Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

doc 25 trang Hương Liên 24/07/2023 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_10_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 10 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 10 Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2019 Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc ÔN TẬP (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi chảy lưu loát bài tập đọc đã học, tốc độ khoảng 100 tiếng/phút, biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn, thuộc 2,3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ, hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong giờ tập đọc từ tuần 1đến tuần 9 theo mẫu trong SGK - HS năng khiếu đọc diễn cảm bài thơ, bài văn, nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật sử dụng trong bài - GDKNS: + Tìm kiếm và xử lí thông tin (kĩ năng lập bảng thống kê). + Hợp tác (kĩ năng hợp tác tìm kiếm thông tin để hoàn thành bảng thống kê). + Thể hiện sự tự tin (thuyết trình kết quả tự tin) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu viết tên các bài Tập đọc, HTL đã học trong 9 tuần. - Bảng phụ kẻ bảng thống kê như BT2 - PP/ KT dạy – học: Trao đổi nhóm - Trình bày 1 phút III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS 2- Kiểm tra tập đọc và HTL - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về chỗ chuẩn bị 1-2 phút - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc lòng 1 đọan hoặc cả bài theo chỉ định - GV nhận xét. HS nào đọc không đạt yêu trong phiếu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 3- Hướng dẫn luyện tập Bài 2/95 - HS đọc yêu cầu - Em đã được học những chủ điểm nào? - HS trả lời - Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của bài thơ ấy? - 1HS làm trên bảng phụ, lớp làm vào vở BT (thay cho phiếu học tập) - báo cáo kết quả bài làm, lớp nhận xét, - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng bổ sung ý kiến. 4- Củng cố, dặn dò: Dặn HS ôn lại nội dung chính của từng bài
  2. Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. Đọc số thập phân. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau. HS hoàn thành BT1,2,3,4. - Giải bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc “tỉ số”. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Kiểm tra bài cũ : Chữa BT 3c và 4c (48) 2- Luyên tâp( 1,2,3,4) Bài 1: Chuyển các phân số thập phân sau - Đọc đề bài và xác định yêu cầu thành số thập phân rồi đọc các STP đó: 127 65 2005 8 - Làm bài vào vở nháp ; ; ; 10 100 1000 1000 - 1 học sinh lên bảng *Củng cố: Cách chuyển PSTP STP - Đọc kết quả Bài 2: Những số nào bằng 11,02km? - Quan sát Treo bảng phụ ghi sẵn các kết quả - Nêu kết quả Bài 3:Viết số thập phân thích hợp: - Đọc đề bài và nêu yêu cầu 72ha = km2 - Làm bài vào vở nháp 4m 85 cm = m - 1 học sinh lên bảng *Củng cố: Sự khác nhau giữa về quan hệ giữa đơn vị đo độ dài và đo diện tích. Bài 4: 12 hộp : 180 000 đồng - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và 36 hộp : ? đồng yếu tố cần tìm. - Chấm bài - Nhận xét - Xác định dạng toán *Củng cố: Dạng toán có liên quan đến - Làm bài vào vở quan hệ tỉ lệ và 2 PP giải. 3- Củng cố, dặn dò: - Phân biệt sự giống và khác nhau về quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, khối lượng và dịên tích. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Đạo đức TÌNH BẠN (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này học sinh biết: - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày
  3. - GDKNS: Kĩ năng tư duy phê phán, kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan đến bạn bè, kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống, kĩ năng thể hiện sự cảm thông, chia sẻ với bạn bè. - PP,KT: Thỏa luận nhóm, xử lí tình huống, đóng vai. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - HS: Bài hát Lớp chúng ta đoàn kết, nhạc và lời: Mộng Lân. - Tiểu phẩm: Đôi bạn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + Trong cuộc sống hàng ngày em rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? - HS trả lời miệng. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1, SGK, trang 18). - GV lưu ý HS: Việc sai trái mà bạn làm - Xác định yêu cầu. trong tình huống có thể là: - Nhóm thảo luận việc làm sai, cách + Vứt rác không đúng nơi quy định. ứng sử phù hợp và đóng vai các tình + Quay cóp trong giờ kiểm tra. huống của bài tập. + Làm việc riêng trong giờ học. - Các nhóm lên đóng vai. - GV đặt câu hỏi dạng: Vì sao, tại sao, em có nhận xét gì, em nghĩ gì sau mỗi tiểu phẩm - HS trao đổi trong nhóm và trả lời. - GV nhận xét chung và kết kuận: * Kết thúc hoạt động: Cần khuyên ngăn, góp ý kiến khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, như thế mới là người bạn tốt. Hoạt động 2: Tự liên hệ. - Làm việc cá nhân, tự liên hệ về cách đối xử bạn bè. - Trao đổi với bạn ngồi bên cạnh. *Kết thúc hoạt động: Tình bạn đẹp không - Một số HS trình bày trước lớp. phải tự nhiên vốn có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, về chủ đề: Tình bạn, BT 3, SGK, trang 18. - HS trình bày theo tinh thần xung phong. * GV nhận xét và giới thiệu thêm cho HS. - Suy nghĩ và nêu ý nghĩa của bài hát, bài thơ, ca dao 3. Củng cố, dặn dò: - Vì sao bạn bè phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống? - Thực hành đối xử tốt với bạn bè xung quanh.
