Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

doc 26 trang Hương Liên 24/07/2023 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_12_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 12 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 12 Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019 Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc MÙA THẢO QUẢ Ma Văn Kháng I. MỤC TIÊU - Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm bài văn, nhấn mạnh các từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả. - Hiểu nội dung: vẻ đẹp, sự sinh sôi của rừng thảo quả. - HS: Cảm nhận được nghệ thuật miêu tả đặc sắc của tác giả qua tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - Giáo dục HS yêu thiên nhiên cây cỏ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Tranh minh hoạ bài đọc trong sgk; bảng phụ III. HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài Chuyện một khu vườn nhỏ. 2. Bài mới: Hướng dẫn HS luyện đọc - Yêu cầu 1 HS đọc cả bài. - 1 HS đọc cả bài - lớp đọc thầm. - Chia bài làm 3 đoạn: + đoạn 1: từ đầu đến “nếp khăn” + đoạn 2: tiếp đến “ không gian” + đoạn 3: còn lại. - Cho HS đọc nối tiếp đoạn kết hợp sửa phát - Đọc nối tiếp theo đoạn âm, ngắt nghỉ hơi, giải nghĩa từ trong sgk. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: lướt thướt, quyến, triền núi, thơm nồng, chín nục, mưa rây bụi, và những từ ngữ HS đọc sai - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Luyện đọc theo cặp. - Nêu nhận xét bạn đọc - Nhận xét bạn đọc. - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Nghe. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi: đọc - HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận thầm, đọc lướt và trao đổi các câu hỏi. từng câu trong sgk rồi đại diện nhóm - GV kết luận trình bày - Yêu cầu HS nêu nhận xét về cách dùng từ, - HS trả lời. viết câu ở đọan đầu bài văn: - HS nhận xét, bổ sung. + lặp từ để nhấn mạnh mùi hương. + dùng từ gợi cảm giác hương thảo quả lan toả, kéo dài trong không gian. + các câu ngắn như nhịp thở cảm nhận mùi
  2. hương của thảo quả trong đất trời. - Bổ sung câu hỏi: Tìm và đọc những câu văn - HS nêu. có hình ảnh so sánh ở đoạn 3 và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. - Nêu nội dung bài? - HS nêu nội dung. - Nhận xét, kết luận, ghi bảng. - HS đọc lại. Luyện đọc diễn cảm và HTL - Yêu cầu HS đọc và tìm ra cách đọc hay. - 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, lớp trao - Treo bảng phụ, đọc mẫu đoạn 3, HS theo dõi đổi và thống nhất cách đọc. phát hiện cách đọc: giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng ở một số từ: lướt thướt, quyến, ngọt lựng, thơm nồng, ủ ấp, chín nục, - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Luyện đọc theo cặp - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - 3 HS thi đọc diễn cảm - Nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò - Tác giả miêu tả về loài cây thảo quả theo trình tự nào? Cách miêu tả ấy có gì hay? - Nhận xét giờ học Tiết 3: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 (tr 12) I. MỤC TIÊU: - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100 , 1000, - Củng cố kĩ năng nhân một số thập phân với một số tự nhiên; chuyển đổi đơn vị đo của số đo độ dài dưới dạng số thập phân - Giáo dục các em yêu thích học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Bảng con làm ví dụ II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách nhân nhẩm một STN với 10; 100; 1000 Cho VD minh hoạ 2.Bài mới *Hướng dẫn HS tìm hiểu cách nhân nhẩm. a/ Hình thành quy tắc nhân nhẩm Hoạt động nhóm đôi: + Ví dụ 1: 27,867 x 10 = ? - Tính kết quả (như trường hợp nhân STP - GV cho HS hoạt động theo nhóm đôi tính với STN) và rút ra nhận xét ra kết quả ghi trên bảng con. - HS nêu kết quả. => Nếu ta chuyển dấu phẩy của số - HS nhận xét và nêu cách làm. 27, 867 sang bên phải một chữ số ta cũng được số 278, 67 + Ví dụ 2: 53, 286 x 100 = ? ( Tiến hành tương tự VD 1) - Gợi ý HS so sánh kết quả với thực hiện nhân và rút ra cách làm
  3. b/ Quy tắc : Như SGK - 57 - Qua 2 VD tự rút ra được quy tắc nhân Chú ý: Nhấn mạnh thao tác “ chuyển dấu nhẩm một số thập phân với 10; 100; 1000 phẩy sang bên phải ” - HS nêu. - HS đọc lại quy tắc trong SGK. - Cho 1 số HS nêu VD - Nêu VD. - Phân bịêt với quy tắc nhân nhẩm đối với - HS nêu. STN. * Hướng dẫn HS Luyện tập (57) Bài 1: - Yêu cầu 1HS đọc và nêu yêu cầu của bài. - Đọc và nêu y/c. - Trao đổi theo nhóm đôi *So sánh kết quả của các tích với thừa số - Hoạt động nhóm đôi: 1 h/s đọc phép thứ nhất để thấy rõ ý nghĩa của quy tắc. tính và 1 h/s nêu kết quả. =>Củng cố: Nhân nhẩm trong các trường hợp số thập phân có 1 (2 hoặc 3) chữ số ở phần thập phân Bài 2: - Yêu cầu 1HS nêu yêu cầu của bài tập. - HS đọc và nêu y/c của bài. - Nhắc lại quan hệ giữa các đơn vị đo độ - HS nêu và vận dụng mối quan hệ đó để dài dm và cm; m và cm làm bài => Cách viết số đo độ dài dưới dạng số - Làm bài vào vở thập phân - 2 học sinh lên bảng Bài 3*: (HS làm nếu còn thời gian) Can: 10 l dầu ; 1l : 0,8 kg - HS tự đọc bài, làm bài vào vở Can rỗng : 1,3kg Can dầu : ? kg Hướng dẫn: Can đựng dầu bao gồm khối lượng những gì ?(K. lượng của 10 l dầu hoả + K.lượng can rỗng) *Chấm, chữa bài - Nhận xét 3. Củng cố - Nêu quy tắc nhân nhẩm một một STP với 10; 100; 1000; - Nhận xét giờ học Tiết 4: Đạo đức KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ. - Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ. - GDKNS: + KN tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với người già và trẻ em) + KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già, trẻ em.
