Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 8, Bài: Khâu đột thưa (Tiết 1)
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 8, Bài: Khâu đột thưa (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_ki_thuat_4_tuan_8_bai_khau_dot_thua_tiet_1.doc
Nội dung text: Giáo án Kĩ thuật 4 - Tuần 8, Bài: Khâu đột thưa (Tiết 1)
- PHÒNG GD&ĐT THANH TRÌ Thứ ngày tháng năm 20 TRƯỜNG TH ĐẠI ÁNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT TUẦN: 8 KHÂU ĐỘT THƯA ( TIẾT 1) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Kiến thức: Biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. -Kĩ năng: + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. Các mũi khâu có thể chưa đều nhau. Đường khâu có thể bị dúm. + Rèn tính cẩn thận, khéo léo cho học sinh. -Thái độ: + Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. + Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: GA ĐT; Mẫu đường khâu đột thưa. - Học sinh: + Một tờ giấy ô li, kích thước 20cmx30cm. + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Nội dung Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 3’ ÔĐTC: -Cho lớp hát: em yêu hòa bình - Tiết trước các con đã thực hiện - Lắng nghe khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường cô thấy lớp chúng ta đã biết khâu ghép hai mép vải và đường khâu khá là đẹp và thẳng . 34’ 2. Bài mới: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp - Hs lắng nghe. 2.1. Giới tục học thêm một kiểu khâu mới: thiệu bài: Khâu đột thưa. - HS nhắc lại - Cô mời một bạn nhắc lại tên bài -Hs ghi vở. - Gv ghi tên bài lên bảng. - Để thực hiện được bài học này - Một tờ giấy kẻ ô li có kích chúng ta cần 1 số dụng cụ ( Slide thước 10cm x15cm. Cô yêu cầu các con hai bạn cùng + Kim khâu, chỉ khâu. bàn kiểm tra xem bạn đã mang đầy +Thước kẻ, bút chì, kéo. đủ dồ dùng chưa? - Cô mời nhóm nhóm con đã mang đầy đủ dồ dùng chưa. - Lắng nghe và thực hiện - Có còn nhóm nào thiếu đồ dùng không?
- 2.2.Các hoạt - Cô mời cả lớp mở SGK -18 - Mở sách động - GV: Cô mời cả lớp quan sát lên - HS quan sát Hoạt động 1: bảng cô có mẫu đường khâu đột GV hướng thưa. ( để các con dễ quan sát cô đã dẫn HS quan khâu mẫu khâu đường đột thưa với sát và nhận mũi khâu dài) xét mẫu - Giờ cô mời cả lớp quan sát mẫu trên bảng (có thể kết hợp với hình 1a - Các mũi khâu ở mặt phải của SGK) hãy nêu đặc điểm về độ dài, mảnh vải dài bằng nhau và khoảng cách các mũi khâu của các mũi khâu cách đều nhau. đường khâu đột thưa trên mặt phải. +Con hãy nhớ lại đường khâu - Các mũi khâu ở mặt phải mũi thường cô đã dạy các con tiết trước khâu đột thưa giống mũi khâu hãy so sánh mũi khâu ở mặt phải thường. đường khâu đột thưa với mũi khâu thường như thế nào với nhau? - Vậy còn mặt trái thì sao, cho hs - Mặt trái: Ở mặt trái các mũi quan sát mặt trái đường khâu đột khâu chồng nên nhau và nối thưa trên