  4. Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ÔN TẬP (Tiết 3) I. MỤC TIÊU: - Mức độ yêu cầu về kĩ năng như tiết 1 - Tìm và ghi lại các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học BT2 - HS nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn BT2 II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1-Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra đọc - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về chỗ chuẩn bị 1-2 phút - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc lòng 1 đọan hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc - GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 3-Hướng dẫn luyện tập Bài 2 - Trong các bài TĐ đã học, bài nào là văn - Quang cảnh làng mạc ngày mùa, miêu tả? Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất Cà Mau. - HD: + Chọn bài em thích và đọc kĩ - HS đọc yêu cầu + Chọn chi tiết mình thích - HS làm theo HD của gv, viết đoạn + Giải thích lí do mình thích văn vào vở (lưu ý đến nội dung câu văn, các biện pháp nghệ thuật, cách dùng từ, của tác giả) - GV nhận xét, sửa lỗi diễn đạt cho HS. - HS trình bày bài làm , lớp nhận xét. 4- Củng cố, dặn dò: - Em thích nhất bài văn tả cảnh nào trong chương trình đã học ? Vì sao? - Dặn HS ôn lại kiến thức về từ loại, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và các thành ngữ, tục ngữ đã học Tiết 2: Toán KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU: - Ôn luyện việc nắm kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay. - Rèn kí năng làm bài nhanh, chính xác. - GDHS tính cẩn thận khi làm bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
  5. 1. HS làm bài theo đề sau: ĐỀ BÀI Em hãy khoanh vào chữ cái trước ý đúng Câu 1. a,Số thập phân gồm có tám đơn vị, ba phần mười, năm phần trăm viết là : A. 8,035 B. 8,35 C. 80,035 D. 8,3050 b, 2 8 Viết dưới dạng số thập phân là: 100 A.2,008 B.2,08 C.2,8 D.2,0008 Câu 2. a, Phân số nào trong các phân số dưới đây là phân số thập phân A. 100 B. 25 C. 6 D. 10 8 1000 25 200 b, Hỗn số 2 2 được chuyển thành phân số là ? 3 A. 8 B. 6 C. 6 D. 8 3 3 2 6 Câu 3. Chữ số 4 trong số thập phân 93,684 thuộc: A. Hàng đơn vị B.Hàng phần mười C. Hàng phần trăm D.Hàng phần nghìn Câu 4. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm để : 1 ha = .m2 4 A. 250 B. 2500 C. 250000 D.205 Câu 5. Số lớn nhất trong các số 6,97; 7,99 ; 6,79 ; 7,9 là A. 6,97 B. 7,99 C. 6,79 D. 7,9 Câu 6. Dãy phân số nào dưới đây mà mỗi phân số đều có thể viết thành phân số thập phân A. 2 ; 3 ; 3 B. 3 ; 10 ; 3 C. 3 ; 1 ; 2 5 12 8 4 7 5 20 4 3 Câu 7.Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: a. 2m 8cm = .m c. 7tấn 123kg = tấn b. 43 cm2 = dm2 d. 9m25dm2 = m2 Câu 8. Có 15 bao ngô như nhau cân nặng 750kg. Hỏi 45 bao ngô như thế nặng bao nhiêu kg ? Câu 9. Một vườn hoa hình chữ nhật có chiều dài 200m, chiều rộng bằng 3 chiều 4 dài. Hỏi diện tích vườn hoa đó bằng bao nhiêu mét vuông ? bao nhiêu ha ?
  6. Câu 10: Cho 4 chữ số 0, 3, 5, 7. Hãy viết tất cả các số thập phân lớn hơn 3 và nhỏ hơn 5 (mỗi số có đủ 4 chữ số đã cho và mỗi chữ số chỉ có mặt đúng một lần trong một số). 2. Thu bài, nhận xét giờ học Tiết 3: Thể dục TRÒ CHƠI: "CHẠY NHANH THEO SỐ" I. MỤC TIÊU: Củng cố giúp học sinh: - Ôn cách tập bốn động tác của bài thể dục: ĐT vươn thở, ĐT tay, chân, vặn mình. - Thực hiện cơ bản đúng kĩ thuật bốn động tác. - Trò chơi "Chạy nhanh theo số". Yêu cầu HS chơi đúng luật, giữ kỉ luật, tập trung chú ý, nhanh nhẹn, hào hứng khi chơi. - Giáo dục học sinh ý thức chăm rèn luyện thân thể. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Sân trường dọn vệ sinh, 1 còi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP: Định Nội dung Phương pháp tổ chức lượng 1. Phần mở đầu. 6-10' x x x x x x - Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu x x x x x x cầu giờ học. x x x x x x - Đứng tại chỗ vỗ tay hát. GV - Chơi trò chơi "Kết bạn". 2. Phần cơ bản. 18-22' a. HS luyện tập bốn động tác thể dục - HS cả lớp tập. đã học. Tổ 1: x x x x x x - Lần 1 và 2: Tập cả lớp do GV điều Tổ 2: x x x x x x khiển. Tổ 3: x x x x x x - Lần 3- 4: tập theo tổ, cán sự điều - Các tổ luyện tập.Tổ trưởng khiển. điều khiển. - GV quan sát, sửa sai cho HS. - Lần 5- 6: Tập cả lớp, cho các tổ thi đua, trình diễn. 2. Trò chơi vận động: - Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số". - HS nắm cách chơi, luật chơi. - GV nêu tên trò chơi, giải thích cách - HS vui chơi theo tổ. chơi và luật chơi. Cho cả lớp chơi thử. - HS chơi theo tổ, GV quan sát, biểu dương đội thắng cuộc. 3. Phần kết thúc 4-6' - Cả lớp chạy nối nhau thành vòng tròn. - Cả lớp thực hiện