  4. + KN giao tiếp, ứng xử với người già, trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, ngoài XH. - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ (HS biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: ND bài. - PP/KT dạy học: Thảo luận nhóm. Xử lí tình huống. Đóng vai III. HOẠT ĐỘNG – DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Khi bạn em làm điều sai trái em sẽ làm gì? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện "Sau đêm mưa". * Mục tiêu: HS biết cần phải giúp đỡ người già, em nhỏ và ý nghĩa của việc giúp đỡ người già, em nhỏ. * Cách tiến hành: - GV đọc truyện Sau đêm mưa. - Cả lớp thảo luận câu hỏi. + Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp bà cụ và - Cả lớp thảo luận câu hỏi. em nhỏ? - Hs nêu ý kiến + Tại sao bà cụ lại cảm ơn các bạn? + Em suy nghĩ gì về việc làm của các bạn trong truyện? - GV kết luận. - HS đọc ghi nhớ SGK. Hoạt động 2: Làm bài tập 1 SGK. * Mục tiêu: HS nhận biết được các hành vi thể hiện - HS nêu yêu cầu BT. tình cảm kính già yêu trẻ. * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ. * Cách tiến hành: - GV giao nhiệm vụ. - HS nêu ý kiến. - HS làm việc cá nhân. - HS trình bày ý kiến. - GV kết luận. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu những việc làm thể hiện việc kính già, yêu trẻ - Nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau. Chiều: Tiết 3: Âm nhạc HỌC HÁT BÀI : ƯỚC MƠ Nhạc Trung Quốc lời Việt An Hoà I. MỤC TIÊU: - Biết đây là bài hát nước ngoài. - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - HS trình bày bài hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
  5. - Góp phần giáo dục HS thêm yêu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến với mọi người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Thanh phách. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS hát bài "Những bông hoa, những bài ca" 2. Bài mới: a) giới thiệu bài: b) dạy hát Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát - GV giới thiệu tranh minh hoạ - Bài hát nước ngoài duy nhất trong chương trình Âm - HS theo dõi nhạc lớp 5 là bài Ước mơ , nhạc Trung Quốc, lời Việt của tác giả An Hoà. Bài hát có giai điệu du dương, tha thiết, diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người. Hoạt động 2: Đọc lời ca - 2 HScả lớp đọc. - Từ Gió vờn cánh hoa đến bao lời mong chờ - Từ Em khao khát đến tô đẹp muôn nhà. Hoạt động 3: Nghe hát mẫu - GV hát mẫu - HS nói cảm nhận ban đầu về bài hát - 1-2 HS nêu cảm nhận Hoạt động 4: Tập hát từng câu Chia bài thành 8 câu hát, mỗi câu 2 nhịp - HS nhắc lại - HS lấy hơi ở đầu câu hát - HS KG hát mẫu - Cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi - HS sửa chỗ sai hướng dẫn HS sửa lại. GV hát mẫu những chỗ cần thiết. Hoạt động 5: Hát cả bài - HS hát cả bài - HS hát cả bài - HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái thiết tha, - HS thực hiện trìu mến của bài hát. - HS hát kết hợp vỗ tay 3. Củng cố - HS hát lại bài hát bài hát. Chiều: Thứ ba ngày 19 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu. - Tìm được quan hệ từ thích hợp theo yêu cầu của BT3; biết đặt câu với quan hệ từ đã cho BT4 (HS đặt được 3 câu với 3 quan hệ từ nêu ở BT4). - Giáo dục HS ý thức sử dụng từ ngữ Tiếng Việt thành thạo, đúng ngữ cảnh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ chép BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
  6. 1. Kiểm tra bài cũ: + Tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ? 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu bài học. b. Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - Đọc nội dung bài tập 1. + Tìm quan hệ từ trong đoạn trích? - của, bằng, như + Mỗi quan hệ từ nối các từ ngữ nào trong của nối cái cày với người nông dân. câu? bằng nối bắp cày với gỗ tốt màu đen. như (1) nối vòng với hình cánh cung. Bài 2: (HS đọc nội dung bài tập, trao đổi như (2) nối hùng dũng với một cùng bạn bên cạnh, lần lượt trả lời miệng). chàng hiệp sĩ cổ đeo với cung ra + Các từ in đậm được dùng trong mỗi câu trận. dưới dây biểu thị quan hệ gì? a. nhưng biểu thị quan hệ tương phản. b. mà biểu thị quan hệ tương phản. c. nếu thì biểu thị quan hệ điều kiện, Bài 3: GV gợi ý HS làm bài. giả thiết-kết quả - HS làm vào vở bài tập. - 1 HS làm trên bảng. - GV chốt lời giải đúng. - HS làm theo nhóm. Từng HS nối tiếp Bài 4: Thi đặt câu với mỗi quan hệ từ: nhau đặt câu. mà, thì, bằng. - Đại diện từng nhóm dán kết quả bài làm lên bảng. - HS đặt 3 câu. 3. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là quan hệ từ? Quan hệ từ có tác dụng gì? - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP (tr 58) I. MỤC TIÊU - Biết nhân nhẩm một số thập phân với 10,100,1000 - Rèn kĩ năng nhân một số thập phân với một số tròn chục, tròn trăm; giải bài toán có 3 bước tính. - Giáo dục các em ham thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: bảng nhóm. - HS: Bảng con III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: - Phát biểu quy tắc nhân nhẩm một STP với 10; 100; 1000; Cho VD 2-Hướng dẫn HS luyện tập(58)
  7. Bài 1(a): Yêu cầu 1 HS đọc và nêu yêu cầu của - Đọc và xác định y/c của bài. bài tập. - Làm miệng theo nhóm đôi. - Hoạt động nhóm đôi - Một số HS nêu miệng kết quả - Yêu cầu HS 1 số cặp trình bày trước lớp HS1 nêu phép tính, HS 2 nêu kết quả. =>QTắc nhân nhẩm một STP với10;100; - HS nêu. 1000; - HS nhắc lại. b/Số 8,05 phải nhân với số nào để được tích là - HS nêu. 80,5; 805; 8050 ? Hướng dẫn HS: So sánh kết quả của các tích - Nêu sự dịch chuyển của dấu phẩy với thừa số thứ nhất => Số cần tìm Bài 2(a,b): Yêu cầu 1 HS đọc và nêu yêu cầu - Đọc đề bài và xác định yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS nháp - Làm bài vào vở nháp - GV hướng dẫn HS rút ra cách nhân với một số - 2 học sinh lên bảng tròn chục - HS nêu- HS nhắc lại. => Chốt: Cách nhân một STP với một số tròn chục - (c,d) HS làm nếu hoàn thành sớm 2 phép tính trên. - Đọc đề bài, nêu các yếu tố đã cho và Bài 3: yếu tố cần tìm. - Yêu cầu 1 HS đọc và phân tích bài toán. - Trao đổi nhóm đôi tìm cách làm. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi tìm cách làm - HS nêu cách làm. và 1 HS nêu cách làm, GV kết luận cách làm và - HS nhận xét. làm bài vào vở, 1 em làm bài vào bảng nhóm. - làm vào vở *Chấm, chữa bài - Nhận xét => Dạng toán về quan hệ tỉ lệ - Đọc đề bài và nêu yêu cầu Bài 4:(HSlàm nếu hoàn thành sớm bài 3) - Làm bài vào vở - Yêu cầu HS tự tìm hiểu và làm vào vở. - GV chấm HS cả bài 4. => Sử dụng PP thử chọn 3.Củng cố, dặn dò. - Nêu cách nhân một STP với STN tròn chục và nhân nhẩm với 10; 100;1000; . - Nhận xét giờ học. Tiết 3: Thể dục ÔN 5 ĐỘNG TÁC CỦA BÀI THỂ DỤC. TRÒ CHƠI: KẾT BẠN I. MỤC TIÊU: 1 Kiến thức - Ôn 5 động tác: vươn thở, tay, chân, vặn mình, toàn thân của bài thể dục phát triển chung. - Chơi trò chơi "Ai nhanh và khéo hơn". - Giáo dục cho HS trở thành con người phát triển toàn diện. 2.kĩ năng