mẫu(có thể kết hợp với tiếp nhau. hình 1b SGK). Nhận xét đặc điểm mũi khâu đột thưa ở mặt trái đường khâu. - Bây giờ cả lớp quan sát kĩ hơn nhé. Và các con thấy tay cô nhấc từng - Các mũi khâu trồng lên nhau, mũi khâu( mũi khâu 1,2,3 trên mẫu). mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi Các con có nhận xét gì về mặt trái khâu trước liền kề. của mũi khâu đột thưa? - Cô cũng đồng ý với ý kiến của các con: Các con chú ý nếu ta chia 1 mũi khâu dài thành 3 phần bằng nhau thì mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. như các em thấy trên hình vẽ. Vậy vừa rồi các em đẫ được quan - Em thưa cô ở mặt phải đường sát và nhận xét về đặc điểm của khâu đột thưa các mũi khâu có đường khâu đột thưa ở mặt trái và dài bằng nhau và khoảng cách mặt phải. Bạn nào có thể nêu lại cũng bằng nhau. Ở mặt trái những đặc điểm này cho cô nào? đường khâu các mũi khâu chồng lên nhau và mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. - Bạn nói đúng rồi, bạn đẫ nhận xét - lắng nghe rất tinh và rõ ràng đặc điểm của
- đường khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái. - Vậy các con thử nghĩ lại xem cách - Con thưa cô cách khâu khâu thường có gì khác với cách thường không giống cách khâu khâu đột thưa? đột thưa + KĐT chỉ khâu được một mũi một. + Khâu thường có thể khâu được nhiều mũi một lúc. - Qua phần tìm hiểu vừa rồi, hãy cho - Khâu đột thưa là cách khâu biết khâu đột thưa là cách khâu như từng mũi một để tạo thành các thế nào? mũi khâu cách đều nhau ở mặt phải của sản phẩm. Ở mặt trái, mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề. - Lưu ý hs: Khi khâu đột thưa cần khâu từng mũi một (sau mỗi mũi - Lắng nghe khâu cần rút chỉ một lần), không khâu được nhiều mũi mới rút chỉ một lần như mũi khâu thường. - Giới thiệu một số sản phẩm trong thực tế có ứng dụng khâu đột thưa. - Hs quan sát. - Trong thực tế đường khâu đột thưa được ứng dụng rất nhiều trong khâu vá. Các e có thể dùng mũi khâu đột thưa để khâu váy, khâu quần áo bị rách, mũ, - Chuyển: Qua hoạt động vừa rồi, các con đã biết được thế nào là khâu đột thưa. Để biết được khâu đột thưa được thực hiện theo qui trình như thế nào chúng ta cùng chuyển sang HĐ2. Hoạt động - YC HS quan sát các hình 2,3,4 - Hs quan sát và nêu các bước 2: GV hướng (sgk) và TLCH: Để khâu được trong quy trình khâu đột thưa. dẫn thao tác đường khâu đột thưa, chúng ta phải Bước 1: Vạch dấu đường kỹ thuật. thực hiện qua mấy bước? Đó là khâu những bước nào? Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Gv gọi Hs nhận xét. - Hs nhận xét. 1.Vạch dấu - Bước 1: Vạch dấu đường khâu đường khâu - Gv chỉ vào Hình 2 và gợi ý Hs: + Vuốt phẳng mặt vải. Cách vạch dấu đường khâu đột thưa