  7. - Thả lỏng toàn thân. - GV cùng HS hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá. Thứ tư ngày 6 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Chính tả ÔN TẬP (tiết 2) I. MỤC TIÊU - Kiểm tra đọc. - Nghe- viết chính xác bài văn: Nỗi niềm giữ nước giữ rừng tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ rừng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phiếu ghi sẵn các bài tập đọc III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Kiểm tra đọc - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về chỗ chuẩn bị 1-2 phút - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc lòng 1 đọan hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc - GV cho điểm. HS nào đọc không đạt yêu cầu, gv cho các em về nhà luyện đọc để KT lại trong tiết sau. 3. Viết chính tả - HS đọc bài văn + Tại sao tác giả lại nói chính người đốt - Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng đang đốt cơ man nào là sách? rừng. - Bài văn cho em biết điều gì? - HS nêu đại ý - Phát hiện các từ khó viết - Chú ý các từ: nỗi niềm, giận, cầm trịch, - HS viết từ khó. đỏ lừ, và các danh từ riêng. - Đọc bài cho HS viết - Viết bài vào vở, soát lỗi - Chấm bài, nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò: - Tiếp tục luyện đọc và HTL để kiểm tra. - Nhận xét giờ học. Tiết 2: Toán CỘNG HAI SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép cộng hai số thập phân - Biết giải bài toán với phép cộng các số thập phân. HS hoàn thành BT1a,b; 2a,b; 3 - Rèn kĩ năng cộng hai số thập phân.
  8. - Giáo dục HS ham học toán II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. Bảng phụ ghi quy tắc cộng STP II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Cho VD về phép cộng số tự nhiên và nêu các bước thực hiện. 2. Bài mới a-Lí thuyết * Hướng dẫn thực hiện phép cộng 2 STP - GV yêu cầu HS tự lấy VD và thực hiện - HS tự lấy VD về phép cộng hai STP - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: Tìm ra cách thực hiện phép tính *Chốt lại: Theo các bước ở SGK- 49 - 1 em lên bảng thực hiện Khắc sâu: - Báo cáo - Bổ sung - Đặt tính:các dấu phẩy thẳng cột - Cộng như đối với số tự nhiên - Đặt dấu phẩy thẳng cột với các số hạng. - GV lấy thêm VD về cộng STP với STN - HS lên đặt tính và tính * Rút ra quy tắc: SGK - 50 - Rút ra quy tắc cộng 2 STP (Treo bảng phụ và nhấn mạnh các bước) - HS nhắc lại. - Lấy VD b- Luyện tập:( 1a,b; 2a,b; 3) Bài 1: Tính - Làm bài vào bảng - 2 học sinh lên bảng *Củng cố: Quy tắc vừa học. - Chữa bài Bài 2: Đặt tính rồi tính: 7,8 +9,6 34,82 + 9,75 57,648 + 35,37 - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Nhận xét - Làm bài vào vở. Bài 3: Nam: 32,6 kg Tiến hơn Nam: 4,8 kg Tiến: ? kg - Đọc đề bài và tóm tắt - Chấm bài - Nhận xét - Làm bài vào vở - 1 học sinh lên bảng chữa bài 3. Củng cố, dặn dò: - Cách cộng các số thập phân. So sánh với cộng các số tự nhiên. - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN VIẾT BÀI: BÀI 10: HOA KHẾ ÔN LUYỆN VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kĩ thuật viết và viết đúng mẫu bài hoa khế. - Rèn kĩ năng viết nhanh đẹp, đúng mẫu. - HS có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp. - Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả đêm traeng đẹp trên quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị vở Luyện viết
  9. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở Luyện viết, bút của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết: - GV đọc bài mẫu - Tìm trong bài các chữ khó viết - Lần lượt nêu: chòng - Hướng dẫn hS viết chữ hoa, chữ thường. chành, nghiêng mình, + HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp. dịu mát, lắc lư - GV nhận xét, hướng dẫn HS kĩ thuật viết: cách nối - HS viết chữ khó viết các con chữ trong 1 chữ, cách đánh dấu thanh. - 2 HS lên bảng viết Hoạt động 2: Viết bài vào vở. - HS khác nhận xét, bổ - Hướng dẫn HS cách viết thanh - đậm, cách cầm bút sung - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. - HS nhìn mẫu viết bài vào vở. - Thu một số bài chấm, nhận xét. - HS cả lớp viết bài vào Hoạt động 3: Ôn tập làm văn. Bài tập: Hãy dàn ý chi tiết cho bài văn tả đêm traeng đẹp trên quê hương - Gv hướng đẫn HS làm: 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đêm trăng: Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh tiếp xúc 2. Thân bài: a) Trước khi trời tối: - Nhà nhà chuẩn bị lên đèn điện. - Cảnh vật đều trở nên yên tĩnh khi chờ trăng lên. b) Trời tối: - Một vầng trăng tròn vằng vặc từ từ bay lên theo gió. Ánh trăng sáng đến nơi nào, nơi đó lại cất tiếng hát, tiếng cười vui vẻ. - Bầu trời thăm thẳm trong vắt, sao chi chít, lấp lánh đẹp vô cùng. - Dưới ánh trăng, mọi vật đều dường như to hơn, cao lớn hơn. Luỹ tre làng in từng chiếc lá tre lên mặt cỏ. - HS làm vào vở - Trên sông, con thuyền lững lờ tựa như một du khách - Một số em trình bày. đang dạo chơi ngắm cảnh. Tiếng mái chèo đều đặn khua động cả mặt nước yên ả. - Con đường làng trải rộng dưới ánh trắng vàng. - Trẻ em nô đùa chạy nhảy tiếng nói tiếng cười vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát, thỉnh thoảng chúng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. c) Trời về khuya - Không gian trong vắt, tiếng con trùng kêu rả rích. - Càng lúc thì trăng càng nhỏ dần nhưng lại sáng hơn. 3. Kết bài: Cảm nghĩ của em. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học
  10. Thứ năm ngày 7 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP (Tiết 6) I. MỤC TIÊU: - Thực hành, luyện tập về nghĩa của từ: từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. - Rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu, mở rộng vốn từ. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Viết sẵn BT1, BT2 trên bảng lớp, bảng phụ. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị của HS. 2- Hướng dẫn luyện tập Bài 1/97 - HS đọc yêu cầu và nội dung BT. - Yêu cầu HS đọc những từ in đậm trong - bê, bảo, vò, thực hành đoạn văn. - Vì sao cần thay các từ in đậm đó bằng - HS thảo luận nhóm đôi, tìm từ thay thế. những từ đồng nghĩa khác? Hãy tìm từ - Phát biểu ý kiến, bổ sung, thống nhất: thay thế. bê bưng vò xoa - Yêu cầu một số HS giải thích vì sao bảo mời thực hành làm chọn từ đó để thay. Bài 2 - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài - 1HS làm bài trên bảng, lớp làm vở nháp - Nhận xét - Nhận xét, kết luận lời giải đúng - Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng các câu - Nhẩm, đọc thuộc lòng tục ngữ trên Bài 3: Đặt câu để phân biệt từ giá (giá - Hs nêu yêu cầu bài tập tiền) – giá (để đồ vật) - Hs làm bài cá nhân - Học sinh làm bài cá nhân và đặt câu vào - Một số em đọc câu văn đã dặt vở bài tập - Gv nhận xét và sửa sai. Chốt: Hai từ đó là từ đồng âm * Củng cố cho học sinh về từ đồng âm Bài 4: Đặt câu với các nghĩa đã cho của từ đánh - HS đọc yêu cầu * Củng cố khái niệm từ nhiều nghĩa, phân - HS làm vào vở, 1HS làm bài trên bảng. biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa. - Nhận xét bài trên bảng 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. - Ghi nhớ các kiến thức đã học, chuẩn bị KT.
  11. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - HS biết cộng các số thập phân. - Tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân. - Giải bài toán có nội dung hình học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1-Kiểm tra bài cũ: + Muốn cộng 2 số thập phân ta làm thế nào? 2- Luyên tâp( BT 1,2ac; 3) Bài 1: Tính rồi so sánh giá trị của - Đọc đề bài và xác định yêu cầu a + b và b + a Hoạt động nhóm đôi : Tính rồi rút ra *Chốt lại: a + b = b + a nhận xét . Phép cộng STP cũng có t/c giao hoán Bài 2: Tính và thử lại 9,46 + 3,8 45,08 + 24,97 - Đọc đề bài và nêu yêu cầu - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Dùng t/c giao hoán để thử lại. - 2 học sinh lên bảng Bài 3: HCN : CR = 16,34 m - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho CD hơn CR: 8,32m và yếu tố cần tìm. P = ? - Làm bài vào vở - GV chấm bài, nhận xét. *Củng cố: Cách tính chu vi HCN - Tự đọc đề bài và phân tích đề Bài 4* Tuần 1 : 314,78 m - Nhắc lại cách tìm TBC của nhiều số Tuần 2 : 525,22 m - Làm bài vào vở T.Bình 1 ngày : ? m - Nhận xét *Củng cố: Giải toán về tìm trung bình cộng 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách cộng các số thập phân . - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) ÔN TẬP: TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA, TỪ NHIỀU NGHĨA I. MỤC TIÊU - Ôn tập về nghĩa của từ : từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa - Biết vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập nhằm trau dồi kĩ năng dùng từ, đặt câu và mở rộng vốn từ. - HS chăm chỉ học tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng phụ ghi hệ thống bài tập. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