  8. - Yêu cầu tập đúng kĩ thuật, thể hiện được tính liên hoàn của bài. - Yêu cầu chủ động chơi thể hiện tính đồng đội cao. 3. Thái độ - Giúp có HS có ý thức tự tập thể dục thường xuyên ở nhà - Giúp HS có tính kỉ luật tốt trong giờ học - Giúp HS có tính linh hoạt, phản xạ nhanh qua trò chơi II. ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: - GV chuẩn bị 1 còi; và kẻ sân chơi. III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: Định Nội dung Phương pháp lượng I. Phần mở đầu. 6-10' ĐH lên lớp - Tập hợp lớp phổ biến nhiệm vụ, yêu x x x x x cầu giờ học. x x x x x - Khởi động x x x x x - Chạy quanh sân tập. x - Xoay các khớp - Trò chơi khởi động - C/s báo cáo sĩ số, cả lớp khởi động. II. Phần cơ bản. 18-22 - HS thực hiện theo sự điều a. Ôn 5 động tác thể dục đã học: phút khiển của c/s tổ Mỗi lần mỗi động tác 2x8 nhịp. + Lần 1: Tập từng động tác. ĐHTL + Lần 2,3: Tập liên hoàn 5 đ.tác. x x x x x x x x x + Gv chia tổ tập luyện sau đó cho các GV tổ lên thi đua trình diễn - GV quan sát nhận xét sửa sai và x x x x x tuyên dương tổ chơi tốt ĐHTC b. Chơi trò chơi: "Kết bạn" - GV hướng dẫn lại cách chơi. x x x x x x x x - HS vui chơi. x x x x x x x x - GV theo dõi, nhắc nhở. GV - HS chủ động tham gia trò chơi. III. Phần kết thúc: - Thả lỏng toàn thân. 4 - 6' ĐH xuống lớp - GV cùng HS hệ thống bài. x x x x x - Nhận xét, đánh giá. x x x x x - Dặn dò bài sau. x x x x x x GV hô “Cả lớp giải tán” HS hô “Khoẻ”
  9. Thứ tư ngày 20 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Chính tả Nghe – viết: MÙA THẢO QUẢ I. MỤC TIÊU - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn văn trong bài Mùa thảo quả theo hình thức văn xuôi . - Làm được bài tập 2a; 3a. - Giáo dục các em ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV:Một số tờ phiếu ghi các cặp tiếng cần phân biệt – BT 2a - HS: VBT III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ - Y/c HS viết 3 từ láy âm đầu n (1 HS lên bảng, lớp viết bảng con). - Nhận xét, kết luận. 2- Bài mới Hoạt độn 1: Hướng dẫn HS viết chính tả - Yêu cầu HS đọc bài viết. - 1 HSK đọc đoạn văn trong bài Mùa thảo - Nêu nội dung đoạn văn? quả. - tả quá trình thảo quả nảy hoa, kết trái, - HS nêu, nghe nhận xét. chín đỏ làm cho rừng ngập hương thơm và có vẻ đẹp đặc biệt - Tìm những chữ dễ viết sai trong bài? - đọc thầm lại đoạn văn, tìm từ ngữ khó. - Đọc các từ khó để HS luyện viết: - HS viết nháp và đọc lại để ghi nhớ cách nảy, lặng lẽ, mưa rây bụi, chứa lửa, viết các từ khó. - Đọc bài chính tả, soát lỗi. - viết bài vào vở- soát lại bài. - Chấm 1 số bài, nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập Bài 2- a/114 - Y/c HS đọc và xác định y/c của bài tập. - HS đọc và nêu yêu cầu - Tổ chức thi tìm từ phân biệt các tiếng có - thi đua 4 nhóm. phụ âm đầu s / x - đọc lại các từ tìm được trên bảng - 4 HS đại diện 4 đội chơi bắt thăm cặp từ cần phân biệt, nối tiếp nhau viết các từ chứa tiếng cần phân biệt lên bảng. Bài 3- a - Y/c HS đọc và nêu y/c của bài. - HS đọc và nêu y/c. - Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. - HS trao đổi để trả lời các câu hỏi của BT - Nhắc HS ghi nhớ tên các con vật, các - phát biểu ý kiến, lớp nhận xét loài cây có phụ âm đầu s, phân biệt với các tiếng có nghĩa chỉ khác phụ âm đầu x 3- Củng cố, dặn dò - Ghi nhớ cách phân biệt s / x để viết đúng chính tả. - Nhận xét giờ học
  10. Tiết 2: Toán NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU: - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân.- nắm được t/chất giao hoán của phép nhân hai số thập phân. - Rèn kĩ năng nhân STP với STP. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng ghi BT 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1-Kiểm tra bài cũ: Tính : 45,26 x 32 651,12 x 500 2- Bài mới a-Lí thuyết a/ Hình thành quy tắc nhân STP với STP * Ví dụ 1: HCN , CD = 6,4 m - Đọc đầu bài - Phân tích CR = 4,8 m - Nêu phép tính để giải S = ? - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận tìm ra *Chốt lại: Các bước làm như SGK-58 biện pháp để thực hiện phép tính - Đối chiếu kết quả 2 phép nhân: 64 x 48 và 6,4 x 4,8 Cách thực hiện phép nhân 6,4 x 4,8 - Nêu nhận xét * Ví dụ 2: 4,75 x 1,3 = ? - Làm tính vào vở nháp-1 học sinh lên - Qua 2 VD Rút ra quy tắc nhân STP - NX về các bước thực hiện tính với STP b/ Quy tắc: như SGK- 59 - Nhắc lại quy tắc thực hiện. Lấy VD - Nhấn mạnh 3 thao tác “nhân,đếm, tách” b-Luyện tập( BT1ac;2) Bài 1: Đặt tính rồi tính - Làm vở - Từng học sinh lên bảng *Củng cố: Quy tắc vừa rút ra. Bài 2:Tính và so sánh giá trị a x b và bx a - Đọc đề bài và xác định yêu cầu ( Treo bảng phụ đã kẻ khung) - Hoạt động nhóm đôi: - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: T/ chất giao hoán của phép Nêu kết quả - Rút ra nhận xét nhân số thập phân Vận dụng để làm phần b: - Nêu ngay kết quả của phép nhân ở 4,34 x 3,6 = 15,624 dòng thứ hai - Giải thích 3,6 x 4,34 = ? Bài 3*: HCN, CD = 15,62 m - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và CR = 8,4 m yếu tố cần tìm. P = ? S = ? - Nhận xét - Làm bài vào vở nháp 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân - Nhận xét giờ học.
  11. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN VIẾT BÀI: Bài 12: ĐÊM THÁNG SÁU ÔN TẬP VĂN TẢ CẢNH I. MỤC TIÊU: - HS nắm được kĩ thuật viết và viết đúng mẫu bài Đêm tháng sáu. - Rèn kĩ năng viết nhanh đẹp, đúng mẫu. - HS có thói quen giữ vở sạch viết chữ đẹp. - Viết được dàn ý bài văn tả con đường từ nhà em đến trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: HS chuẩn bị vở Luyện viết III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở Luyện viết, bút của HS. 2. Bài mới Hoạt động 1: Hướng dẫn HS viết: - GV đọc bài mẫu - Tìm trong bài các chữ khó viết - Lần lượt nêu: trẻ trung, kiều mạch, - Hướng dẫn hS viết chữ hoa, chữ thơm lừng thường. - HS viết chữ khó viết + HS viết bảng con, 2 em viết bảng lớp. - 2 HS lên bảng viết - GV nhận xét, hướng dẫn HS kĩ thuật - HS khác nhận xét, bổ sung viết: cách nối các con chữ trong 1 chữ, cách đánh dấu thanh. Hoạt động 2: Viết bài vào vở. - Hướng dẫn HS cách viết thanh - đậm, cách cầm bút - GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết. - HS nhìn mẫu viết bài vào vở. - HS cả lớp viết bài vào - Thu một số bài chấm, nhận xét. Hoạt động 3: Ôn Tập làm văn Bài tập: Hãy lập dàn ý cho bài văn tả - Hs viết vào vở con đường từ nhà em đến trường. - Một số em trình bày - Gv nhận xét bổ sung 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học Thứ năm ngày 21 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU - Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài ) của bài văn tả người. (Nội dung Ghi nhớ ) - Lập được dàn ý chi tiết cho bài văn tả một người thân trong gia đình. - Giáo dụchọc sinh lòng yêu quý và tình cảm gắn bó giữa những người thân trong gia đình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  12. Bảng phụ ghi tóm tắt dàn ý 3 phần của bài III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ - Học sinh đọc bài tập 2. - Gọi hs đọc lại bài tập 2 - Cả lớp nhận xét. - Giáo viên nhận xét. 2. Bài mới: a. HD hs nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người. Bài tập1: Hướng dẫn HS quan sát tranh - Học sinh quan sát tranh. minh họa. - Học sinh đọc bài Hạng A Cháng. - Học sinh trao đổi theo nhóm những câu hỏi SGK. - Đại diện nhóm phát biểu. • Mở bài: giới thiệu Hạng A Cháng – chàng trai khỏe đẹp trong bản. • Thân bài: những điểm nổi bật. + Thân hình: người vòng cung, da đỏ như lim – bắp tay và bắp chân rắn chắc như gụ, vóc cao – vai rộng - Giáo viên chốt lại từng phần ghi bảng. người đứng như cái cột vá trời, hung + Em có nhận xét gì về bài văn trên ? dũng như hiệp sĩ. - Gv nhận xét rút ra ghi nhớ ghi bảng + Tính tình: lao động giỏi – cần cù – như ở sgk. say mê lao động. b. Luyện tập :Hướng dẫn học sinh biết • Kết bài: Ca ngợi sức lực tràn trề vận dụng hiểu biết cấu tạo ba phần của của Hạng A Cháng. bài văn tả người để lập dàn ý chi tiết tả - Học sinh đọc phần ghi nhớ. người thân trong gia đình - một dàn ý của mình. Nêu được hình dáng, tính tình về những nét hoạt động của đối tượng được tả. Hs thực hiện yêu cầu Bài tập 1: Gọi hs đọc yêu cầu đề bài - Học sinh lập dàn ý tả người thân • Giáo viên gợi ý gợi ý cho hs làm bài trong gia đình em. • Giáo viên lưu ý học sinh lập dàn ý có - Học sinh làm bài. ba phần - Mỗi phần đều có tìm ý và từ -Hs trình bày bài dàn ý của mình ngữ gợi tả. - Lớp nhận xét. - Dựa vào dàn bài : Trình bày miệng - Vài hs nêu đoạn văn ngắn tả hình dáng - Lớp nhận xét - GV nhận xét - Hoàn thành bài trên vở. 3. Củng cố – Dặn dò : - Y/c hs nhắc lại cách thực hiện 1 dàn ý - Chuẩn bị bài : Luyện tập tả người của bài văn tả người (quan sát và chọn lọc chi tiết). - Nhận xét tiết học. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP
  13. I. MỤC TIÊU: - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. - Rèn kĩ năng tính toán. HS hoàn thành BT1, 2. - Giáo dục HS chăm chỉ, tự giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Tính: 9,65 x 3,2 32,65 x 2,01 2. Bài mới Hướng dẫn HS luyện tập. Bài 1: a,Tính rồi so sánh - Gv kẻ bảng như SGK - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách nhân STP - Chữa bài và nêu các bước thực hiện - HS làm được bài. - HS nêu tính chất kết hợp của phép nhân GV kết luận. b, Tính bằng cách thuận tiện. - Đọc đề bài và xác định yêu cầu - Yêu cầu HS giúp đỡ HS biết cách làm - Làm bài vào vở nháp. và giải thích tại sao. - Một số em giải bảng. Bài 2: Tính - Nêu kết quả và giải thích cách làm a. (28,7 + 34,5) x 2,4 b. 28,7 + 34,5 x 2,4 HS nêu được thứ tự thực hiện phép tính và - HS làm vào vở, 2 em chữa. làm được bài. - Chấm bài - Nhận xét *Củng cố: phép công và phép nhân số thập phân Bài 3*: 1 giờ đi : 12,5 km 2,5 giờ đi : ? km - HS làm vào vở, 1 em chữa - Gv chữa bài, nhận xét - Các em chữa bài, nhận xét 3.Củng cố, dặn dò: - Nêu cách nhân một số thập phân với một số thập phân. - Nhận xét tiết học. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) ÔN TẬP VỀ QUAN HỆ TỪ I. MỤC TIÊU: - Biết dùng quan hệ từ và cặp quan hệ từ thích hợp. - Biết tìm và nêu tác dụng của quan hệ từ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: + Nêu tác dụng của quan hệ từ ? + Đặt câu có sử dụng quan hệ từ ? 2- Bài mới: Bài 1: Gạch dưới các quan hệ từ trong mỗi câu a) Ông lão bắt đầu kể với tôi rất tỉ mỉ về việc sau một - HS làm bài