- (Hình 2-sgk) giống như vạch dấu đường khâu mũi + Vạch dấu đường thẳng cách khâu thường. Quan sát hình 2 và mép vải 2cm. kiến thức đã học hãy nêu lại cách + Chấm các điểm cách đều vạch dấu đường khâu. nhau 5mm trên đường dấu. - Chốt cách vạch dấu đường khâu.( GV vừa nói cùng lúc vẽ - hs quan sát cho HS quan sát). Ở trên bảng cô vẽ to cho các bạn dễ quan sát - Vậy là cô dã hoàn thành thao tác một, vẽ vạch dấu đường khâu. - Các con cùng nhìn lên bảng. Đây là mảnh vải cô đã vạch dấu đường - có khâu sẵn theo cách các em vừa nêu ? Các con có nhìn rõ không? - Tiếp theo bạn nào cho cô biết chúng ta sẽ làm gì? 2.Khâu đột - Bước 2: Khâu đột thưa theo thưa theo đường dấu. đường vạch * Quan sát hình 3a: Cho cô biết thao - Hs quan sát hình 3a dấu (Hình tác bắt đầu khâu được thực hiện như + Chuẩn bị kim chỉ 3a,b,c,d-sgk) thế nào? + Khâu từ phải sang trái + Lên kim tại điểm 2 - Khi rút chỉ ta cần lưu ý điều gì? - Nút chỉ sát vào mặt sau của - Chốt lại thao tác bắt đầu khâu: vải. * Khi khâu các em chú ý cầm vải và kim đúng cách. Trước khi khâu chúng ta kiểm tra xem chúng ta đã thắt nút chỉ chưa? - Cả lớp cùng theo dõi cô thực hiện bước bắt đầu khâu mũi khâu đột thưa.( Đầu tiên lên kim ở điểm 2, rút kim và kéo chỉ sao cho nút chỉ sát với mặt sau của vải. * Tương tự quan sát hình 3b: - Hs quan sát hình 3b + Ta thực hiện khâu mũi thứ nhất + Lùi lại, xuống kim tại điểm như thế nào? 1, lên kim tại điểm 4. + Rút chỉ lên được mũi khâu - Chốt cách khâu mũi thứ nhất: thứ nhất. - Sau khi kéo chỉ chúng ta lưu ý - Lắng nghe
- kéo sát chỉ và vuốt vải tránh tình trạng để bị co hay rúm. - Gọi hs nhắc lại - Hs nhắc lại. - GV thực hiện mẫu bước bắt đầu khâu và khâu mũi thứ nhất * Quan sát hình 3c: - Hs quan sát hình 3c - Tương tự mũi khâu thứ nhất, ta + Lùi lại, xuống kim tại điểm thực hiện mũi khâu thứ hai như thế Hoạt động 3: 3, lên kim tại điểm 6. nào? HS thực + Rút chỉ lên được mũi khâu hành thứ hai. - Cứ tiếp tục khâu như vậy chúng ta sẽ được đường khâu đột thưa. * Quan sát hình 3d: - Hs quan sát hình 3d + Hãy nêu cách khâu mũi khâu đột + Lùi lại, xuống kim tại điểm thưa tiếp theo. ( mũi thứ 3) 5, lên kim tại điểm 8. Gọi hs nhận xét. + Rút chỉ lên được mũi khâu thứ ba - Mời một bạn lên thao tác cho cả - HS thao tác lớp cùng xem - Chúng ta sẽ tiến hành khâu mũi thứ - HS lên: Xuống kim ở mũi thứ 4 như thế nào? Ai có thể nêu và lên 7 và lên kim ở mũi thứ 10 thực hiện cho cô và các bạn cùng xem. - Hs lên vừa thao tác vừa nêu - Quan sát vầ lắng nghe. - Từ cách khâu trên, hãy nêu nhận - Khâu từ phải sang trái xét cách khâu các mũi khâu đột thưa. - Được thực hiện theo qui tắc “lùi 1 mũi, tiến 3 mũi” - Muốn đường khâu đột thưa phẳng, - Không rút chỉ quá chặt hoặc mũi khâu đều, ta cần lưu ý điều gì? qua lỏng và khâu đúng vị trí trên đường dấu. - Khâu lại mũi và nút chỉ giống như kết thúc đường khâu thường. - Khi cô khâu hết đường vạch dấu -Chưa. Cô phải thắt nút và kết như thế này cô đã hoàn thành đường thúc đường khâu. khâu đột thưa chưa? Vì sao?