  12. 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài 2. Hoạt động 2: Củng cố, hệ thống kiến thức. - Tổ chức HS hỏi đáp kiến thức về từ - Từng cặp HS hỏi đáp trước lớp, lấy đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, VD. từ trái nghĩa. 3. Hoạt động 3: Luyện tập. Bài 1 : Những từ ngữ nào dưới đây - HS thảo luận, nêu miệng KQ. cùng có nghĩa là “ người phụ nữ đẹp” Công chúa, hoa hậu, mĩ nhân, giai nhân, tiểu thư, hoa khôi, thiếu nữ, diễn viên. - HS sy nghĩ, nêu KQ. Bài 2 : Từ nào dưới đây trái nghĩa với - HS làm vở, báo cáo KQ. từ “ hoà bình” Hoà hoãn, xung đột, thanh bình, đối đầu, bình yên, thái bình, chiến tranh, đối thoại. Bài 3 : Tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau : siêng năng dũng cảm lạc quan Bao la chậm chạp đoàn kết Từ đồng nghĩa Từ trái nghĩa - HS làm bài nhóm 4 vào bảng nhóm.- - Tổ chức HS làm bài theo nhóm. Các nhóm báo cáo KQ. Bài 4 : Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa, trái nghĩa em tìm được ở bài tập 3. Bài 5 : (HSNK ) Xác định nghĩa của từ “ bụng” rồi phân các nghĩa thành hai - HS chọn cặp từ đặt câu, 1 số HS đọc loại: nghĩa gốc, nghĩa chuyển. câu vừa đặt. a/ Đau bụng. b/ Mừng thầm trong bụng. 4- Củng cố, dặn dò: - Thế nào là từ nhiều nghĩa, đồng âm lấy ví dụ. - Nhận xét giờ học. Nhắc HS chuẩn bị bài sau. Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu ÔN TẬP (Tiết 7) I. MỤC TIÊU:
  13. - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng của học sinh (nêu ở tiết 1, ôn tập) - Rèn kĩ năng đọc thành tiếng và đọc hiểu. - Giáo dục HS tính tự giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy kiểm tra. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1-Giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ tiết học 2-HS làm bài trong 30 phút. A : Đọc thầm bài Mầm non B : Dựa vào nội dung bài đọc, chọn câu trả lời đúng (SGK) * Kết quả : - Câu 1 : d Câu 6 : c Câu 2 : a Câu 7 : a Câu 3 : a Câu 8 : b Câu 4 : d Câu 9 : c Câu 5 : c Câu 10 : a - Cách đánh giá : Gv chấm bài nhận xét. 3-Hướng dẫn HS chữa bài, củng cố kiến thức - Học sinh làm bài - GV thu vở chấm - nhận xét 4-Nhận xét giờ, nhắc HS chuẩn bị bài sau 1-Giới thiệu bài, nêu nhiệm vụ tiết học 2-HS làm bài trong 30 phút. 3-Hướng dẫn HS chữa bài, củng cố kiến thức - Học sinh làm bài - GV thu vở chấm - nhận xét 4-Nhận xét giờ, nhắc HS chuẩn bị bài sau Tiết 2: Kể chuyện ÔN TẬP (Tiết 4) I. MỤC TIÊU - Lập được bảng từ ngữ (danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ) về chủ điểm đã học. - Tìm được từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. - Hs yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT2, bảng lớp kẻ sẵn khung BT1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1/96 - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4 - HS tìm từ thích hợp viết vào từng ô (VBT) HS nêu khái niệm về danh từ, động từ - Một nhóm làm vào giấy khổ to * Củng cố khái niệm danh từ, động từ, tính - Trình bày kết quả làm việc, lớp từ. nhận xét, bổ sung. Bài 2/97 - HS đọc yêu cầu HS TB làm được bài - HS làm việc nhóm đôi, trên bảng
  14. - Yêu cầu giải nghĩa một số từ hoặc đặt câu - lớp nhận xét, bổ sung với một số cặp từ để phân biệt nghĩa, cách dùng. * Củng cố khái niệm về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa. 3- Củng cố, dặn dò: - Tổ chức trò chơi đọc tiếp sức các câu thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm: 2 đội chơi và 1HS làm người điều khiển trò chơi - Nhận xét giờ học Tiết 3: Toán (tăng) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU - Củng cố cho học sinh cách cộng số thập phân. - Rèn cho học sinh kĩ năng cộng số thập phân. - Giáo dục học sinh ý thức học tốt bộ môn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phấn màu, nội dung bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - HS nhắc lại kiến thức về cộng số thập phân. - HS làm bài tập : Tính kết quả: 12,34 + 13,4 = 25,74 45,67 + 34,60 = 80,27 2. Luyện tập : Hướng dẫn học sinh làm bài tập. Bài 1:Viết số thập phân gồm: - Học sinh nêu yêu cầu a/ Ba trăm hai mươi đơn vị, bốn phần mười, tám phần trăm. - Lớp làm bảng con. b/ Bảy đơn vị, chín mươi ba phần trăm, năm phần nghìn. c/ Một phần mười, bốn mươi chín phần nghìn. d/ Chín mươi lăm phần trăm. - GV chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh - Củng cố viết số thập phân Bài 2 Bài 2: Tính Học sinh nêu yêu cầu a) 8,32 + 14,6; b) 24,9 + 578,36 c) 8,9 + 9,3; d) 324,8 + 66 - Lớp làm bảng con. - GV nhận xét, chữa bài củng cố cách đặt tính và cách cộng cho Hs Bài 4: Quả bí ngô cân nặng 3,15 kg, quả bí xanh - HS đọc yêu cầu và nêu cách cân nặng 1,5kg. Hỏi cả 2 quả bí cân nặng bao nhiêu làm kg? - Hs làm vở - HS đọc yêu cầu