  14. chuyến đi săn, Lê-nin mời ông đến Mát-xcơ-va để thăm - Lần lượt chữa bài . Lê-nin và xem xét mọi việc. - HS nhận xét. b) Nửa đêm bé thức giấc vì tiếng động ồn ào. c) Cây cối trong vườn nghiêng ngả, ngả nghiêng trong ánh chớp sáng loà và tiếng ì ầm lúc gần, lúc xa. d) Giá như mọi khi thì bé đã chạy lại bên cửa sổ nhìn mưa rồi đấy. - GV chốt: a) với, về, và. b) vì (nguyên nhân). c) trong (vị trí), và. d) giá như( điều kiện) Bài 2: Chọn một từ thích hợp trong các từ và, rồi, còn, nhưng, hoặc, hay để điền vào chỗ trống trong các câu - HS làm miệng sau: a- Một làn gió nhẹ thổi qua . tóc Lan vương vào má. b- Người anh chăm chỉ, hiền lành người em thì tham lam, lười biếng. c- Vườn cây đâm chồi, nảy lộc vườn cây ra hoa. d- Hàng tuần tôi về nhà . mẹ tôi lên thăm tôi. - GV chốt: và; còn; rồi; hoặc. Bài 3: Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ - HS đọc bài và làm bài từ khác để có câu đúng: vào vở. a- Cây bị đổ nên gió thổi mạnh. - Chữa bài b- Trời mưa và đường trơn. c- Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi. d- Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn. - GV chấm, nhận xét. Bài 4*: Dùngquan hệ từ để chuyển câu sau thành câu ghép: a) Hôm nay trời mát mẻ. Chúng em trồng được nhiều cây hơn hẳn hôm qua. (Vì nên) b) Lớp 5a trồng cây trước cổng trường. Lớp 5b trồng cây ở phía sau trường. (còn) 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học. Nhắc HS dùng quan hệ từ cho đúng. Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Hiểu được một số từ ngữ về môi trường theo yêu cầu của BT1. - Ghép đúng tiếng bảo với những tiếng thích hợp để tạo thành từ phức. - Biết tìm từ đồng nghĩa với từ đã cho theo yêu cầu của BT3. - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BT1b viết bảng phụ; VBT TV5. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
  15. 1. Kiểm tra bài cũ: + 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp quan hệ từ mà em biết? + Gọi 1HS đọc phần ghi nhớ. -> GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu giờ học b. Hướng dẫn HS làm bài tập: Bài tập 1: Đọc đoạn văn sau và thực hiện nhiệm - Gọi 1HS đọc yêu cầu và nội vụ dung bài tập. - Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm để hoàn - HS trao đổi, thảo luận nhóm thành bài tập. để hoàn thành bài tập. a. Phân biệt nghĩa của các cụm từ: khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên - HS nêu ý kiến. - GV nhận xét, kết luận lời giải đúng. + khu dân cư: khu vực dành cho nhân dân ăn ở, sinh hoạt. + Khu sản xuất: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp. + Khu bảo tồn thiên nhiên: khu vực có các loài cây, con vật, cảnh quan thiên nhiên được bảo vệ, gìn giữ lâu dài. - Cho nhiều học sinh nhắc lại. b. Nối mỗi từ ở cột A ứng với nghĩa ử cột B - 1 HS lên bảng làm, lớp làm - Hs suy nghĩ vã làm bài cá nhân. vở BT. - Hs nêu kết quả. - GV nhận xét, chốt. Bài tập 2: Ghép tiếng bảo (có nghĩa giữ, chịu - Hs nêu yêu cầu BT trách nhiệm với mỗi tiếng sau để tạo thành từ - Hs thảo luận nhóm đôi. phức ) - Hs nêu ý kiến. - Gv nhận xét chốt. Bài tập 3: Thay từ bảo vệ trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa. - HS tự làm bài vào vở bài tập Chúng em bảo vệ môi trường. - HS nêu câu mình đặt. - GV hướng dẫn tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi. (VD: Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp). - GV nhận xét, chấm bài 3. Củng cố, dặn dò: - Để bảo vệ môi trường em nên làm những việc gì? - Nhận xét tiết học. Tiết 2: Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I. MỤC TIÊU: - Kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung bảo vệ môi trường; lời kể rõ ràng, ngắn gọn. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể; biết nghe và nhận xét lời kể của bạn
  16. - Giáo dục HS biết bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Chuẩn bị một số truyện có nội dung bảo vệ môi trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 5 HS nối tiếp kể từng đoạn về câu chuyện "Người đi săn và con nai". - 1HS nêu ý nghĩa của chuyện. -> GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: Hoạt động1-Hướng dẫn HS tìm hiểu đề - HS đọc đề bài, xác định y/c của bài. - Yêu cầu 1 HSTB đọc và nêu yêu cầu của bài tập. - GV gạch chân các từ ngữ trọng tâm của đề bài: bảo vệ môi trường. - Em đọc câu chuyện ở đâu? - Lưu ý HS nên kể những câu chuyện ngoài sgk. - đọc phần Gợi ý trong sgk, mục 1 - Yêu cầu HS đọc thầm phần gợi ý. - HS giới thiệu câu chuyện sẽ kể - Yêu cầu một số em nêu câu chuyện mình kể. - 1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm. - Yêu cầu HS đọc lại đoạn văn trong BT1 - đọc mục 2 phần Gợi ý (Tiết TLV/115) để nắm được các yếu tố tạo thành môi trường. Hoạt động 2-Hướng dẫn HS tập kể chuyện và trao đổi về nội dụng, ý nghĩa - GV đưa ra tiêu chí đánh giá: + đúng chủ đề: 4 điểm + kể hay, phối hợp cử chỉ, điệu bộ: 2điểm + nêu đúng ý nghĩa: 2 điểm +trả lời hoặc đặt câu hỏi đúng: 1 điểm + câu chuyện ngoài sgk: 1 điểm - Yêu cầu HS làm việc nhóm 4 - từng HS trong nhóm kể, cả nhóm trao đổi - GV gợi ý HS các câu hỏi trao đổi về nội về ý nghĩa, nội dung câu chuyện bạn kể. dung, ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức cho HS thi kể chuyện trước lớp. - đại diện 1 số nhóm thi kể GV ghi tên HS, tên chuyện và kết quả đánh giá lên bảng - Y/c lớp nhận xét, đánh giá theo các tiêu - HS nhận xét, đánh giá theo các tiêu chí chí đã nêu đã nêu - Y/c dựa vào kết quả, bình chọn bạn kể - dựa vào kết quả, bình chọn bạn kể hay hay. MT: em cần làm gì để góp phần bảo vệ - HS nhận xét, bổ sung. môi trường? 3. Củng cố, dặn dò - Mọi người nên có ý thức và thói quen bảo vệ môi trường. - Chuẩn bị bài sau: kể lại được một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường em đã thấy, một việc tốt em hoặc người xung quanh đã làm để bảo vệ môi trường.
