao? => Ta sẽ dùng các đơn vị khác lớn hơn đơn vị mét. - Học sinh mở sách giáo khoa, trình bày - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới bài vào vở. và ghi đầu bài lên bảng. 16
  14. 2. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút) * Mục tiêu: - HS ôn lại các đơn vị độ dài đã học. - Nắm được tên gọi và kí hiệu của đề - ca - mét, héc – tô - mét. - Biết được mối quan hệ giữa đề - ca - mét và héc – tô - mét với mét. * Cách tiến hành: (Cả lớp) Việc 1: Ôn lại các đơn vị đo độ dài đã học - GV nêu câu hỏi: + Các em đã học những đơn vị đo độ dài - HS nêu, lớp nhận xét bổ sung: nào ? mi-li-mét, đề-xi-mét, xăng-ti-mét, mét, ki-lô-mét. - 2HS đọc lại các đơn vị đo độ dài đã học => GVKL: Ngoài các đơn vị đo độ dài - Lớp lắng nghe các em đã được học, còn một số đơn vị khác như đề – ca – mét, héc - tô – mét cũng dùng để đo độ dài. Việc 2: Giới thiệu đề - ca - mét. - GV dùng thước dài 1m giới thiệu: + Cây thước có độ dài 1mét, gấp 10 lần - 10m 1m, ta được độ dài là bao nhiêu? - Đơn vị đo độ dài tương ứng với 10 mét có tên gọi là đề - ca - mét. + Vậy đề - ca - mét là một đơn dùng để - đo độ dài. làm gì? - Đề - ca - mét viết tắt là: dam - HS đọc cá nhân – Lớp đọc đồng thanh 1dam=10m đơn vị dam - GV nêu ví dụ: khoảng cách giữa hai đầu hè lớp học là 1đề - ca - mét Việc 3:Giới thiệu héc – tô - mét - Lớn hơn đề - ca - mét, ta có đơn vị đo độ dài là héc – tô – mét - Héc – tô - mét viết tắt là: hm Ta có: 1 hm = 10dam. +1hm bằng bao nhiêu mét? - 1hm =1 00m GV viết bảng 1hm=100m - GV nêu ví dụ khoảng cách giữa 2 cột - HS lắng nghe điện ở ngoài đường là 1hm. - GVKL: 1hm = 100m; 1hm = 10dam - HS đọc lại 3. HĐ thực hành (16 phút) * Mục tiêu: Thực hành đổi đơn vị và thực hiện các phép tính về đơn vị đo độ dài. * Cách tiến hành: 17
  15. Bài 1: Cá nhân - Cả lớp. - HS làm bài cá nhân - Cho HS chơi TC Truyền điện - Chia sẻ kết quả trước lớp bằng TC truyền điện Bài 2: Cá nhân - Cặp đôi – Lớp - HS làm bài cá nhân - Đánh giá, nhận xét 7 – 10 bài - Chia sẻ kết quả trong cặp - Nhận xét nhanh kết quả làm bài của HS - Báo cáo kết quả trước lớp (Lưu ý ghi nhớ những HS làm còn nhầm lẫn sai sót để lần sau giúp đỡ) Bài 3: Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp - HS làm việc cá nhân, thảo luận cặp đôi - GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng để thống nhất kết quả, sau đó chia kết túng, chưa biết cách đổi. kết quả trước lớp: a) 25dam + 50dam = 75dam 8hm + 12hm = 20hm 36hm + 18hm = 54hm b) 45dam - 16dam = 29dam 67hm - 25hm = 42hm 72hm - 48hm = 24hm 3. HĐ ứng dụng (2 phút): - Về xem lại bài đã học. Viết các số từ 1 đến 10 với đơn vị là dam và hm, sau đó đổi ra các đơn vị đã học khác. 4. HĐ sáng tạo (1 phút): - Về nhà cùng bố mẹ ước lượng thử khoảng cách từ nhà đến đầu ngõ là bao nhiêu dam; từ nhà đến trường là bao nhiêu hm. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 5) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Mức độ, yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật (BT2) - Đặt đúng câu theo mẫu Ai làm gì? ( BT 3 ). 18