  15. - HS làm vở, 1em làm bảng - GV chữa bài - 1 em nêu yêu cầu bài. Bài 5: Bao gạo thứ nhất nặng 32,8 kg, bao gạo thứ Lớp làm vở hai nhiều hơn bao gạo thứ nhất 3,9 kg. Hỏi cả hai - 1 em làm bảng lớp. bao gạo nặng bao nhiêu kg? - HS làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Nêu cách cộng hai số thập phân. - Nhận xét giờ học Sáng: Thứ sáu ngày 8 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP (Tiết 8) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra (viết) theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa HKI. - Nghe - viết đúng chính tả (tốc độ viết khoảng 95 chữ/ 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài trình bày đúng hình thức của bài viết. - Viết được bài văn tả cảnh theo nội dung, yêu cầu của đề bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy kiểm tra, đề bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Ra đề: - GV viết đề bài lên bảng - HS đọc đề bài. c) Hướng dẫn HS làm bài: * Hướng dẫn HS xác định yêu cầu của đề: - Đề bài thuộc kiểu nào? - Đối tượng em sẽ chọn tả là gì? - Nội dung trọng tâm của bài là gì? - Em tả cảnh đó nhằm mục đích gì? * HS tìm ý và lập dàn ý. * HS viết bài. d) Thu bài, chấm nhận xét. 3.Tổng kết, dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán TỔNG CỦA NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU:
  16. - Biết tính tổng của nhiều số thập phân. - Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng để tính bằng cách thuận tiện nhất. HS hoàn thành BT 1a,b; 2; 3a, b. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 2 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ - Thực hịên phép tính: 19,361 + 249,14 275 +2563 +127 2. Bài mới a. Lí thuyết Hướng dẫn HS tự tính tổng của nhiều STP a- Ví dụ: Thùng 1: 27,5 l - Đọc đề bài và xác định yêu cầu Thùng 2: 36,75 l ? l - Làm bài vào vở Thùng 3: 14,5 l - HS Trình bày cách làm - NX *Chốt lại: Cách làm nhanh nhất : Tính tổng của cả 3 số hạng. - Rút ra nhận xét : Cách tính tổng của nhiều STP tương tự như cách tính đối với - Nêu lại quy tắc tính hai số thập phân. Bài toán: Độ dài 3 cạnh của tam giác: - Đọc đề bài và làm bài vào vở nháp 8,7 dm; 6,25 dm; 10 dm 1 học sinh lên bảng - Chữa bài. P = ? Kiểm tra việc đặt tính và tính. *Khắc sâu 3 bước tính khi thực hiện. b. Luyện tập (52) Bài 1: Tính - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Cả lớp làm phần a,b - Làm bài vào bảng - HS làm được bài và nêu lại bước tính. - HS lên bảng Bài 2: Tính và so sánh giá trị của : (a + b) +c và a + ( b + c) - Treo bảng phụ. - Hoạt động nhóm đôi: Tính và rút ra - HS nêu t/c kết hợp của phép cộng. nhận xét - Báo cáo. *Chốt lại: Phép cộng STP có t/c kết hợp Bài 3; Tính bằng cách thuận tiện: - Nhắc lại các t/c của phép cộng STP - Cả lớp làm phần a,c 12,7 + 5,89 + 1,3 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 - HS giải thích cách làm. -Làm bài vào vở nháp *Củng cố: ứng dụng của các tính chất. - 1học sinh lên bảng, Giải thích cách làm - Làm bài vào vở các phần còn lại. 3. Củng cố - Các tính chất của phép cộng các số thập phân (Liên hệ với số tự nhiên) - Nhận xét giờ học.
  17. Tiết 4: Sinh hoạt SINH HOẠT ĐỘI: VĂN NGHỆ CHỦ ĐỀ 20 - 11 I. MỤC TIÊU: - HS thấy được ưu, nhược điểm của mình, của lớp về nề nếp học tập trong tuần. - Nắm được phương hướng hoạt động trong tuần tới. sinh hoạt văn nghệ chủ đề 20 - 11 - Các em có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp. II. NỘI DUNG: 1. Kiểm điểm nề nếp học tập và nêu phương hướng - Các trưởng ban tự quản nhận xét việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong ban của mình. + Đi học. + Học và làm bài ở nhà. + Truy bài. + Phát biểu xây dựng bài. - chủ tịch hội đồng tự quản nhận xét chung. - GV nhận xét chung - Nêu phương hướng tuần tới: + Duy trì ưu điểm, khắc phục nhược điểm. + Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. + Tiếp tục tham gia lớp bồi dưỡng HS năng khiếu môn học , viết chữ đẹp, rèn bóng đá. + Thực hiện tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 2. Sinh hoạt văn nghệ - Cá nhân, nhóm hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn thầy cô và anh chị phụ trách. 3. Dặn dò: Yêu cầu cả lớp chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của ớp, của trường và phương hướng tuần tới. Chiều: Tiết 1: Kĩ thuật (tuần 11) RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG I. MỤC TIÊU: - Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình. - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình. - Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình. - Có ý thức giúp gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
  18. 1. Kiểm tra bài cũ: - Em hãy kể tên các công việc em có thể giúp gia đình trước và sau bữa ăn? - HS trả lời và nhận xét, bổ sung. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - GV nhận xét. - Dựa vào thực tế gia đình và nội dụng - GV nêu vấn đề khi dụng cụ không đ- bài 7 để nêu tên các dụng cụ nấu ăn và ược rửa sạch sẽ thì sẽ như thế nào? ăn uống trong gia đình. - Tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn? - GV nhận xét và kết luận. - HS trả lời. - Đọc nội dung mục 1 SGK để trả lời * Kết thúc hoạt động 1: câu hỏi. + Giúp dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh. + Bảo quản, giữ cho dụng cụ đó không bị hoen rỉ. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống. - Nêu trình tự rửa bát sau bữa ăn? - HS dựa vào thực tế của gia đình để trả - GV nhận xét và tóm tắt những ý HS lời các câu hỏi và nhận xét, bổ sung. trình bày. - Liên hệ thực tế để so sánh rửa bát sau - GV hướng dẫn HS làm quen với bữa ăn ở gia đình với SGK phần 2. cách rửa bát sau bữa ăn trong SGK. - HS so sánh cách rửa bát ở gia đình với - Câu hỏi SGK trang 45. rửa bát ở SGK. * Lưu ý: Trước khi rửa cần làm các - HS trả lời. công việc sau: + Dồn hết thức ăn còn lại trên bát đĩa vào một chỗ, tráng sạch qua một l- - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 43. ượt. + Không rửa cốc, li cùng. + Nên dùng nước rửa bát hoặc nước vo gạo. + Phơi khô các dụng cụ dưới nắng. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập. - GV sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối SGK, trang 45 để đánh giá kết quả học tập của HS. - HS trả lời. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 3. Củng cố, dặn dò: - Kể tên một số dụng cụ cần thiết để làm sạch bát, đĩa, soong nồi? - Dặn HS chuẩn bị cho bài 14: “Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn” và tìm hiểu cách thực hiện ở gia đình.
  19. Tiết 2: Tiếng Việt (tăng) ÔN ĐẠI TỪ XƯNG HÔ I. MỤC TIÊU: - Củng cố khái niệm đại từ xưng hô (HS nhận xét được thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ xưng hô). - Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn, chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống. - Vận dụng tốt trong giao tiếp hàng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đại từ xưng hô? Lấy ví dụ. 2- Hướng dẫn h/s làm bài tập: Bài tập 1: Điền tiếp các đại từ xưng hô thích - HS nêu yêu cầu BT. hợp vào chỗ chấm theo mẫu: Số ít Nhiều 1 M: tôi . M: chúng tôi 2 M: mày M : chúng mày 3 M: nó . M : chúng nó - HS làm bài theo nhóm 2: - HS làm bài theo nhóm. - GV chữa bài, nhận xét. - Các nhóm nêu ý kiến. Bài tập 2: Dùng đại từ xưng hô thay thế cho - HS nêu yêu cầu BT. danh từ, cụm từ bị lặp lại trong các câu dưới đây. a) Hoài Văn hầu Trần Quốc Toản nằm mơ chính tay mình bắt sống được Sài Thung, tên sứ giả hống hách của nhà Nguyên. Hoài Văn bắt sống được Sài Thung mà từ quan gia đến triều đình đều không ai biết. Hoài Văn trói Sài Thung lại, lấy roi ngựa đập lên đầu Sài Thung quát lớn: - Sài Thung có còn dám đánh người nước Nam nữa không? Đừng có khinh người nước Nam bé nhỏ. - HS làm vào vở. - GV chấm bài, nhận xét. Bài tập 3: Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét - HS làm bài vào vở. về thái độ, tình cảm của nhân vật khi dùng đại từ trong đoạn trích sau: Đời xưa có một trưởng giả gian ác . cưới cô út - HS làm bài cá nhân và nêu ý ngay. kiến. - HS làm miệng. - GV nhận xét, chữa bài. 3. Củng cố, dặn dò. – Lấy ví dụ về đại từ xưng hô. GV nhận xét chung tiết học
  20. Tiết 3: Toán (tăng) ÔN LUYỆN TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU: - Ôn luyện việc nắm kiến thức của học sinh từ đầu năm đến nay. - Rèn kí năng làm bài nhanh, chính xác. - GDHS tính cẩn thận khi làm bài. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: A. HS làm bài theo đề sau: 1. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) a. viết dưới dạng số thập phân là: A. 3,900 B. 3,09 C. 3,009 D. 3,90 b. Hỗn số được chuyển thành phân số là? A. B. C. D. 2. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) a. Chữ số 5 trong số thập phân 12,25 có giá trị là? A. B. C. D. b. Chín đơn vị, hai phần trăm được viết là: A. 9,200 B. 9,2 C. 9,002 D. 9,02 3.Điền dấu thích hợp ; = a) 53,2 53, 19 b) 9,843 9, 85 c) 26,5 26,500 c) 80,6 79,6 4. Tính: (1đ) a) = = b) = = Bài 5: Viết các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: (1 điểm) 37,314; 34,075; 37,329; 34,175; 34,257; 37,303 6. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) a. 3m 4dm = m. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 0,34 B. 3,4 C. 34 D. 340 b. Số thích hợp viết vào chỗ chấm của 347 g = kg là: A. 34,7 B. 3,47 C. 0,347 D. 0,0347 7. Khoanh vào chữ cái trước kết quả đúng: (1 đ) a. 5000m2 = ha. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là: A. 0,5 B. 5 C. 50 D. 500 b Trong các số đo độ dài dưới đây, số nào bằng 11,02 km:
  21. A. 11,20 km B. 11200m C. 11km 20m D. 1120m 8. Bài toán: Một người thợ may 30 bộ quần áo đồng phục hết 75 m vải. Hỏi nếu người thợ đó may 60 bộ quần áo đồng phục như thế thì cần bao nhiêu mét vải? (1đ) 9. Bài toán: Hiệu của hai số là 210. Tỉ số của hai số đó là 2/5. Tìm hai số đó. B. Thu bài, nhận xét giờ học Tổ phó duyệt BGH duyệt ngày 1 tháng 11 năm 2019