  17. Tiết 3: Toán (tăng) LUYỆN TẬP VỀ SỐ THẬP PHÂN I. MỤC TIÊU : Giúp học sinh : - Biết cộng, trừ, nhân một số thập phân với số tự nhiên thành thạo. - Giải các bài toán có liên quan đến cộng, trừ, nhân số thập phân. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - Hệ thống bài tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Cho HS nêu cách cộng 2 số thập phân 2. Luyện tập Bài tập 1: Đặt tính rồi tính : - HS đọc kỹ đề bài a) 65,72 + 34,8 c) 68,32 - 25,09 - HS làm các bài tập b) 284 + 1,347 d) 288 - 93,36 - HS lên lần lượt chữa từng bài c) 37,14 x 12 d) 6,375 x 35 - HS đặt tính từng phép tính - GV kiểm tra hoặc đổi vở để KT với bạn - HS tính - Gọi HS nêu KQ *Củng cố: Phép cộng, trừ, nhân số thập phân Bài tập 2: Tìm x (Bài 8 PTNL tramg 41) - HS nêu cách tìm x a) x : 7,5 = 3,7 + 4,3 - HS làm nháp 2 em lên bảng chữa b) x : 26 = 13,46 - 5 bài. - GV nhận xét, chốt *Củng cố: Phép cộng, trừ, nhân số Tp và tìm , số bị chia, số trừ và số bị trừ. Bài tập 3: (Bài 10 PTNL tramg 41) - HS làm bài vào vở Mảnh vải thứ nhất đài 2,75 mét. Mảnh vải thứ hai Bài giải : dài gấp 3 lần mảnh vải thứ nhất Mảnh vải thứ hai dài là: - GV chấm bài, nhận xét 2,75 x 3 = 7, 25 (m) *Củng cố: Phép cộng, nhân số Tp Mảnh vải thứ ba dài là: Bài tập 4*: 7,25 + 0,86 = 8,11 (m) Thay dấu * bằng chữ số thích hợp Cả ba mảnh vải dài là: 76*,28 2,75 + 7,25 + 8,11= 18,11 (m) - Đáp số: 18,11 m. 3*7,*4 - HS suy nghĩ làm bài, 1 em chữa bài - GV nhậc xét - HS hoàn thành xong bài 1,2,3 - HS chữa bài. 4. Củng cố dặn dò. - Nêu cách cộng, trừ hai số thập phân - Nhận xét giờ học.- Về nhà ôn lại kiến thức vừa học.
  18. Sáng: Thứ sáu ngày 22 tháng 11 năm 2019 Tiết 1: Tập làm văn LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI (QUAN SÁT VÀ LỰA CHỌN CHI TIẾT) I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua 2 bài văn mẫu trong SGK. - Vận dụng để ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình. - HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả người. 2- Bài mới a-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1/122 - HS đọc yêu cầu - Tổ chức học nhóm đôi. - HS đọc bài Bà tôi, trao đổi và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn ra giấy nháp - Trình bày kết quả (diễn đạt bằng lời của mình, tránh đọc lại các câu văn), các nhóm - GV ghi nhanh các ý HS nêu khác bổ sung - Đọc lại bài đã hoàn thành - Em có nhận xét gì về cách miêu tả - Tác giả quan sát bà rất kĩ, chọn lọc những của tác giả? chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. Bài tập 2 - Tổ chức tương tự BT1 + Nêu sự khác nhau giữa 2 bài văn tả + Bài Bà tôi: tả các đặc điểm về ngoại hình. người trên? + Bài Người thợ rèn tả các hoạt động theo trình tự công việc của người thợ rèn - Tưởng như đang được ngắm bà của tác giả; như đang chứng kiến người thợ làm + Em có cảm giác gì khi đọc 2 bài văn việc trên? - Nhờ cách quan sát tinh tế, chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả của tác giả. + Nhờ đâu mà người đọc có được sự cảm nhận ấy? 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết khi miêu tả? - Dặn HS quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp để chuẩn bị cho tiết sau.