- - Quan sát hình 4: Hãy nêu cách kết - Lùi lại một mũi xuống kim ở thúc đường khâu đột thưa. 4a,b điểm 11. Sau đó luồn kim qua - YC hs nêu lại quy trình thực hiện mũi khâu cuối cùng để tạo khâu đột thưa. vòng chỉ. Luồn kim qua vòng chỉ để chúng ta thắt nút và kết thúc đường khâu. - Chúng ta vừa hoàn thành xong cách khâu đường khâu đột thưa. Bây giờ chúng mình quan sát cô làm lại( - Lắng nghe Vừa làm giáo viên vừa nói cách làm cho HS: lên kim ở điểm 2 cô khâu tương tự các mũi khâu sau đó cô kết thúc đường khâu. Vậy là cô đã hoàn thành đường khâu dột thưa - Lưu ý Hs một số điểm sau: + Khâu đột thưa theo chiều từ phải sang trái. + Khâu đột thưa được thực hiện - Hs quan sát theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”, có nghĩa là một mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi lại đường dấu 1 mũi để xuống kim, ngay sau đó lên kim cách điểm vừa xuống kim một khoảng cách gấp 3 lần chiều dài 1 mũi khâu và rút chỉ. + Không rút chỉ lỏng quá hoặc chặt quá. + Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách kết thúc đường khâu thường. - GV thực hiện khâu mẫu: Vừa khâu vừa nêu cách thực hiện. - Đó cũng chính là phần ghi nhớ - Một HS đọc phần ghi nhớ - Bây giờ cả lớp để dồ dùng lên bàn - Một tờ giấy kẻ ô li có kích cô kiểm tra? thước 10cm x15cm. + Kim khâu, chỉ khâu. +Thước kẻ, bút chì, kéo. - Tổ chức cho HS tập khâu đột thưa - Hs nhận xét. trên giấy ô li. -HS tập khâu, làm việc cá - Gv bao quát, giúp đỡ các em còn nhân. lúng túng.
- - Chọn vài sản phẩm đẹp, y/c nx theo - Hs nx, đánh giá sản phẩm của tiêu chí sau: bạn. * Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm và chính xác với đường vạch dấu. * Các mũi khâu ở mặt phải tương đối đều nhau và bằng nhau. * Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - Nhận xét, tuyên dương hs có sản phẩm đẹp. 3’ 3. Củng cố - - YC hs nêu lại qui trình khâu đột - Hs nêu Dặn dò: thưa. - Về nhà tập khâu và dặn dò HS chuẩn bị đồ dùng cho tiết sau. Bổ sung ý kiến:
- PHÒNG GD&ĐT THANH TRÌ Thứ ngày tháng năm 20 TRƯỜNG TH ĐẠI ÁNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN KĨ THUẬT TUẦN: 8 KHÂU ĐỘT THƯA ( TIẾT 2) I. Mục tiêu: Sau bài học, học sinh có khả năng: - Kiến thức: Nắm vững qui trình khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa. -Kĩ năng: Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. Các mũi khâu đều nhau. Đường khâu không bị dúm, khâu thẳng theo đường vạch dấu. - Với HS khéo tay: Khâu được mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. Đường khâu ít bị dúm. - Áp dụng mũi khâu đột thưa để trang trí các sản phẩm yêu thích. -Thái độ: + Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận. + Yêu thích sản phẩm mình làm được. II. Đồ dùng dạy – học: - Giáo viên: GA ĐT; Clip. - Học sinh: + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20cmx30cm. + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: TG Nội dung HĐ dạy của thầy HĐ học của trò 5’ 1. Ổn định tổ chức - Hãy nêu lại các bước thực + Bước 1: Vạch dấu đường hiện khâu đột thưa. khâu 2. KTBC: Đưa Slide. +Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. - Gọi Hs nhận xét. - HSNX. 32’ 3. Bài mới: 2’ 3.1. Giới thiệu bài: - Ở tiết học trước chúng ta đã - Hs lắng nghe. nắm được các thao tác kĩ thuật để khâu được mũi khâu đột thưa. Ngày hôm nay chúng ta cùng thực hành mũi khâu đột thưa trên vải nhé. - Gv ghi bảng: Khâu đột thưa (tiết 2) - Hs ghi vở. 4.2. Hoạt động 8’ Hoạt động 3: Hướng - Trong tiết học hôm nay, + Một mảnh vải sợi bông dẫn HS thực hành chúng ta cần chuẩn bị những trắng hoặc màu có kích khâu đột thưa vật liệu và dụng cụ gì? thước 10cmx15cm. + Kim khâu, chỉ khâu.
