Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tam đại con gà
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tam đại con gà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_mon_ngu_van_lop_10_doc_van_tam_dai_con_ga.pptx
Nội dung text: Giáo án môn Ngữ văn lớp 10 - Đọc văn: Tam đại con gà
- Chào mừng cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm
- I-Đọc tìm hiểu chung: 1.Truyện cười a)Khái niệm truyện cười là những truyện kể ngắn về những hiện tượng buồn cười nhàm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Nó biểu hiện cho trí thông minh, tinh thần lạc quan và tinh thần đấu tranh với cái xấu của nhân dân lao động. b) Đặc điểm ,phân loại Gồm 2 loại: + Truyện khôi hài: nhằm mục đích gIải trí, mua vui song ít nhiều vẫn có ý nghĩa giáo dục. + Truyện trào phúng: phê phán những kẻ thuộc giai cấp quan lại bóc lột, phê phán thói hư tật xấu trong nội bộ nhân dân.
- c)Đặc trưng thể loại truyện •Ngắn gọn và kết cấu chặt chẽ: không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây dựng theo kiểu gói kín mở nhanh tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười. •Nhân vật: truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười và truyện cười chủ yếu tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ không phải làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời số phận, tính cách nhân vật. •Ngôn ngữ: giản dị, ngắn gọn nhưng tinh và sắc. d)Về tác phẩm - Truyện “ Tam đại con gà” thuộc thể loại truyện cười trào phúng. - Đối tượng phê phán: thầy đồ dốt.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: a. Đối tượng gây cười: là một anh học trò dốt nhưng lại sĩ diện hão. b. Các tình huống gây cười: - Lần thứ nhất: + Gặp chữ “kê” là gà thầy không biết chữ gì, bị học trò hỏi dồn, thầy cuống nói liều “dủ dỉ là con dù dì ” + Trong Hán tự không có chữ “dù dì” và trong thế giới động vật cũng không có con nào là con “dù dì” => thầy dốt đến tận cùng của sự dốt. Thầy không chỉ kém về kiến thức sách vở mà còn kém hiểu biết về kiến thức thực tế.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: a. Đối tượng gây cười: b. Các tình huống gây cười: - Lần thứ nhất: - Lần thứ hai: + Thầy sợ hai người ta biết thì cười, cho nên bảo học trò đọc khẽ ta cười vì sự giấu dốt rất thận trọng của thầy, cười vì thói sĩ diện hão của kẻ dốt nát. + Thầy liều lĩnh bao nhiêu khi dạy trẻ thì lại thận trọng bấy nhiêu trong việc giấu dốt => đáng chê trách.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: a. Đối tượng gây cười: b. Các tình huống gây cười: - Lần thứ nhất: - Lần thứ hai: - Lần thứ ba: + Thầy đồ hỏi thổ công xin đài âm dương mà không tìm đến sách hay tìm người mà hỏi. + Phê phán thói mê tín dị đoan của người đời. => Thầy dốt =>Cái dốt dược khuếch đại qua tiếng gân cổ đọc của học trò.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: a. Đối tượng gây cười: b. Các tình huống gây cười: - Lần thứ nhất: - Lần thứ hai: - Lần thứ ba: - Lần thứ bốn: + Ta cười khi thầy bộc lộ đến tận cùng sự thảm hại của thói giấu dốt. Đó cuộc chạm trán với chủ nhà, cái dốt bị lật tẩy. + Thầy vẫn cố chống đỡ bằng cách láu cá vặt “vụng chèo khéo chống” => vẫn biết “kê là gà” nhưng thầy muốn dạy cho trẻ biết đến “Tam đại con gà” tiếng cười bật ra 1 cách bất ngờ. => Đây là yếu tố bất ngờ nhất của truyện.
- ‘ Lần thứ nhất Lần thứ hai Thầy không nhận ra mặt chữ, trò hỏi gấp Sợ sai nên thầy bảo trò đọc khẽ Nên nói liề: “Dủ dỉ là con dù dì”. (đã dốt thầy lại còn sĩ diện hão). Cái cười được thể hiện qua nhiều lần Lần thứ ba Thầy không chắc nên cầu cứu thổ công Lần thứ tư: Khi được ba đài âm dương thầy cho trò Khi chạm chán với chủ nhà, đọc to: “Dủ dỉ là con dù dì”. cái dốt bị lộ tẩy.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: 2. Nghệ thuật gây cười: - Mâu thuẫn tạo ra tiếng cười thầy đồ dốt , hay khoe khoang giấu dốt, sĩ diện hão. - Cái cười bật ra nhiều lần. Mỗi lần ta đều nhận ra tính láu cá, vụng chèo khéo chống của anh học trò dám liều lĩnh làm thầy đồ dạy trẻ.
- II. Đọc hiểu văn bản: 1. Nội dung truyện cười: 2. Nghệ thuật gây cười: 3. Ý nghĩa: - Câu chuyện không chỉ phê phán ông thầy dốt mà còn phê phán tật xấu: giấu dốt có trong một bộ phận nhân dân. - Còn ngụ ý khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học – chớ nên giấu dốt vì giấu dốt thì sẽ chẳng bao giờ tiến bộ được, hãy mạnh dạn học hỏi, bổ sung những kiến thức mình còn thiếu.
- Câu hỏi củng cố kiến thức 1 Nhận định nào không đúng khi nói về truyện cười? •a. Truyện cười là những mẫu truyện ngắn, có kết cấu chặt chẽ. •b. Truyện cười kể về các sự việc và hành vi của con người chứa đựng mâu thuẫn trái với tự nhiên. •c. Truyện cười kể về những con vật lạ, ngộ nghĩnh. •d. Truyện cười có tác dụng gây cười nhằm mục đích giải trí hoặc phê phán cái xấu, cái lỗi thời trong xã hội. 2 Dòng nào dưới đây không phải là đặc trưng nghệ thuật của truyện cười? •a. Ngắn gọn, có kết cấu chặt chẽ. •b. Có rất ít nhân vật. •c. Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế. •d. Kết thúc bất ngờ tạo ra tiếng cười cho người đọc và người nghe. 3 Truyện cười được chia làm mấy loại? •a. Hai loại •b. Ba loại •c. Bốn loại •d. Năm loại
- 4 Trong những câu dưới đây câu nào không đúng khi nói về anh học trò trong “Tam đại con gà”? •a. Anh học trò dốt đến mức không biết một chữ nào. •b. Anh học trò dốt đến mức có chữ trong sách mà không biết. •c. Anh học trò chẳng những dốt mà còn liều lĩnh để che đậy cái dốt của mình. •d. Mọi tình tiết trong tác phẩm càng lúc càng bộc lộ cái dốt của anh học trò. 5 Tiếng cười trong truyện “Tam đại con gà” có ý nghĩa gì? •a. Tiếng cười khôi hài có ý nghĩa giáo dục và đả kích các tầng lớp trên của xã hội. •b. Tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân và có ý nghĩa giáo dục •c. Tiếng cười đả kích các tầng lớp trên của xã hội và có ý nghĩa giáo dục. •d. Tiếng cười đả kích cái sự dốt của người thầy trong xã hội cũ. 6 Cái đáng cười nhất của truyện “Tam đại con gà” là: •a. Thói giấu dốt, sĩ diện hão của thầy đồ. •b. Cái dốt của kẻ thất học. •c. Cái dốt của học trò. •d. Đã dốt lại cả gan đi dạy trẻ.