  16. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc nâng cao cho HS; Rèn kỹ năng sử dụng từ ngữ và đặt câu. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ (không có Y/C HTL). - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Trò chơi: Truyền điện (Đặt câu theo mẫu - HS nối tiếp nhau nêu câu theo mẫu Ai là gì) - Tổng kết TC, tuyên dương những HS tích cực – Kết nối bài học - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. 2. Hoạt động luyện đọc (15 phút) * Mục tiêu: Đọc đúng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học (tốc độ đọc khoảng 55 tiếng / phút ); trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài. * Cách tiến hành: (Cả lớp) Việc 1: kiểm tra đọc (khoảng ¼ số HS lớp). - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài theo yêu cầu ở phiếu HT. + Chú ý giọng đọc, tốc độ đọc + Cách ngắt, nghỉ câu (dấu câu, câu dài ) Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc - HS trả lời câu hỏi - GV lưu ý tùy đối tượng HS mà Gv đặt câu hỏi cho phù hợp - GV nhận xét, đánh giá - GV yêu cầu những HS đọc chưa rõ - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm ràng, rành mạch về nhà luyện đọc lại tiết sau tiếp tục ôn luyện . - Thông báo mức độ đạt được trong giờ kiểm tra của HS. - Lắng nghe 19
  17. => Chú ý rèn kĩ năng đọc đúng cho đối tượng M1, M2, đọc diễn cảm cho các đối tượng M3, M4. 2. HĐ thực hành (15 phút): *Mục tiêu : Chọn được từ ngữ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho từ ngữ chỉ sự vật. Đặt đúng câu theo mẫu Ai làm gì?. *Cách tiến hành: Bài 1: (Cá nhân - Cặp đôi - Lớp) - HS tự tìm hiểu bài, làm bài cá nhân. - GV quan sát, giúp đỡ những HS còn lúng - HS chia sẻ kết quả trong nhóm đôi. túng. - Nêu kết quả trước lớp (Mỗi em nêu 1 từ): => Đáp án lần lượt là: xinh xắn, tinh xảo, tinh tế. Bài 2: (Cá nhân - Lớp) - Tự làm bài cá nhân: Đặt câu theo mẫu Ai làm gì? - GV chú ý sửa lỗi diễn đạt cho HS - Chia sẻ trước lớp (nhiều em) - Gọi HS nêu là các từ đã từ được. 3. HĐ ứng dụng (1 phút): - Về xem lại bài đã học. Luyện đọc cho hay hơn. 4. HĐ sáng tạo (1 phút): - Tìm các câu theo mẫu: Ai làm gì để nói về công việc của những người trong gia đình mình. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TẬP VIẾT: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 6) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Học sinh HTL các bài thơ, văn có YC HTL (từ tuần 1 – tuần 8) - Luyện tập củng cố vốn từ : Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật - Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT 3 ). 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc, kỹ năng sử dụng từ ngữ và kỹ năng đặt câu. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. 20
  18. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ (có Y/C HTL). Bảng phụ ghi nội dung BT 2 (đã điền hoàn chỉnh) - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - Trò chơi: Truyền điện (Đặt câu theo - HS nối tiếp nhau nêu câu theo mẫu mẫu Ai làm gì để giới thiệu về những người trong gia đình mình) - Tổng kết TC, tuyên dương những HS tích cực – Kết nối bài học - Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài. - Giới thiệu bài mới - Ghi bảng đầu bài. 2.Hoạt động luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng, đọc thuộc lòng đoạn văn, khổ thơ đã học; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn, bài. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Kiểm tra đọc (số HS lớp chưa đạt yêu cầu của tiết trước cần kiểm tra bổ sung và kiểm tra bổ sung phần HTL của một số HS). - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài hoặc học thuộc lòng bài theo YC trong phiếu. Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc - HS TLCH theo yêu cầu ở phiếu. (Tùy đối tượng HS mà GV đặt câu hỏi cho phù hợp) - GV nhận xét, đánh giá; GV yêu cầu - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại thật nhiều. - Gv nhắc nhở Hs có tạo thói quen đọc sách. 3. HĐ thực hành (15phút) *Mục tiêu: Củng cố vốn từ : Lựa chọn từ thích hợp bổ sung ý nghĩa cho các từ chỉ sự vật. Đặt đúng dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu. 21
  19. *Cách tiến hành: Bài tập 2: (Cá nhân - Cặp đôi - Cả lớp) - Học sinh tự đọc yêu cầu của bài - Quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1 - Làm bài cá nhân (bằng chì ra SGK). - Chia sẻ kết quả trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp: - Đưa đáp án cho HS đối chiếu => Lời giải đúng điền lần lượt: màu xanh, chị hoa huệ, chị hoa cúc, chị hoa hồng, vườn xuân - 1 số Hs đọc lại đoạn văn trước lớp. Bài tập 3 - Giúp đỡ đối tượng M1 - HS làm bài cá nhân (làm bằng chì ra SGK) - Chia sẻ kết quả trước lớp: a) Hàng năm, cứ vào đầu tháng 9, các trường lại khai giảng năm học mới. a) Sau ba tháng nghỉ hè tạm xa trường, chúng em lại náo nức tới trường gặp thầy, gặp bạn. c) 4. HĐ ứng dụng: (1 phút) - Về nhà xem lại bài đã học. Luyện đọc lại các bài thơ cho diễn cảm. 5. HĐ sáng tạo: (1 phút) - Tìm đọc các đoạn văn miêu tả về 4 mùa, đọc và ghi nhớ cách diễn tả của các tác giả về cảnh vật ở mùa đó. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TOÁN: TIẾT 44. BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Nắm được bảng đơn vị đo độ dài, bước đầu thuộc bảng đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé . - Biết làm các phép tính với các số đo độ dài. 2. Kĩ năng: Củng cố mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 22
  20. Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: Làm BT 1, 2 (2 dòng trên), 3 (2 dòng trên). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: SGK, bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn chưa viết - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (5 phút) : - Trò chơi: Ai nhanh – Ai đúng - HS tham gia chơi, thi đua giơ tay (GV nêu lại các phép tính của BT1 tiết trước, cho giành quyền trả lời. HS đoán nhanh đáp số) - Tổng kết TC – Kết nối bài học - Lắng nghe - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên bảng. - Mở vở ghi bài 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: ( 15 phút) * Mục tiêu: Bước đầu thuộc và nắm được mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. * Cách tiến hành: (Cả lớp) Việc 1: Giới thiệu bảng đơn vị đo độ dài -Gv giúp HS hiểu được bảng đơn vị đo độ dài từ - Nêu lại các đơn vị đo độ dài đã nhỏ đến lớn và ngược lại. học: km, hm, dam, m, dm, cm, - Gv đưa bảng kẻ sẵn viết tên các đơn vị đo độ dài mm. lên bảng. - Đơn vị cơ bản là gì? - Mét. - Ghi vào cột giữa bảng: mét. - Đơn vị nhỏ hơn mét ta ghi vào bên phải của cột - Nêu lại quan hệ giữa các đơn vị m. Đơn vị lớn hơn mét ta ghi vào cột phía bên trái đo độ dài . của cột mét. Gv gọi HS nêu, kết hợp điền vào bảng. Lớn hơn mét mét Nhỏ hơn mét - Nhìn bảng nêu lên mối quan hệ km hm dam m dm cm mm giữa hai đơn vị đo : 1m= 10 dm 1dm=10cm 1km 1hm 1m 1m 1dm 1cm 1mm =10hm =10da =10 =10dm =10cm =10m =1000 m m =100cm =100m m m =100 =1000 m m mm - Hơn kém nhau 10 lần. - Đọc xuôi, ngược: - Hai đơn vị đo độ dài liên tiếp có đặc điểm gì 1km = 1000m - Gv giới thiệu 1 km = 1000m 23
  21. 3.Hoạt động thực hành (15 phút): *Mục tiêu: Biết làm các phép tính với các số đo độ dài. * Cách tiến hành Bài 1: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Quan sát và giúp đỡ đối tượng M1 - Làm bài cá nhân - Kiểm tra chéo - Chia sẻ kết quả trước lớp: 1km = 10hm 1m = 10 dm - Cho HS đọc lại nhiều lần kết quả. 1km = 1000m 1m = 100 cm Bài 2: (Cá nhân – Cặp đôi – Lớp) - Làm bài cá nhân - GV lưu ý giúp đỡ đối tượng M1 - Chia sẻ trong cặp - Chia sẻ kết quả trước lớp, giải thích vì sao - GV hỏi để HS giải thích cách làm, VD: Vì sao - Vì 1dam = 10m. 7dam =70m ? Vậy 7 dam=70m Bài 3: Tính theo mẫu. (Cá nhân – Lớp) - HS tự quan sát mẫu. - Mẫu: 32dam x3 = 96dam 96cm : 3 =32cm - GV lưu ý HS viết danh số vào phép tính - Vận dụng làm các phép tính còn lại. - Chia sẻ kết quả trước lớp: 25 m x 2 = 50m 15km x 4 = 60km 36m : 3 = 12m 70km : 7 = 10km *Gv củng cố kiến thức về bảng đơn vị đo độ dài từ nhỏ đến lớn và ngược lại và mối quan hệ của chúng 3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Nếu có thể, ghi nhớ và HTL bảng đơn vị đo độ dài. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Viết các số bất kỳ (từ 1 đến 10), có đơn vị là km, sau đó đổi chúng ra các đơn vị nhỏ hơn. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: 24
  22. CHÍNH TẢ: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I ( tiết 7) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập và kiểm tra tập đọc, học thuộc lòng đọc hiểu văn bản. - Giải ô chữ và tìm ra được từ khóa của ô chữ ( TRUNG THU). 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc và kỹ năng sử dụng từ ngữ. Củng cố và mở rộng vốn từ qua trò chơi ô chữ. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Phiếu viết tên từng bài TĐ (có Y/C HTL). Bảng phụ trình bày các ô chữ như BT2 - HS: SGK. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Hát: “Chiếc đèn ông sao” + Bài hát nói về hoạt động gì? - Nêu nội dung bài hát - Kết nối kiến thức - Lắng nghe - Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. - Mở SGK 2.Hoạt động luyện đọc (15 phút) *Mục tiêu: Đọc đúng, đọc thuộc lòng đoạn văn, khổ thơ đã học; trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn, bài. *Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp Việc 1: Kiểm tra đọc (số HS lớp chưa đạt yêu cầu của tiết trước cần kiểm tra bổ sung và kiểm tra bổ sung phần HTL của một số HS). 25
  23. - GV yêu cầu HS lên bốc thăm - HS thực hiện (Sau khi bốc thăm được xem lại bài 2 phút ) - HS đọc bài hoặc học thuộc lòng bài theo YC trong phiếu. - HS TLCH theo yêu cầu ở phiếu. Việc 2: Nêu câu hỏi nội dung bài đọc (Tùy đối tượng HS mà GV đặt câu hỏi cho phù hợp) - HS lắng nghe và rút kinh nghiệm - GV nhận xét, đánh giá; GV yêu cầu những HS đọc chưa đạt về nhà luyện đọc lại thật nhiều. - Gv nhắc nhở Hs có tạo thói quen đọc sách. 3.Hoạt động thực hành (15 phút) *Mục tiêu: Giải được ô chữ và tìm ra từ khóa của ô chữ (TRUNG THU) *Cách tiến hành: (Cá nhân – Cả lớp) - Gv treo bảng phụ và giới thiệu về ô chữ, - HS tìm hiểu nội dung, suy nghĩ và làm hướng dẫn cách tìm. nháp. - GV cho HS nối tiếp nhau nêu kết quả, - Chia sẻ kết quả trước lớp: GV chốt và ghi kết quả lên bảng phụ. + Dòng 1: TRẺ EM + Dòng 2: TRẢ LỜI + Dòng 3: THỦY THỦ + Dòng 4: TRƯNG NHỊ + Dòng 5: TƯƠNG LAI + Dòng 6: TƯƠI TỐT + Dòng7: TẬP THỂ + Dòng 8: TÔ MÀU - Yêu cầu HS nhìn vào cột màu để tìm ra => TRUNG THU từ khóa + Em có biết Trung thu là gì không? - Rằm tháng tám + Rằm tháng tám thiếu nhi thường có các - Rước đèn, phá cỗ trông trăng, hoạt động gì? => GVKL, nói thêm về ý nghĩa ngày Tết trung thu: Tết Trung Thu là ngày Rằm tháng 8 hằng năm, là ngày tết của trẻ em (Tết Thiếu nhi), còn được gọi là Tết trông Trăng hay Tết hoa đăng. Trẻ em rất mong đợi được đón tết này vì thường được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he, và được ăn bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng. Thời 26
  24. điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử, múa rồng để các em vui chơi thoả thích. 6. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà xem lại bài đã học. Tự rèn cho mình thói quen đọc sách. 7. HĐ sáng tạo (1 phút) - Tìm hiểu về các hoạt động văn hóa diễn ra ở quê hương em vào ngày tết Trung thu ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TOÁN: TIẾT 45. LUYỆN TẬP I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. - Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị kia). 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng chuyển đổi đơn vị đo lường. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic. *Bài tập cần làm: BT 1b (1,2,3); BT 2 ; BT 3 (cột 1). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Bảng phụ, phiếu học tập. - HS: SGK. 27
  25. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) : - Trò chơi: Đoán nhan đáp số - HS tham gia chơi, xung phong đoán nhanh kết + GV nêu các số, yêu cầu HS nêu quả các phép tính Gv đưa ra. kết quả: 1km = hm 1km = dam 1hm = m 1dam = m - Tổng kết TC – Kết nối bài học - Lắng nghe - Giới thiệu bài – Ghi đầu bài lên - Mở vở ghi bài bảng. 2. HĐ thực hành (30 phút): * Mục tiêu: - Giúp HS biết đọc, viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo. - Biết cách đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo (nhỏ hơn đơn vị kia ). * Cách tiến hành: Bài 1a: (Cả lớp) Việc 1: Quan sát và nhận xét: - GV Kẻ sẵn đoạn thẳng AB Y/C - 1HS lên đo đoạn AB trả lời miệng. 1 HS lên đo - Lớp quan sát nhận xét A B 1m 9cm - GV ghi bảng : Đoạn thẳng AB đo được 1m và 9 cm - Viết tắt là : 1m 9cm - Đọc là : Một mét chín xăng-ti- - 3 HS đọc mét + Chúng ta vừa củng cố kiến - Chúng ta vừa luyện tập được cách đo, cách viết thức gì? và cách đọc đoạn thẳng với đơn vị đo độ dài. Việc 2: Ghi nhớ cách đọc - GV đưa ra 1 vài số cho HS đọc, VD: 5m7cm; 4m2cm; 8m3dm; - 1 số HS đọc => Lớp đọc đồng thanh. 7dm5cm; 28
  26. Bài 1b:(Cá nhân- Cặp -Cả lớp) - GV yêu cầu HS tìm hiểu bài mẫu để thực hành. - HS tự tìm hiểu và làm việc cá nhân. - Quan sát và giúp đỡ đối tượng M1. - Chia sẻ cặp đôi. - Chúng ta vừa luyện tập được nội - Chia sẻ kết quả trước lớp. dung? - Vừa luyện tập đổi số đo độ dài có hai tên đơn vị đo thành số đo độ dài có một tên đơn vị đo. Bài 2: (Cá nhân - Cặp - Lớp) - GV theo dõi, giúp đỡ những đối - HS làm cá nhân tượng M1 - Chia sẻ cặp đôi - Lưu ý HS điền đơn vị đo vào - Chia sẻ kết quả trước lớp: cuối mỗi kết quả. a) 8dam + 5 dam = 13dam 57hm – 28hm = 29hm 12km x 4 = 48km b) 720m + 43m = 763m 403cm – 52cm = 351cm 27mm : 3 = 9mm Bài 3 (cột 1): (Cá nhân - Cặp - Lớp) - HS làm cá nhân - Giúp đỡ đối tượng M1 - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp: 6m 3cm 6m 6m 3cm <630cm 6m 3cm = 603cm - Yêu cầu giải thích các làm - VD: Đổi 6m 3cm = 603 cm. 7 m = 700 cm Do đó 6m 3 cm < 7 m Bài 3 (cột 2): (BT chờ - Dành cho - Giải thích tương tự với các dòng còn lại đối tượng hoàn thành sớm) - GV kiểm tra, đánh giá riêng - HS tự làm bài rồi báo cáo sau khi hoàn thành. từng em 3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về xem lại bài đã làm trên lớp. Ghi nhớ cách đổi các đơn vị do độ dài (từ đơn vị lớn ra đơn vị bé) - Suy nghĩ cách đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn. Ví 4. HĐ sáng tạo (1 phút) dụ: 100m = dam?; 20dm = m? ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: 29
  27. TẬP LÀM VĂN: ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA (TIẾT 8 + 9) (dự kiến) Lưu ý với các thày cô: Vì khối 1, 2, 3 không quy định kiểm tra GHK, nên đây chỉ là tiết ôn tập tự do, nên các thầy cô có thể cho HS ôn tập hoặc kiểm tra khảo sát chất lượng. Bên dưới mình có đưa ra 1 đề dự kiến, có cả phần đọc hiểu, phần chính tả, phần Tập làm văn, tùy theo tình hình cụ thể lớp mình phụ trách mà các bạn đưa ra nội dung khảo sát phù hợp. Để cho việc kiểm tra được gọn nhẹ, theo mình, bạn có thể chọn 1 phần nào đó để khảo sát thôi. Bản thân mình cũng đang phụ trách lớp 3 và mình cũng sẽ chỉ chọn kiểm tra phần Tập làm văn thôi, còn các bạn thì tùy ý. Cũng vì tùy ý nên phần mục tiêu, và thang điểm các bạn tự điều chỉnh, mà ai sợ phạm vào chữ “ĐIỂM” thì thay đánh giá bằng chữ M1, 2, 3, 4 nhé! I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết và kỹ năng tạo lập văn bản. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, kỹ năng viết và kỹ năng trình bày văn bản. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Đề kiểm tra phần đọc hiểu, chính tả và tập làm văn - HS: Giấy kiểm tra 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút): - Hát bài: Em là hoa hồng nhỏ - Giới thiệu bài kiểm tra 2. HĐ thực hành (kiểm tra): *Mục tiêu: HS làm được bài. Trình bày bài rõ ràng, cẩn thận. *Cách tiến hành: 30
  28. ĐỀ KIỂM TRA DỰ KIẾN - HS làm bài theo (Thời gian dự kiến: 70 phút) hướng dẫn của GV PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU: Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – 30 phút. Đọc thầm bài: Người mẹ (TV3 -Tập 1/ Tr.29) Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây: 1. Thần Chết đã bắt mất con của bà mẹ lúc nào? a. Lúc bà mẹ chạy ra ngoài b. Lúc bà vừa thiếp đi một lúc. c. Lúc bà đang thức trông con. 2. Người mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? a. Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó. b. Giũ sạch băng tuyết bám đầy bụi gai. c. Chăm sóc bụi gai hằng ngày. 3. Câu nào sau đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai là gì?” a. Người mẹ không sợ Thần Chết. b. Người mẹ có thể hi sinh tất cả vì con. c. Người mẹ là người rất dũng cảm 5. Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong các câu thơ sau: “Sân nhà em sáng quá Nhờ ánh trăng sáng ngời Trăng tròn như cái đĩa Lơ lững mà không rơi” - Hình ảnh so sánh: - Từ so sánh: PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT: 1. Chính tả nghe - viết (5 điểm) – 15 phút Bài "Nhớ lại buổi đầu đi học" (TV3 - Tập 1 / Tr.51) (Từ Buổi mai hôm ấy đến hôm nay tôi đi học) 2. Tập làm văn (5 điểm) – 25 phút. Viết một đoạn văn (từ 5 - 7 câu) kể về một người hàng xóm mà em quý mến. *THANG ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN: PHẦN I: (5đ) Đáp án đúng: 1b, 2a, 3c, Câu 4 - Hình ảnh so sánh: Trăng tròn như cái đĩa - Từ so sánh: như Phần II: 1. Chính tả: (5đ) 31
  29. * Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn thơ : 5 điểm. ( Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai- lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định), trừ 0,5 điểm. Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, bị trừ 1 điểm toàn bài). 2. Tập làm văn: (5đ) *GV đánh giá , cho điểm dựa vào nội dung và hình thức trình bày, diễn đạt của HS để chấm các mức điểm từ 0,5 ￿1￿1,5 ￿ ￿5 điểm. Cụ thể: - Viết được một đoạn văn (từ 5-7 câu) kể thuần tuý về người hàng xóm mà em quý mến : 2,5 điểm. - Sử dụng dấu câu hợp lí, đúng chỗ (có thể quên hoặc sử dụng chưa hợp lí ở 1 chỗ : 1 điểm. - Bước đầu biết viết các câu văn sinh động, giàu hình ảnh : 0,5 điểm - Bài tả sinh động, biết kết hợp hài hoà các yếu tố trên, giàu cảm xúc và có sức thuyết phục, chữ viết sạch sẽ : 1 điểm 3. HĐ ứng dụng (1 phút) : - Về nhà xem và luyện đọc trước các bài đọc của tuần 10. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) : - Tập kể về một người đã để lại ấn tượng sâu sắc với em. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: THỦ CÔNG: ÔN TẬP CHƯƠNG 1: PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH ( Tiết 1) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. - Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. - Với học sinh khéo tay: Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. 32
  30. 2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh khả năng khéo léo, cẩn thận. Biết làm các sản phẩm thủ công có tính sáng tạo. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Các sản phẩm mẫu - HS: Giấy nháp, giấy thủ công, kéo. 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động (3 phút): - Hát bài: Năm cánh sao vui - Kiểm tra dụng cụ, đồ dùng học tập của HS và - HS kiểm tra trong cặp đôi, báo nhận xét. cáo GV - Giới thiệu bài mới: 2. HĐ thực hành (30 phút) *Mục tiêu: Hs biết phối hợp gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. Làm được ít nhất hai đồ chơi đã học. * Cách tiến hành: Việc 1: Hướng dẫn quan sát mẫu - Cho học sinh nhắc lại tên các bài đã học trong - HS nhắc lại, lớp theo dõi : chương I. + Gấp tàu thủy hai ống khói + Gấp con ếch + Gấp, cắt, dán ngôi sao 5 cánh và lá cờ đỏ sao vàng + Gấp, cắt, dán bông hoa - Cho HS quan sát lại các mẫu. - HS quan sát . - Giáo viên ghi đề bài: Đề bài: Em hãy gấp hoặc phối hợp gấp, cắt, - Học sinh đọc đề. dán được ít nhất hai đồ chơi đã học ở chương I . + Với học sinh khéo tay: + Làm được ít nhất ba đồ chơi đã học. + Có thể làm được những sản phẩm mới có tính sáng tạo. - GV quan sát, giúp đỡ những đối tượng M1 - Học sinh thực hành làm bài gấp, cắt, dán. 33
  31. - Học sinh trưng bày sản phẩm - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. - Giáo viên, nhận xét, đánh giá sản phẩm của học - Lắng nghe sinh. *Tiêu chí đánh giá sản phẩm: - Hoàn thành (A): + Nếp gấp thẳng, phẳng. + Đường cắt thẳng, đều, không bị mấp mô, răng cưa. + Thực hiện đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Hoàn thành tốt (A+): + Những em hoàn thành và có sản phẩm đẹp, sáng tạo được đánh giá hoàn thành tốt (A+). - Chưa hoàn thành(B): + Thực hiện chưa đúng quy trình kĩ thuật. + Không hoàn thành sản phẩm. - Gv động viên, nhắc nhở học sinh sản phẩm - Lắng nghe chưa hoàn thành, yêu cầu các em về nhà tiếp tục hoàn thành sản phảm của mình. - Gv tuyên dương, khích lệ Hs có sản phẩm đẹp. - Lắng nghe 4. HĐ ứng dụng (4 phút): - Về nhà tiếp tục trang trí sản phẩm của mình cho đẹp 5. HĐ sáng tạo (1 phút): - Vẽ lạo sản phẩm của mình ra giấy, tô màu cho đẹp. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 1): ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức về : - Cấu tạo ngoài, chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. 34
  32. 2. Kĩ năng: Củng cố kiến thức về Cấu tạo ngoài, chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Đồ dùng: - GV: Nội dung các phiếu hỏi cho từng cơ quan ờ vòng 1 - HS: SGK 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - HS hát bài: Tập thể dục buổi sáng. - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng - Lắng nghe – Mở SGK 2. HĐ khám phá kiến thức (30 phút) * Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về cấu tạo ngoài và chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. - Nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan : hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh. *Cách tiến hành: Bước 1: Trò chơi “Thử tài kiến thức” => Hoạt động nhóm - Cả lớp - GV chia lớp thành nhóm. - Học sinh chia nhóm 6 - Đội sẽ lên bốc phiếu hỏi về 1 trong 4 cơ quan - Đại diện các nhóm lên bốc phiếu, được học. Nội dung 4 phiếu hỏi : thảo luận. ●Phiếu 1 : “Cơ quan hô hấp”. - Đại diện nhóm trình bày kết quả + Hãy giới thiệu tên, chỉ vị trí sơ đồ và chức năng trước lớp. của các bộ phận của cơ quan hô hấp. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung + Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì? (việc không nên - chỉ ra 3 việc ). ●Phiếu 2 : “Cơ quan tuần hoàn”. + Nói tên và nêu chức năng của các bộ phận của cơ quan tuần hoàn. + Để bảo vệ cơ quan tuần hoàn em nên làm gì và không nên làm gì? ●Phiếu 3 : “ Cơ quan bài tiết nước tiểu” + Nói tên và nêu chức năng của các bộ phận trong cơ quan bài tiết nước tiểu? 35