  22. Tuần 8 Thứ hai ngày 4 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Tập đọc ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 5) I. MỤC TIÊU: - Kiểm tra đọc thành tiếng. - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp (HS đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch). - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC. Phiếu ghi tên các bài TĐ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2- Kiểm tra đọc - Từng HS lên bốc thăm bài đọc rồi về chỗ chuẩn bị 1-2 phút - GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa - HS đọc bài trong sgk hoặc đọc thuộc lòng đọc 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu - GV cho điểm. 3- Hướng dẫn luyện tập Bài 2/97 - HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS đọc lại vở kịch - 2 HS đọc nối tiếp, lớp đọc thầm - Xác định tính cách của từng nhân + Dì Năm: bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, vật? dũng cảm bảo vệ cán bộ. + An: thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ + Chú cán bộ: bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. + Lính: hống hách + Cai: xảo quyệt, vòi vĩnh - Nhận xét. - Yêu cầu HS đọc phân vai theo nhóm - Tổ chức cho HS thi diễn kịch - HS hoạt động nhóm 6: chọn đoạn kịch, phân vai, tập diễn trong nhóm. - GV cùng cả lớp tham gia bình - Các nhóm xung phong diễn kịch, có thể chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn sáng tạo lời thoại viên đóng kịch giỏi nhất 4- Củng cố, dặn dò: Nhận xét giờ học.
  23. Tiết 2: Địa lí NÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. - Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất. - Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. - Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp: lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh họa SGK. Lược đồ nông nghiệp Việt Nam SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, phân bố chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống ở đâu? + Năm 2004, nước ta có bao nhiêu dân? Dân số nước ta đứng thứ mấy trong các nước ở Đông Nam Á? - GV chốt và sử dụng câu hỏi: Dựa vào bài học trước: Sự phân bố dân cư ở nông thôn là 3/4 nói lên điều gì về ngành nông nghiệp nước ta? để dẫn vào bài. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt. - Yêu cầu HS quan sát SGK. - Nêu tên và tác dụng - Nội dung thảo luận: của lược đồ nông + Nhìn trên Lược đồ em thấy kí hiệu của cây trồng chiếm nghiệp. nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn? - Làm việc cá nhân, xử + Em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong lí và trả lời các câu hỏi sản xuất nông nghiệp? sau. - GV nhận xét. - Lớp nhận xét và bổ * Kết thúc hoạt động 1: Trồng trọt là ngành sản xuất sung. chính trong ngành nông nghiệp nước ta. Trồng trọt nước ta mạnh hơn chăn nuôi, chăn nuôi đang được chú ý phát triển. Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng Việt Nam. - Hướng dẫn HS tìm hiểu VBT. - Hoạt động theo - Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu cần. nhóm nhỏ và hoàn * Kết thúc hoạt động 2: Do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt thành VBT. đới gió mùa nên nước ta trồng được nhiều loại cây, tập - Đại diện nhóm trình trung chủ yếu là các cây xứ nóng. Lúa gạo được trồng bày và lớp nhận xét, nhiều nhất, cây công nghiệp và cây ăn quả cũng đang bổ sung. được chú trọng phát triển.
  24. Hoạt động 3: Giá trị của lúa gạo và các cây công nghiệp lâu năm. + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở đồng bằng? - Trao đổi cả lớp theo + Em biết gì về tình hĩnh xuất khẩu lúa gạo của nước ta? hướng dẫn của GV. + Loại cây nào được trồng chủ yếu ở vùng núi và cao - Trả lời theo hiểu nguyên? biết. + Em biết gì về tình hĩnh xuất khẩu của những loại cây này? Hoạt động 4: Sự phân bố cây trồng. - GV hướng dẫn HS trình bày theo các ý: Nêu tên, chỉ - Quan sát Lược đồ vùng phân bố, có thể giải thích lí do vì sao cây được trồng SGK, trang 87 để trình nhiều ở vùng đó. bày sự phân bố các loại cây trồng Việt Nam. - Lần lượt 3 HS trình - Nhận xét và kết luận. bày. Hoạt động 5: Ngành chăn nuôi ở nước ta. - GV hướng dẫn HS thảo luận theo câu hỏi: - Làm việc theo cặp + Câu hỏi SGK, trang 88, phần 2. TLCH các câu hỏi của - Nhận xét và kết luận. GV. * Chốt nội dung toàn bài. - Lần lượt HS trình bày. - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 88 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài 11: Lâm nghiệp và thuỷ sản BGH duyệt ngày 1 tháng 11 năm 2019