Giáo án Lịch sử 10 Bản đầy đủ

docx 350 trang Hải Hòa 11/03/2024 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lịch sử 10 Bản đầy đủ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lich_su_10_ban_day_du.docx

Nội dung text: Giáo án Lịch sử 10 Bản đầy đủ

  1. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Hoạt động 2. Sự xuất hiện chủ nghĩa tư bản độc quyền Khuyến khích học sinh tự đọc 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: Tiến bộ về khoa học-kỹ thuật vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX và tác động của nó đối sự phát triển của CNTB b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo + Lập bảng thống kê thành tựu khoa học - kỹ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các nhà khoa Các thành tựu tiêu biểu học + Những tác động của khoa học - kỹ thuật đối với sản xuất vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là gì? c. Sản phẩm: - Tên nhà khoa học, lĩnh vực, thành tựu tiêu biểu nhất. - Tác động của thành tựu khoa học -kĩ thuật cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX + Cơ cấu kinh tế + Nông nghiệp + Công nghiệp. + Sự phát triển chung của chủ nghĩa tư bản. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  2. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh + Sưu tầm những tranh ảnh về các nhà khoa học vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX + Tìm hiểu tư liệu phát minh ra máy điện tính và máy bay vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX c. Sản phẩm: - Đúng chủ đề. - Nêu được nội dung của tư liệu. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Tìm hiểu về các nước tư bản Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  3. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Bài 35: CHỦ NGHĨA TƯ BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN ĐẾ QUỐC CHỦ NGHĨA Khuyến khích học sinh tự đọc cả bài CHƯƠNG III: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN (Từ nửa đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) Tiết 45,46 - Bài 36: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Pháp, Anh, Đức; đánh giá được ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào đó. - Biết được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những đại biểu xuất sắc; đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử các cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước Đông nam Á. Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc. - Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài - Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. 3. Phẩm chất GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  4. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử. - Giúp học nhận thức sâu sắc được quy luật “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, song những cuộc đấu tranh chỉ giành thắng lợi khi có tổ chức và hướng đi đúng đắn. - Nâng cao ý thức đấu tranh chống mọi áp bức bất công xã hội. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về phong trào đấu tranh của công nhân thời kì này, những câu chuyện về các nhà xã hội không tưởng. - Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tư liệu tham khảo. - Máy tính kết nối máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. III.TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a. Mục tiêu: Với việc cho học sinh quan sát hình ảnh của giai cấp công nhân ở nữa đầu thế kỉ XIX, các em có thể biết được tình cảnh khổ cực của giai cấp công nhân do bị áp bức bóc lột nặng nề, từ đó công nhân đã đứng lên đấu tranh. Tuy nhiên các em chưa thể biết đầy đủ và chi tiết về các cuộc đấu tranh tiêu biểu. Tại sao các cuộc đấu tranh đó đều thất bại? Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát những bức ảnh và thảo luận một số vấn đề dưới đây: GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  5. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 1. Đặt tên cho các bức ảnh tư liệu? 2. Nêu cảm nhận của em về những bức ảnh trên? - Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung. c. Sản phẩm Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Sự ra đời và tình cảnh của giai cấp vô sản công nghiệp. Những cuộc đấu tranh đầu tiên. Khuyến khích học sinh tự đọc Học sinh tự đọc sgk để hiểu được: GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  6. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Cuộc sống của giai cấp vô sản sau cách mạng công nghiệp - Những cuộc đấu tranh đầu tiên của vô sản chống lại tư sản Hoạt động 2. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX. a. Mục tiêu: Trình bày được các phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp công nhân Pháp, Anh, Đức ; đánh giá được ý nghĩa và nguyên nhân thất bại của phong trào đó. b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc nội dung mục 2 SGK trang 184-185, kết hợp quan sát Hình 71 SGK trang 185 “Công nhân Anh đưa Hiến chương đến Nghị viện” và tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX. - Trong hoạt động này, giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm chuẩn bị 1 nội dung. Nhóm 1: Tìm hiểu Phong trào công nhân Pháp. Nhóm 2: Tìm hiểu Phong trào công nhân Anh. Nhóm 3: Tìm hiểu Phong trào công nhân Đức. Nhóm 4: Nhận xét chung về phong trào công nhân ở Pháp, Đức, Anh. - Học sinh làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên sau đó các nhóm cử đại diện nhóm trình bày trước lớp về vấn đề của nhóm được phân công tìm hiểu. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  7. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 PHON MỤC TIÊU TÊN G THỜI KẾT NHẬN XÉT ĐẤU NƯỚC TRÀO GIAN QUẢ CHUNG TRANH (KN) Tăng lương, - Tất cả các 1831 KN Li- giảm giờ làm cuộc ĐT đều PHÁP Thất bại ông Đòi thiết lập thát bại 1834 nền cộng hòa - Nguyên nhân Tăng lương, do thiếu sự LĐ PT giảm giờ làm đúng đắn và 1836- ANH Hiến - Đòi quyền Thất bại chưa có đường 1848 chương phổ thông đầu lối chính trị rõ phiếu ràng. - Đánh dấu sự trưởng thành KN Chống lại sự của gccn CÂ và ĐỨC ở Sơ-lê- 1844 hà khắc của Thất bại TG. din chủ xưởng - Tạo đk cho sự rđ của CNXHKH. - Đại diện các nhóm khác lắng nghe sau đó phản biện, bổ sung chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. c. Sản phẩm Giáo viên chiếu lên phông gợi ý sản phẩm. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  8. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Hoạt động 3. Chủ nghĩa xã hội không tưởng a. Mục tiêu Biết được sự ra đời của chủ nghĩa xã hội không tưởng, những đại biểu xuất sắc; đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Đọc nội dung mục 3 SGK trang 186-187, kết hợp quan sát Hình ảnh của: Xanh-xi-mông, Sác-lơ Phu-ri-ê, Rô-be Ô-oen và thảo luận các vấn đề sau: - Hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa xã hội không tưởng? - Nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng? - Tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng? Xanh-xi-mông Sác-lơ Phu-ri-ê Rô-be Ô-oen - Trong hoạt động này giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để tìm hiểu. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. c. Sản phẩm -Hoàn cảnh ra đời: + Chủ nghĩa tư bản ra đời với những mặt trái của nó : bóc lột tàn nhẫn người lao động. + Những người tư sản tiến bộ thông cảm với nỗi khổ của người lao động mong muốn xây dựng một chế độ tốt đẹp hơn không có tư hữu bóc lột. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  9. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 + Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời mà đại diện là Xanh - xi mông, Phu - rê - ê và Ô-oen. -Tích cực: +Nhận thức được mặt trái của chế độ tư sản là bóc lột người lao động. +Phê phán sâu sắc chế độ tư bản, dự đoán tương lai. - Hạn chế : + Không vạch ra được lối thoát, không giải thích được bản chất của chế độ đó. + Không thấy được vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân - ý nghĩa: Là tư tưởng tiến bộ trong xã hội lúc đó. Cổ vũ nguồn lao động đấu tranh, là tiền đề của chủ nghĩa Mác. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nửa đầu thế kỉ XIX, hủ nghĩa xã hội không tưởng. b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo Thế nào là Chủ nghĩa xã hội không tưởng? c. Sản phẩm Khái niệm: CNXHKT là một hệ thống những quan điểm, tư tưởng về giải phóng xã hội, giải phóng con người;xây dựng một xã hội (XH) mới tốt đẹp không có áp bức,bóc lột,đảm bảo cho mọi người thực sự có cuộc sống bình đẳng,hạnh GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  10. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 phúc,nhưng lại đưa ra con đường,biện pháp sai lầm,đó là bằng giáo dục,thuyết phục và tuyên truyền hòa bình cho lý tưởng của họ. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: + Sự phát triển của nền công nghiệp hiện nay (Việt Nam và thế giới) + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng và phát triển đất nước, lên án áp bức bất công xã hội. b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà) 1. Em hãy so sánh một vài điểm khác biệt của giai cấp công nhân ở cuối thế kỉ XIX và công nhân trong giai đoạn hiện nay. 2. Hiện nay đất nước ta đang trong thời kì CNH, HĐH đất nước, thời kì hội nhập nền kinh tế quốc tế, em của suy nghĩ gì về trách nhiệm bản thân và của thế hệ trẻ trong việc xây dựng đất nước? - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh ) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử c. Sản phẩm 1. Điểm khác biệt của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XIX và công nhân hiện nay. - Về kinh tế - Về địa vị chính trị GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  11. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Nguyện vọng của công nhân. 2. Nêu suy nghĩ của bản thân trong việc xây dựng đất nước thời kì CNH, HĐH - Vai trò của CNH,HĐH. - Kế hoạch của bản thân cho tương lai và phục vụ xây dựng đất nước. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Tìm hiểu C. Mac, Ph. Angghen và những đóng góp của hai ông với phong trào công nhân thế giới. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  12. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Tiết 47 - Bài 37: MÁC – ĂNGGHEN SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm vững công lao của Mác và Ăngghen - những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân. - Nắm được ra đời của tổ chức Đồng Minh những người Cộng sản, những luận điểm quan trọng của Tuyên ngôn độc lập của Đảng cộng sản và ý nghĩa của văn kiện này. 2. Năng lực - Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử các cuộc đấu tranh của nhân dân một số nước Đông nam Á. Năng lực so sánh, phân tích, nhận xét, rút ra mối quan hệ giữa lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc. - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. 3. Phẩm chất - Yêu nước, nhân ái, trung thực, trách nhiệm trước các vấn đề lịch sử. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  13. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Giáo dục cho học sinh lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi, lòng biết ơn đối với những người sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh ảnh về Mác, Ăngghen, ảnh về tổ chức những người cộng sản, - Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tư liệu tham khảo. - Máy tính kết nối máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a. Mục tiêu: Với việc cho học sinh quan sát hình ảnh về Mác và Ăngghen, các em có thể liên hệ đến Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. Tuy nhiên các em chưa thể biết đầy đủ và chi tiết được bối cảnh lịch sử nào đưa đến sự ra đời của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, những công lao to lớn của C.Mác và Ăngghen với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Và tại sao Chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông sáng lập là đỉnh cao của tư duy lý luận của nhân loại lúc bấy giờ và là di sản văn hóa mãi về sau. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát những bức ảnh C. Mác, bức thư C. Mac gửi con gái; bức ảnh P. Angghen và thảo luận một số vấn đề dưới đây: 1. Những bức ảnh tư liệu gựi em nhớ đến nhân vật lịch sử nào? 2. Hãy nêu hiểu biết của em về nhân vật lịch sử và thời kì lịch sử đó? - Học sinh hoạt động cá nhân để tìm hiểu về yêu cầu của giáo viên. - Giáo viên yêu cầu 2 học sinh trình bày sản phẩm, học sinh trong lớp lắng nghe và bổ sung. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  14. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 c. Sản phẩm Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. Trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX phong trào công nhân ở Châu Âu phát triển rất nhanh, ngày càng đòi hỏi một lí luận cách mạng khoa học để giải phóng công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong bối cảnh đó học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do mác và Ăng-ghen đề xướng. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Buổi đầu hoạt động của C.Mác và Ăngghen Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sgk Hoạt động 2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản a. Mục tiêu: - Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản. Sự khác nhau giữa đồng minh những người chính nghĩa với đồng minh những người cộng sản. - Nắm được nôi dung chính của Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen - Nắm đươc nội dung và ý nghĩa Tuyên ngôn Đảng Cộng sản b. Phương thức: Học sinh hoạt động nhóm và thảo luận các vấn đề sau: - Nhóm 1: Hoàn cảnh đưa đến ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản? Sự khác nhau giữa đồng minh những người chính nghĩa với đồng minh những người cộng sản? GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  15. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Nhóm 2: Nội dung của Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen. - Nhóm 3: Nội dung và ý nghĩa Tuyên ngôn Đảng Cộng sản? - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. c. Sản phẩm: * Tổ chức Đồng minh những người cộng sản - Hoàn cảnh đưa đến ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  16. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 + Khi hoạt động ở Anh, C. Mác và Ẳng-ghen đã tham gia tổ chức bí mật của công nhân Tây Âu là “Đồng minh những người chính nghĩa”. + Tháng 6- 1847 hai ông cải tổ “Đồng minh những người chính nghĩa” đổi tên thành “Đồng minh những người cộng sản”. Đây là chính đảng độc lập đầu tiên của giai cấp vô sản quốc tế. - Sự khác nhau giữa Đồng minh những người chính nghĩa với Đồng minh những người cộng sản. + Đồng minh những người chính nghĩa là một tổ chức bí mật của cộng sản tây Âu, ủng hộ khuynh hướng hoạt động có tính chất âm mưu, còn Đồng Minh những người cộng sản đề ra mục đích đấu tranh rõ ràng là lật đổ giai cấp tư sản. Xác lập sự thống trị của giai cấp vô sản, thủ tiêu xã hội tư sản cũ. * Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen. - Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen đã thông qua điều lệ của Đồng minh người Cộng sản. - Tháng 2 - 1848 C.Mác và Ăng-ghen công bố cương lĩnh “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”. Đây là văn kiện quan trọng, là những luận điểm cơ bản về sự phát triển của xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa. * Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản - Nội dung + Chủ nghĩa tư bản ra đời là bước tiến, song nó chứa đựng nhiều mâu thuẫn và cuộc đấu tranh giữa tư bản và vô sản tất yếu phải nổ ra. + Khẳng định sứ mệnh lịch sử và vai trò của giai cấp vô sản là lãnh đạo cách mạng. Muốn cách mạng thắng lợi cần phải có chính đảng tiên phong của mình. + Trình bày một cách hệ thống những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản, chứng minh quy luật tất yếu diệt vong của chế độ tư bản và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. - Ý nghĩa: GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  17. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 + Là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa xã hội khoa học đấu tranh bước đầu kết hợp chủ nghĩa xã hội với phong trào công nhân. + Từ đây giai cấp công nhân đã có lý luận cách mạng soi đường. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về công lao của Mác và Ăngghen -những nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đối với sự nghiệp Cách mạng của giai cấp công nhân. b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh, học sinh chủ yếu làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo: - So sánh nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa xã hội khoa học để thấy được sự đúng đắn, khoa học của chủ nghĩa xã hội khoa học và sự hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng. c. Sản phẩm Bảng so sánh nội dung của chủ nghĩa xã hội không tưởng với chủ nghĩa xã hội khoa học Nội dung CNXH Khoa hoc CNXH Không tưởng GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  18. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - CNXH Khoa - CNXH không tưởng có nhiều mặt tiêu cực: học có nhiều điểm + Không nhận thức được sự cần thiết phải cải tích cực: tạo Xã hội triệt để bằng Cách mạng để xóa bỏ + Vạch ra con đường bóc lột và thống trị của CNTB. đi lên CNXH bằng + Không nhận thức được vai trò và sứ mệnh con đường Cách lịch sử của giai cấp Công nhân. mạng . + Các nhà tư tưởng CNXH không tưởng đứng + Lực lượng giải trên lập trường của g/c trên (Tư sản, quí tộc) Khác phóng xã hội là giai để mưu giải phóng toàn XH. Không gắn học nhau cấp vô sản ( giai cấp thuyết của mình với phong trào đấu tranh của Công nhân ). quần chúng. + Vạch ra bản chất + Đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo XH, bóc lột của CNTB là bằng con đường cảm hóa giai cấp Tư Sản và chiếm đoạt giá trị tầng lớp trên chứ không phải bằng con đường thặng dư của người đấu tranh giai cấp . Đó là con đường cải lương công nhân. nửa vời. - Mặt tích cực: Tư tưởng XHCN là những ước mơ của con người về một xã hội tốt đẹp, không có áp bức, bất công mọi người đều được sống ấm no, hạnh phúc. Giống + Nhận thức được áp bức, bóc lột là nguồn gốc của nghèo khổ và bức nhau công. + Phê phán chế độ tư hữu và giai cấp bóc lột. + Có giá trị nhân đạo, nhân văn sâu sắc : Cảm thông và bênh vực người nghèo khổ. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  19. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn: b. Nội dung: - Giáo viên giao nhiệm vụ cho làm bài tập ở nhà 1. Nêu cảm nghĩ của em về tình bạn giữa của C.Mác và Ăngghen.Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc việc gìn giữ và bảo vệ Chủ nghĩa Xã hội Khoa học - một thành tựu lớn lao của nhân loại 2. Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới C.Mác và Ăngghen. c. Sản phẩm: - Tình bạn giữa C.Mác và Ăngghen: + Ăngghen là con một chủ xưởng có kinh tế khá giả, thường xuyên giúp đỡ Mác về kinh tế, để Mác có điều kiện nghiên cứu khoa học. + Khi Mác mất, Ăngghen viết tiếp những tác phẩm của Mác, người đời sau đọc không biết đâu là đoạn Mác viết, đâu là đoạn Ăngghen viết. Giữa họ đã cò một sự đồng cảm về tâm hồn, ý chí của sự hiểu biết. - Nêu được trách nhiệm: + Học sinh cố gắng phấn đấu học tập trang bị kiến thức và kĩ năng cho gìn giữ và bảo vệ giá trị của Chủ nghĩa Xã hội Khoa học + HS tự sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới Sưu tầm các hình ảnh tiêu biểu liên quan tới C.Mác và Ăngghen, Chủ nghĩa Xã hội Khoa học. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  20. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Bước 4: Kết luận, nhận định Ngày duyệt: Tiết 48 Bài 38: QUỐC TẾ THỨ NHẤT VÀ CÔNG XÃ PARI 1871 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nắm được hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất. Qua đó nhận thấy sự ra đời của Quốc tế thứ nhất là kết quả tất yếu của sự phát triển của phong trào công nhân Quốc tế và những đóng góp tích cực C.Mác và Ăng-ghen. - Nắm được sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tích to lớn của Công xã. - Hiểu được ý nghĩa và những bài học lịch sử của Công xã Pa-ri. 2. Năng lực - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện sự kiện - Năng lực thực hành bộ môn - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử. - Kỹ năng về đọc sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri. 3. Phẩm chất - Giáo dục tinh thần quốc tế vô sản và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, củng cố niềm tin vào thắng lợi của sự nghiệp Cách mạng giai cấp vô sản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  21. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Sơ đồ bộ máy Công xã Pa-ri. - Tài liệu nói về Quốc tế thứ nhất và Công xã Pa-ri. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a . Mục tiêu: Cho học sinh quan sát hình ảnh về công xã Pari GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  22. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 b. Nội dung Sự thành lập của công xã Pa-ri và những thành tựu to lớn của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã? Ý nghĩa và những bài học của Công xã ra sao, bài học hôm nay sẽ trả lời những câu hỏi nêu trên. c. Sản phẩm: Giới thiệu cho HS thấy trong tiến trình phát triển của phong trào công nhân Quốc tế ở thế kỷ XIX, sự ra đời của Quốc tế thứ nhất và sự thành lập Công xã Pa-ri là những mối quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của giai cấp công nhân để hiểu hoàn cảnh ra đời và những hoạt động của Quốc tế thứ nhất như thế nào d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. I. Quốc tế thứ nhất GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  23. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 (Chỉ giới thiệu nét chính về Quốc tế thứ nhất) Hoạt động 2. Tổ chức đồng minh những người cộng sản và tuyên ngôn của Đảng cộng sản a. Mục tiêu: - Tổ chức Đồng minh những người Cộng sản. Sự khác nhau giữa đồng minh những người chính nghĩa với đồng minh những người cộng sản. - Nắm được nôi dung chính của Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản họp ở Luân Đôn (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen - Nắm đươc nội dung và ý nghĩa Tuyên ngôn Đảng Cộng sản b.Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm và thảo luận các vấn đề sau: - Nhóm 1: Hoàn cảnh đưa đến ra đời của tổ chức Đồng minh những người Cộng sản? Sự khác nhau giữa đồng minh những người chính nghĩa với đồng minh những người cộng sản? - Nhóm 2: Nội dung của Đại hội lần thứ hai của đồng minh những người cộng sản (11/12/1874) với sự tham gia của C.Mác và Ăngghen. - Nhóm 3: Nội dung và ý nghĩa Tuyên ngôn Đảng Cộng sản? - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  24. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. c. Sản phẩm: Bảng phụ d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Quốc tế thứ Nhất a. Mục tiêu Nêu câu hỏi nhận thức - Tại sao phải thành lập Quốc tế thứ nhất? (dành cho cả ba đối tượng học sinh) Vai trò của Mác và Engels trong hoạt động của tổ chức này? - 1867, Mác xuất bản tác phẩm "Tư bản" có ý nghĩa lý luận, tư tưởng lớn. Marx cũng đã phê phán cương lĩnh Gotha của Đảng Xã hội Dân chủ Đức để giúp Đảng này khắc phục sai lầm. - Chống tư tưởng phái Prudông ở Pháp, phái Látxan ở Đức, phái Bacumin ở Nga, chủ nghĩa công đoàn Anh b. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm và thảo luận 3 vấn đề trên - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ giúp học sinh khi các em gặp khó khăn. c. Sản phẩm 1. Hoàn cảnh - Giữa thế kỷ XIX, do phong trào đấu tranh của công nhân ở Anh, Pháp, Đức còn riêng lẻ, thiếu đoàn kết, chưa có 1 một tổ chức quốc tế đứng ra lãnh đạo. - 28/ 09/ 1864 Hội Liên hiệp công nhân quốc tế thành lập (còn gọi là Quốc tế I). GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  25. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Hoạt động (1864 – 1876): Thông qua các kì đại hội lãnh đạo phong trào công nhân quốc tế hoạt động thống nhất. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Hoạt động 3 II. Công xã Paris 1871 a. Mục tiêu Hiểu hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa của công xã b. Nội dung GV cho học sinh đọc đoạn một trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi và trả lới câu hỏi: - Nguyên nhân nào dẫn đến việc thành lập Công xã Paris? - Tường thuật về Lễ tuyên bố thành lập Công xã. - Tại sao không thành lập chính phủ vô sản? - Những biện pháp nào thể hiện tính vô sản? c. Sản phẩm 1. Cuộc cách mạng 18/03/1871 và sự thành lập Công xã. - 1870, Napoleon III quyết định gây chiến với Phổ để Pháp thoát khỏi khủng hoảng. - Nhân dân bất bình đứng lên lật đổ Đế chế II, thành lập chính phủ Vệ quốc và giao cho giai cấp tư sản. - Khi quân Phổ kéo đến Paris, chính phủ Vệ quốc đầu hàng quân Phổ. - 18/03/1871, nhân dân Paris tiến hành lật đổ chính quyền tư sản, thành lập Công xã. → Lần đầu tiên trên thế giới chính quyền thuộc về giai cấp vô sản. 2. Công xã Paris – Nhà nước kiểu mới GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  26. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - 28/03/1871 công xã được thành lập, Hội đồng công xã được bầu theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. - Những việc làm của công xã: + Quân đội, cảnh sát cũ bị giải tán thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, tách nhà thờ ra khỏi trường học. + Lấy các xí nghiệp do chủ bỏ trốn giao cho công nhân, kiểm soát tiền lương → Công xã Pari là nhà nước kiểu mới : của dân, do dân, vì dân. - Công xã Paris chỉ tồn tại 72 ngày nhưng để lại kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn sau. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo Những việc làm chứng tỏ Công xã Pa-ri là Nhà nước kiểu mới. c. Sản phẩm Công xã Pari là nhà nước kiểu mới : của dân, do dân, vì dân. Những việc làm của công xã: + Quân đội, cảnh sát cũ bị giải tán thay vào đó là các lực lượng vũ trang nhân dân, tách nhà thờ ra khỏi trường học. + Lấy các xí nghiệp do chủ bỏ trốn giao cho công nhân, kiểm soát tiền lương GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  27. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Công xã Pari b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà) Bài học từ công xã Pari với cách mạng VN và mô hình nhà nước ngày nay? - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh ) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử c. Sản phẩm Bài học về xây dựng chính quyền và giữ chính quyền Mô hình nhà nước của dân, do dân, vì dân đang đc thực hiện ở Vn d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Tìm hiểu Quốc tế thứ Hai GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  28. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  29. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Tiết 49 - Bài 39: QUỐC TẾ THỨ HAI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Nắm và hiểu được hoàn cảnh ra đời của Quốc tế thứ 2 và những đóng góp của tổ chức này đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đặc biệt dưới sự lãnh đạo của Ăng-ghen. - Hiểu được cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trong quốc tế thứ hai phản ánh cuộc đấu tranh giữa 2 luồng tư tưởng: Mác xít và phi Mác xít trong phong trào công nhân quốc tế. Nắm được những nét chính về sự phát triển và những đặc điểm nổi bật của phong trào công nhân trong những thập niên cuối thế kỷ XIX. 2. Năng lực - Thực hành bộ môn: Khai thác và sử dụng kênh hình có liên quan tới bài - Năng lực tổng hợp, liên hệ, so sánh đối chiếu 3. Phẩm chất Giúp học sinh hiểu rõ công lao to lớn của Ph.Ăng-ghen và người kế tục là V.I. Lê- nin đối với phong trào Cộng sản và công nhân Quốc tế. II. BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU. 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Sưu tầm chân dung những Đại biểu nổi tiếng trong phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Ăng-ghen, La-phác-gơ (Pháp), Be-ben, Rô-da Luc-xem- bua (Đức). - Học liệu: Sách giáo khoa, giáo án, sách giáo viên, tư liệu tham khảo. - Máy tính kết nối máy chiếu. 2. Chuẩn bị của học sinh: Tìm hiểu về phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Sưu tầm chân dung những Đại biểu nổi tiếng trong phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX: Ăng-ghen, La-phác-gơ (Pháp), Be-ben, Rô-da Luc-xem- bua (Đức). - Tài liệu về phong trào công nhân thế giới ngày nay. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  30. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a. Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh về phong trào công nhân cuối TK XIX, các em có thể nhớ lại một số kiến thức phong trào công nhân. Tuy nhiên, các em có thể chưa biết đầy đủ và chi tiết nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân cuối TK XIX, phong trào diễn ra như thế nào và có điểm gì nổi bật. Sự phát triển của phong trào Cách mạng thế giới trong những thập niên 70 - 80 của thế kỷ XIX với sự ra đời của Cách mạng chính Đảng công nhân có tính chất quần chúng ở GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  31. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 nhiều nước đòi hỏi phải có một tổ chức Quốc tế mới để lãnh đạo phong trào công nhân thế giới. Từ đó kích thích sự tò mò, lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. b. Nội dung Thảo luận c. Sản phẩm Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. Trong những năm 30-40 của thế kỉ XIX phong trào công nhân ở Châu Âu phát triển rất nhanh, ngày càng đòi hỏi một lí luận cách mạng khoa học để giải phóng công nhân và toàn thể nhân dân lao động. Trong bối cảnh đó học thuyết của Chủ nghĩa xã hội khoa học do mác và Ăng-ghen đề xướng. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 I. Phong trào công nhân cuối thế kỷ XIX a. Mục tiêu: Hiểu được Nguyên nhân dẫn đến phong trào công nhân cuối thế kỉ XIX? Những sự kiện nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới vẫn tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỷ XIX (sau thất bại của Công xã Paris)? b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  32. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - GV đề nghị HS xem hình “Cuộc đấu tranh của công nhân Chicago”, chú ý nhấn mạnh về cuộc đấu tranh này: Ngày 1/5/1886, 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ) bãi công đòi “Hãy thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi”. Chính quyền đàn áp mạnh mẽ, một số công nhân bị xử tử hình. Cuộc đấu tranh của công nhân Chicago có ảnh hưởng lớn trong phong trào công nhân thế giới, buộc giới chủ Mỹ phải nhượng bộ. Ngày 1/5 sau này được Quốc tế II chọn làm ngày Quốc tế Lao động. c. Sản phẩm - Cuối thế kỷ XIX khi CNTB chuyển lên CNĐQ đã tăng cường chạy đua vũ trang, đàn áp công nhân, chuẩn bị chia lại thế giới phong trào công nhân phát triển ở Anh, Pháp, Mỹ, Đức. - Mục tiêu đòi cải thiện đời sống, đòi quyền tự do dân sinh, dân chủ phát triển mạnh - Tiêu biểu là cuộc bãi công của gần 40 vạn công nhân Chicago (Mỹ) ngày 1/5/1886 đã đi vào lịch sử là ngày Quốc tế lao động. - Nhiều đảng công nhân, Đảng Xã hội ra đời ở Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga → Yêu cầu phải thành lập một tổ chức Quốc tế mới để đoàn kết giai cấp vô sản các nước lại. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định HOẠT ĐỘNG 2 II. Quốc tế thứ hai. (Khuyến khích học sinh tự đọc) 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức để trả lời câu hỏi: GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  33. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Điểm nổi bật trong phong trào công nhân thế giới thời kì này là gì? b. Nội dung Thảo luận nhóm c. Sản phẩm - HS dựa vào SGK trả lời, GV chốt ý: Nhiều Đảng đảng công nhân hoặc các nhóm công nhân tiến bộ thành lập: Đảng công nhân xã hội dân chủ Đức (1875), Mĩ (1876), Đảng công nhân Pháp (1879) d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG a. Mục tiêu - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: Phong trào công nhân thế giới cuối XIX, đầu XX b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà) So sánh phong trào công nhân giai đoạn này với giai đoạn trước? - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh ) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử c. Sản phẩm - Thời gian - Mục đích - Kết quả - Ý nghĩa GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  34. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh Tìm hiểu LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  35. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Tiết 50 Bài 40: LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Nắm vững hoạt động của Lênin trong cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa cơ hội, qua đó hiểu được nhờ những hoạt động đó của Lê-nin, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga ra đời đã triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân lao động. - Nắm được tình hình Nga trước Cách mạng; diễn biến của Cách mạng, tính chất và ý nghĩa của Cách mạng Nga 1905 - 1907. 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. * Năng lực chuyên biệt: - Năng lực tái hiện sự kiện - Năng lực thực hành bộ môn - Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: Cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ, Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản. 3. Phẩm chất Bồi dưỡng lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, những người cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lao động bị áp bức bóc lột trên toàn thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Tranh ảnh về cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ở Nga, chân dung Lê-nin. - Tư liệu về tiểu sử của V.I.Lênin. III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC * Ổn định tổ chức lớp 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. a. Mục tiêu: Đầu thế kỷ XIX, kế tục sự nghiệp của Mác và Ăng-ghen, V.I.Lênin đã tiến hành cuộc đấu tranh không khoan nhượng chống các trào lưu tư tưởng cơ hội chủ GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  36. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 nghĩa, đưa chủ nghĩa Mác ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong phong trào công nhân Nga và phong trào công nhân quốc tế. Để hiểu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội dưới sự lãnh đạo của Lênin như thế nào? Diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc Cách mạng 1905 - 1907 ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. b. Nội dungHs quan sát ảnh Lenin và video về cuộc cách mạng 1905-1907 ở Nga Em biết gì về nhân vật này? GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  37. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 c. Sản phẩm Mỗi học sinh có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, giáo viên lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của học sinh để làm tình huống kết nối vào bài mới. GV giới thiệu chân dung Lenin năm 1905, đề nghị HS trình bày sơ nét về tiểu sử Lênin, trên cơ sở chuẩn bị bài ở nhà, (đối tượng học sinh trung bình khá) d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1 1. Hoạt động bước đầu của Lenin trong phong trào công nhân Nga: a. Mục tiêu: Hiểu được những hoạt động tích cực của Lê-nin trong việc hình thành Đảng vô sản kiểu mới ở Nga b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trong quá trình làm việc học sinh có thể trao đổi với bạn hoặc cô giáo - Hoạt động tiêu biểu của Lenin giai đoạn này? - Vì sao Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập năm 1903 được xem là một Đảng vô sản kiểu mới? c. Sản phẩm a. Lênin: Vlađimia Ilich Ukianốp sinh ngày 22/4/1870 trong gia đình trí thức tiến bộ. - Mùa thu năm 1895 Lê Nin thống nhất các nhóm Mác xít ở Pêtécbua. - Năm 1900 xuất bản báo tia lửa, nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào pt CN Nga. b. Lênin trong phong trào công nhân Nga: GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  38. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Năm 1903 tại Đại hội Đảng CNXH Nga được triệu tập ở Luân Đôn, dưới sự chủ trì của Lenin, bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng (nội bộ lúc này chia làm 2 phái B&M) - Đầu tk XX các phái cơ hội trong quốc tế hai, ủng hộ chính phủ tư sản, ủng hộ chiến tranh. - Đảng Bolshevik do Lenin lãnh đạo, cương quyết chống chiến tranh đế quốc, trung thành với sự nghiệp vô sản. - Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga thành lập năm 1903 được xem là một Đảng vô sản kiểu mới vì (triệt để đấu tranh vì quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tuân thủ và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác, chống các khuynh hướng của chủ nghĩa cơ hội ) d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định HOẠT ĐỘNG 2 2. Cách mạng 1905-1907 ở Nga: a. Mục tiêu: Hiểu được - Tình hình nước Nga trước cách mạng: - Diễn biến cách mạng b. Nội dung Thảo luận nhóm c. Sản phẩm a. Tình hình nước Nga trước cách mạng: + Kinh tế: KT tư bản phát triển, xuất hiện các công ty độc quyền. GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  39. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 + Chính trị: Chế độ Nga Hoàng kìm hãm kinh tế phát triển, bóp nghẹt tự do dân chủ. Bại trận trong chiến tranh Nga-Nhật, làm mâu thuẫn xã hội gay gắt dẫn đến bùng nổ cuộc chiến tranh. b. Cách mạng bùng nổ: - Ngày 9/1/1905 có 14 vạn công nhân ở Pêtecbua biểu tình trước cung điện mùa Đông để đưa đơn thỉnh cầu, nhưng bị Nga Hoàng cho quân đàn áp dã man (Ngày chủ nhật đẫm máu) - Đảng CNXHDC Nga thông qua luận cương cách mạng của Lê Nin,lãnh đạo CMDCTS đánh đổ phong kiến rồi tiến lên CMXHCN. - Từ tháng 4-11/1905 phong trào cách mạng lên cao cácxô viết được thành lập. - Tháng 12/1905 tại Matxcơva khởi nghĩa vũ trang kéo dài hai tuần lễ nhưng cuối cùng thất bại. - Đến 1907 cách mạng chấm dứt. + Tính chất: Đây là cuộc cách mạng DCTS kiểu mới ở Nga. + Ý nghĩa: - Giáng một đoàn mạnh vào phong kiến. - Ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh dân chủ ở các nước đế quốc. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức để trả lời câu hỏi: - Trên cơ sở kiến thức SGK, nêu vai trò của Lenin đối với phong trào công nhân Nga và phong trào cách mạng thế giới? GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  40. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 b. Nội dung Thảo luận nhóm c. Sản phẩm - HS dựa vào SGK trả lời, GV chốt ý: * Tham gia phong trào công nhân và thành lập chính đảng vô sản: - Năm 1895, Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng. - Năm 1898, tại Min-xco, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động - Năm 1903, Đại hội đảng công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ Đảng. * Đấu tranh bảo vệ học thuyết Mác: - Năm 1900, Lê-nin cùng các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga. - Lê-nin viết nhiều tác phẩm quan trọng nhằm phê phán sâu sắc những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, đồng thời khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong của lực lượng này; nhấn mạnh tầm quan trọng của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người lao động. d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  41. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về: - Thế nào là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? Lập bảng so sánh cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới và kiểu cũ (về lãnh đạo, động lực, nhiệm vụ, mục tiêu) b. Nội dung - Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh (học sinh có thể làm bài tập ở nhà) - HS có thể viết báo cáo (đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh ) - HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện tử c. Sản phẩm - CM dân chủ tư sản kiểu mới: cách mạng tư sản dân chủ, nhưng do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. - GV phân tích thêm về ý nghĩa cuộc cách mạng Nga 1905 – 1907: Để lại nhiều bài học kinh nghiệm về tổng bãi công chính trị, khởi nghĩa vũ trang, thành lập Xô viết; khẳng định sự lãnh đạo của đảng vô sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách d. Cách thức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS dựa SGK và kiến thức đã học để thảo luận theo yêu cầu của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Hs thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2-3 phút Bước 3: Báo cáo, thảo luận Bước 4: Kết luận, nhận định GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10
  42. Giáo Án Lịch Sử 10 theo hướng PTNL Học Sinh theo CV 5512 Tiết 51: LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Tiết 52: KIỂM TRA CUỐI KÌ GV: Nguyễn Xuân Hải Trường THCS – THPT Sương Nguyệt Anh -Q10