  33. + Để bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu, em xin nêu sự không nên làm gì ? (chỉ ra 3 việc của mỗi việc nên và không nên ). ●Phiếu 4 : “Cơ quan thần kinh” + Nêu tên và chức năng của các bộ phận trong cơ quan thần kinh. + Để bảo vệ cơ quan thần kinh, em nên và không =>Hoạt động cả lớp nên làm gì ? Bước 2: Giáo viên giúp HS củng cố kiến thức - HS ( 5 – 6 HS ) trả lời. Lớp theo bằng hệ thống câu hỏi sau : dõi, nhận xét, bổ sung + Chúng ta đã được học mấy cơ quan trong cơ thể? +Em hãy nêu chức năng chính của các cơ quan đó? +Để bảo vệ cơ quan hô hấp ( tuần hoàn, bài tiết nước tiểu, thần kinh), em nên làm gì và không nên làm gì? 3. HĐ ứng dụng (1 phút) - Về nhà thực hiện theo nội dung bài học để tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người trong gia đình mình cùng thực hiện như mình. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG: TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI (TIẾT 2): ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (Tiếp theo) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý. HS vẽ tranh đẹp, đúng với nội dung yêu cầu. 2. Kĩ năng: Biết vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống lành mạnh. Hình thành phẩm chất: chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Góp phần phát triển năng lực: NL tự chủ và tự học, NL giáo tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL nhận thức môi trường, NL tìm tòi và khám phá. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 36
  34. 1. Đồ dùng: - GV: Giấy vẽ ( khổ to), nét, màu ( sáp hoặc chì ) – phát cho mỗi nhóm 1 bộ - HS: Màu vẽ 2. Phương pháp, kĩ thuật: - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. HĐ khởi động (3 phút) - HS hát bài: Năm giác quan - Kết nối kiến thức - Giới thiệu bài mới - Ghi - Lắng nghe đầu bài lên bảng.l 2. HĐ thực hành vẽ tranh(30 phút) * Mục tiêu: Biết vẽ tranh vận động mọi người cùng thực hiện để có sức khỏe tốt, cuộc sống lành mạnh. *Cách tiến hành: - Giáo viên chia nhóm. - HS chia thành các nhóm (nhóm 6). - Yêu cầu các nhóm cử đại biểu bốc thăm chủ đề - Các nhóm cử đại biểu bốc thăm vẽ tranh cổ động chủ đề vẽ tranh cổ động. a) Không hút thuốc lá, rượu bia. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn b) Không sử dụng ma túy. cùng thảo luận để đưa ra các ý c) Ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lí. tưởng nên vẽ như thế nào d) Giữ vệ sinh môi trường. e) Chủ đề tự lựa chọn. - Mỗi đội có 10 phút để vẽ, sau đó lên trình bày. - Thực hành vẽ tranh. Điểm tối đa cho vòng thi này là 10 điểm. - Yêu cầu các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình, và nêu ý tưởng của bức tranh vận động do nhóm mình vẽ. - Các nhóm khác nghe, bổ sung. - GV nhận xét chung. 3. HĐ ứng dụng (4 phút) - Về nhà tuyên truyền cho mọi người xung quanh thực hiện những nội dung đã vẽ trong tranh. 4. HĐ sáng tạo (1 phút) - Về nhà cùng gia đình xây dựng một thời gian biểu hợp lý để giữ gìn và nâng cao sức khỏe của toàn gia đình. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: 37