  19. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP - Biết nhân một số thập phân với một số thập phân. - Sử dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân trong thực hành tính. - Rèn kĩ năng tính toán. - Giáo dục HS chăm chỉ, tự giác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1-Kiểm tra bài cũ: Tính: 9,65 x 3,2 32,65 x 2,01 2- Luyên tâp(BT1;2) Bài 1: Đặt tính rồi tính - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách cộng, trừ và nhân STP - Chữa bài và nêu các bước thực hiện Bài 2: Tính nhẩm 78,29 x 10 265,307 x 100 - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 78,29 x 0,1 265,307 x 0,01 - Làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét. - Giải thích cách làm *Củng cố: Phân biệt 2 quy tắc nhân nhẩm nhấn mạnh cách “ chuyển dấu phẩy” - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho và Bài 3: yếu tố cần tìm. 5 kg : 38500 đồng - Xác định dạng toán 3,5 kg : ? đồng - Làm bài vào vở nháp - Nhận xét *Củng cố: PP giải “ Rút về đơn vị ” Bài 4*: - Hoạt động nhóm đôi : Tính sau đó a/ Tính rồi so sánh giá trị của đối chiếu kết quả và rút ra nhận xét ( a+ b ) x c và a x c + b x c - Báo cáo - Bổ sung Treo bảng phụ kẻ sẵn khung Điền kết quả *Chốt lại: T/c một tổng nhân với một số b/ Tính bằng cách thuận tiện nhất - Làm bài vào vở nháp 9,3 x6,7 + 9,3 x 3,3 - 2 học sinh lên bảng 7,8 x 0,35 + 0,35 x 2,2 *Củng cố: Việc vận dụng t/c ở phần a ( Liên hệ với số tự nhiên) 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu các tính chất của các phép tính cộng và nhân số thập phân. - Các quy tắc nhân nhẩm của phép nhân số thập phân. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Sinh hoạt SINH HOẠT ĐỘI : VĂN NGHỆ CHÀO MỪNG 20 - 11 I. MỤC TIÊU: - HS thấy được ưu, nhược điểm của mình, của lớp về nề nếp học tập trong tuần. - Nắm được phương hướng HĐ trong tuần tới,sinh hoạt văn nghệ chủ đề 20/ 11
  20. - Các em có ý thức chấp hành tốt nội quy, quy định của trường, lớp. II. NỘI DUNG: 1. Kiểm điểm nề nếp học tập và nêu phương hướng - Các trưởng ban tự quản nhận xét việc thực hiện nề nếp học tập của các bạn trong phân đội. + Đi học. + Học và làm bài ở nhà. + Truy bài. + Phát biểu xây dựng bài. - Chủ tịch đồng tự quản nhận xét chung. - GV nhận xét chung - Nêu phương hướng tuần tới: + Duy trì ưu điểm, khắc phục nhược điểm. + Thi đua lập thành tích chào mừng ngày 20/11. + Tiếp tục tham gia lớp bồi dưỡng HS giỏi, viết chữ đẹp, rèn bóng đá. + Thực hiện tốt phong trào giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 2. Sinh hoạt văn nghệ - Cá nhân, nhóm hát, múa, đọc thơ, kể chuyện về chủ đề Biết ơn thầy cô và anh chị phụ trách. 3. Dặn dò: Yêu cầu cả lớp chấp hành nghiêm túc nội quy, quy định của lớp, của trường và phương hướng tuần tới Chiều: Tiết 1: Kĩ thuật (tuần 12) CẮT, KHÂU, THÊU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hành làm được một sản phẩm yêu thích về cắt khâu thêu. - Rèn kĩ năng khâu, thêu. - HS cẩn thận khi làm việc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Một số sản phẩm khâu , thêu đã học . - Tranh ảnh của các bài đã học . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: - HS hát 2. Bài cũ: - Nêu những kiến thức đã học về cắt khâu - HS nêu thêu - HS nhận xét - Tuyên dương 3. Giới thiệu bài mới: Nêu MT bài : “ Cắt, khâu, thêu tự chọn “ - HS nhắc lại
  21. 4. Phát triển các hoạt động: Hoạt động 1 : Ôn tập những nội dung Hoạt động nhóm , lớp đã học trong chương 1 - GV nêu vấn đề : - HS nêu : + Trong chương 1, các em đã được học + Thêu , đính khuy , khâu túi , nấu những nội dung gì ? ăn + Hãy nêu cách đính khuy ? Thêu chữ V , thêu dấu nhân . + Hãy nêu trình quy trình của các nội dung cắt, khâu, thêu đã học. - GV nhận xét và tóm tắt những nội dung đã học ở chương 1 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm để lựa Hoạt động cá nhân hoặc nhóm chọn sản phẩm thực hành - GV nêu mục đích, yêu cầu làm sản - HS có thể làm việc theo nhóm phẩm tự chọn : hoặc cá nhân + Củng cố những kiến thức, kĩ năng về khâu, thêu, đã học. - HS nêu tên sản phẩm mình chọn + Học sinh chọn sản phẩm về khâu, thêu - Học sinh thực hiện các thao tác mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm khâu, thêu - Gv quan sát hs thực hành , giúp đỡ học sinh còn lúng túng. Hoạt động 3 : Củng cố Hoạt động cá nhân , lớp - GV nhắc nhở HS ghi tên vào sản phẩm - HS tự ghi. rồi nộp nếu đã hoàn thành sản phẩm 5. Tổng kết- dặn dò : - Lắng nghe - Chuẩn bị : “Cắt , khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn - Nhận xét tiết học . Tiết 2: Kĩ thuật (tuần 13) CẮT, KHÂU, THÊU I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Nhớ lại các bước làm công việc: Cắt, khâu, thêu - Làm được một sản phẩm khâu thêu - Có ý thức tự phục vụ mình II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Dụng cụ thực hành III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Hoạt động 1: Ôn tập những nội dung đã học trong chương 1.
  22. - Nhắc lại những nội dung chính trong - Thảo luận với bạn bên cạnh và nhắc lại chương 1? cách đính khuy, thêu chữ V, thêu dấu nhân và những nội dung đã học trong phần nấu ăn. - Nhận xét và tóm tắt những nội dung - HS trả lời và nhận xét bổ sung. HS vừa nêu. * Kết thúc hoạt động 1. 2. Hoạt động 2: HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành. - Nêu mục đích và yêu cầu làm sản phẩm tự chọn: + Củng cố những kiến thức đã học - HS thực hành tiếp bài trước + Nếu là sản phẩm khâu, thêu mỗi HS sẽ hoàn thành một sản phẩm vận dụng các kiến thức đã học. - GV ghi tên sản phẩm các nhóm và - HS dựa vào sở thích của từng em để chia kết thúc hoạt động 2. nhóm và phân công vị trí làm việc - HS thảo luận nhóm để chọn sản phẩm và phân công nhiệm vụ nếu là nấu ăn. - Nhóm trình bày kết quả thảo luận. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tinh thần học tập của HS. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Tiết 3: Toán (tăng) ÔN : NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI 10, 100, 1000 I. MỤC TIÊU: - Ôn tập nhân nhẩm một số thập phân với 10, 100, 1000, - Nhân một số thập phân với một số thập phân. - Củng cố về nhân số thập phân. - GDH/s ham học toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - H/s vở bài tập toán . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - H/s nêu các nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 100, 2. Luyện tập : H/s hoàn thành bài tập buổi sáng. H/s làm thêm bài tập vở ôn luyện và KT trang 55. Bài 1: Tính nhẩm (Bài 1/ 43 PTNL) a/ 2,76 x 10 0,7 x 10 - H/sinh làm vở nêu miệng kết b/ 4,263 x 100 0,72 x 100 quả. c/ 7,163 x 1000 0,12 x 1000 C2: nhân nhẩm với 10, 100, 100, . Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - H/s đọc xác định yêu cầu của a/ 5,046 x = 504,6 195,3 x = 19530 bài b/ 0,03 x = 3 2,012 x = 2012 - Học sinh làm vở và làm bảng c/ 215,3 m = cm 2,670dm = cm
  23. d/ 1,5km2 = ha 20,5m2 = cm2 Củng cố cách đổi các số đo độ dài và đo diện tích. Bài 3: Đặt tính rồi tính: (Bài 2/ 44 PTNL) 7,4 x 3,8 2,4 x 6,35 104 x 2,37 H/s đọc xác định yêu cầu của G/v và học sinh chữa bài bài Giáo viên chữa bài yêu cầu học sinh giải Học sinh làm bảng con. thích. Bài 4: Một người đi ô tô, trong 2 giờ đầu mỗi giờ đi được42,5km, trong 4 giờ tiếp theo mỗi giờ đi được 55,3km. Hỏi người đó đi H/s đọc xác định yêu cầu của được tất cả bao nhiêu km? bài G/v và học sinh chữa bài Học sinh làm vở. Củng cố: Giải toán có lời văn tính bằng ba bước tính. 3. Củng cố, dặn dò : - Nêu cách nhân số thập phân với 10; 100; 1000 ., nhân một số thập phân với số thập phân. - Nhận xét giờ học Tổ phó duyệt BGH duyệt ngày 15 tháng 11 năm 2019
  24. Tuần 12 Thứ hai ngày 18 tháng 11 năm 2019 Chiều: Tiết 1: Tập đọc I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài thơ, ngắt nhịp đúng những câu thơ lục bát. - Hiểu những phẩm chất đáng quý của bầy ong: cần cù làm việc để góp ích cho đời. Trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc hai khổ thơ cuối bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Bảng phụ chép khổ thơ 3,4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: HS đọc và trả lời câu hỏi bài “ Mùa thảo quả”. 2. Bài mới a. Luyện đọc - Kết hợp sửa phát âm, ngắt nhịp thơ, giải nghĩa từ - 1 HS đọc cả bài trong sgk - Đọc nối tiếp theo khổ thơ - Chú ý ngắt nhịp thơ ở những câu: HS đọc, GV sửa Với đôi cánh / đẫm nắng trời Không gian / là nẻo đường xa Nối rừng hoang / với biển xa Lặng thầm thay / những con đường ong bay Men trời đất / đủ làm say đất trời - GV đọc diễn cảm toàn bài. - Luyện đọc theo cặp b. Tìm hiểu bài - Hướng dẫn HS tìm hiểu bài theo nội dung các câu - HS đọc thầm, đọc lướt hỏi trong sgk và sgv/240. từng khổ thơ và cả bài thơ - giải nghĩa thêm các từ: hành trình, thăm thẳm, để trả lời các câu hỏi trong bập bùng sgk. Câu hỏi 3,4 HS có thể - Giảng thêm sau câu hỏi 1: Hành trình của bầy ong thảo luận nhóm đôi rồi đưa là sự vô cùng, vô tận của không gian và thời gian. ra ý kiến. Ong miệt mài bay đến trọn đời, con nọ nối tiếp con kia, nên cuộc hành trình vô tận kéo dài không bao giờ kết thúc. HS KG nêu nội dung của bài c. Luyện đọc diễn cảm và HTL - Yêu cầu HS đọc và tìm cách đọc hay - 4 HS tiếp nối nhau đọc tưng HS nêu cách đọc toàn bài khổ thơ. HS cả lớp thống nhất cách đọc - Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm và HTL 2 - HS luyện đọc theo cặp. khổ thơ cuối: - Đọc diễn cảm trước lớp, + Treo bảng phụ nhận xét.
  25. + Đọc mẫu - Nhẩm để thuộc lòng 2 khổ - Tổ chức thi đọc thuộc lòng, diễn cảm. thơ cuối. 3. Củng cố, dặn dò: Nêu nội dung chính của bài? HS : Theo em, bài thơ ca ngợi bầy ong là nhằm ca ngợi ai? Tiết 2: Địa lí CÔNG NGHIỆP I. MỤC TIÊU: HS cần biết: - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Nêu tên một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. - Tự hào về một số ngành công nghiệp của Tỉnh nhà. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các hình minh hoạ trong SG - Tranh ảnh, thông tin về ngành công nghiệp và thủ công nghiệp. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Ngành lâm nghiệp có những hoạt động gì? Phân bố chủ yếu ở đâu? + Nước ta có những điều kiện nào để phát triển thuỷ sản? + Ngành thuỷ sản phân bố ở đâu? 2. Bài mới. Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng. - Nhận xét kết quả sưu tầm và hỏi : - Nối tiếp nhau báo cáo kết quả - Tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm: sưu tầm. + Câu hỏi SGK, phần 1, Trang 91, 92. - Một số HS nêu ý kiến. - GV nhận xét. - Quan sát hình và nội dung SGK, + Ngành công nghiệp giúp gì cho đời sống để trả lời câu hỏi. của nhân dân? Hoạt động 2: Một số nghề thủ công của nước ta. - Báo cáo kết quả thống kê. - Hướng dẫn HS thảo luận câu hỏi: - Hoạt động theo nhóm đôi, đọc + Câu hỏi SGK, trang 92, phần 2. SGK và trả lời câu hỏi. - Nhận xét câu trả lời và chính xác lại nếu - Đại diện nhóm trình bày và lớp cần. nhận xét, bổ sung. * Kết thúc hoạt động 2. Hoạt động 3: Vai trò và đặc điểm của nghề thủ công ở nước ta. + Em hãy nêu đặc điểm của nghề thủ công ở - Lớp cùng trao đổi các câu hỏi. nước ta? + Nghề thủ công có vai trò gì đối với đời sống - Trao đổi cả lớp theo hướng dẫn nhân dân ta? của GV và trả lời. - Nhận xét và kết thúc hoạt động 3: * Chốt nội dung toàn bài. - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 93. 3. Củng cố, dặn dò:
  26. - Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp nước ta - Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. - Chuẩn bị bài 13: Công nghiệp (tiếp theo) BGH duyệt ngày 15 tháng 11 năm 2019