- + Thước kẻ, bút chì, kéo. - Để khâu được các mũi khâu - Hs nêu đột thưa, chúng ta thực hiện qua mấy bước? Đó là những bước nào? Bước 1:Vạch dấu đường khâu Đưa Slide. + Vuốt phẳng mặt vải. - Hãy nêu lại cách vạch dấu + Vạch dấu đường thẳng đường khâu. cách mép vải 2cm. Lưu ý hs: Dùng thước kẻ có + Chấm các điểm cách đều chia cm, mm để đường vạch nhau 5mm trên đường dấu. dấu được thẳng và tạo được các điểm cách đều nhau. - Bước tiếp theo, chúng ta sẽ - Hs nêu làm gì? Bước 2: Khâu đột thưa theo đường vạch dấu. Đưa Slide. - Thao tác bắt đầu khâu được - Khâu từ phải sang trái thực hiện như thế nào? + Lên kim tại điểm 2 - Hãy nêu lại cách khâu mũi - Lùi lại, xuống kim tại thứ nhất. Đưa Slide. điểm 1, lên kim tại điểm 4. Lưu ý hs: Không được rút chỉ + Rút chỉ lên được mũi quá chặt hoặc quá lỏng. khâu thứ nhất. - Lùi lại, xuống kim tại -YC hs nêu lại cách khâu các điểm 3, lên kim tại điểm 6. mũi khâu tiếp theo. + Rút chỉ lên được mũi Đưa Slide. khâu thứ hai. Lưu ý hs: Thực hiện theo quy tắc “lùi 1, tiến 3”. Khâu đúng - Hs nêu theo đường vạch dấu. -YC hs nêu cách kết thúc đường khâu đột thưa. Đưa Slide. Lưu ý hs: Khâu đến cuối đường khâu thì xuống kim để kết thúc đường khâu như cách + 1 hs thực hiện lại, cả lớp kết thúc đường khâu thường. theo dõi. + YC 1 hs lên thực hiện các + NX thao tác khâu đột thưa. + NX
- 12’ Hoạt động 4: Thực - Cho hs xem đoạn clip - Hs quan sát hành cá nhân - Bây giờ các con hãy vận - HS thực hành khâu mũi dụng kiến thức đã học để thực đột thưa. hành khâu các mũi khâu đột thưa trên vải. Chúng ta cùng thi đua xem các mũi khâu nào đứng, thẳng và đẹp nhé. - GV bao quát, uốn nắn thao tác cho Hs. 10’ Hoạt động 5: Đánh - GV tổ chức cho HS trưng -Hs trưng bày sản phẩm. giá kết quả học tập của bày sản phẩm thực hành. HS - GV nêu các tiêu chuẩn đánh - Hs tự đánh giá các sản giá sản phẩm Đưa Slide phẩm theo các tiêu chuẩn + Đường vạch dấu thẳng, đó. cách đều cạnh dài của mảnh - Hs đánh giá sản phẩm của vải. các bạn. + Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu. + Đường khâu tương đối phẳng, không bị dúm. + Các mũi khâu ở mặt phẳng tương đối bằng nhau và cách đều nhau. + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định. - GV nhận xét và đánh giá kết quả học tập của Hs. 3’ 4. Củng cố - Dặn dò: - Yêu cầu nêu các bước khâu - HS nêu. đột thưa. - HS thu dọn, lắng nghe. -Yêu cầu hs thu dọn. - Gv nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ và kết quả học tập của Hs và chuẩn bị bài học giờ sau. BỔ SUNG: