Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

doc 20 trang Hương Liên 24/07/2023 1930
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_24_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 24 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 24 Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020 Sáng: Tiết 1: Chào cờ HƯỜNG DẪN HỌC SINH CÁCH RỬA TAY SẠCH PHÒNG COVID - 19 Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (chủng mới của virus Corona) lây lan khi dịch nhầy hay dịch tiết đường hô hấp chứa virus xâm nhập vào cơ thể chúng ta từ mắt, mũi, họng qua giọt bắn khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc thông qua bàn tay chạm vào những vật dụng trung gian chứa virus rồi đưa lên mặt. Vì vậy, “Bàn tay không an toàn” cũng chính là “công cụ” phổ biến nhất khiến virus lây lan từ người này sang người khác Do đó, chặn đứng con đường virus xâm nhập vào cơ thể bằng việc rửa tay thường xuyên và sạch sẽ là hết sức quan trọng. Mỗi ngày chúng ta đều phải tiếp xúc, với những đồ vật có nguy cơ chứa các tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn, nấm ) mà không hề hay biết như tay nắm cửa, nút điều khiển thang máy, công tắc đèn hoặc bắt tay người khác Bàn tay thường cũng là nơi trực tiếp tiếp xúc nhiều với dịch tiết cơ thể. Virus gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi chúng ta vô tình đưa tay lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác. Trong tình hình đại dịch hoành hành trên toàn thế giới như hiện nay, một trong những biện pháp đơn giản, kinh tế, dễ thực hiện, nhưng lại rất quan trọng và hiệu quả để phòng tránh virus lây lan là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, dung dịch cồn y tế chứa ít nhất 60% cồn, hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo người dân rửa tay thường xuyên với xà bông/xà phòng/nước rửa tay có thể giảm được 44% sự lây truyền các bệnh hô hấp. Theo Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), sau 20 giây rửa tay với nước và xà bông hoặc dung dịch rửa tay chứa cồn, chúng ta có thể ngăn ngừa được tới 200 bệnh. Chưa hết, vệ sinh cá nhân, trong dó có đôi tay là hàng rào bảo vệ đầu tiên ngăn ngừa khoảng 30% bệnh tật liên quan đến tiêu chảy và khoảng 20% các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (như cảm lạnh). Khi nào cần rửa tay? Để phòng ngừa lây nhiễm COVID-19, chúng ta cần rửa tay vào những thời điểm sau: Sau khi trở về từ nơi công cộng: Những nơi công cộng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro do tiếp xúc với nhiều người, cầm nắm vào nhiều vật dụng chung. Vì vậy, cần rửa tay với xà phòng sau khi trở về từ những nơi công cộng để loại bỏ virus dính trên tay và tránh lây lan dịch bệnh cho những thành viên khác trong gia đình. Trước và sau khi ăn uống: Vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hay miệng, vì vậy cần rửa tay đúng cách trước khi ăn để tránh virus đi trực tiếp vào cơ thể và sau khi ăn để giữ đôi tay luôn sạch sẽ nếu có cầm, chạm vào thức ăn.
  2. Sau khi đi vệ sinh: Nhà vệ sinh là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh và một số nghiên cứu mới đây cảnh báo virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) có thể lây nhiễm qua đường phân. Vì vậy, rửa tay đúng cách sau khi đi vệ sinh là vô cùng cần thiết. Ngoài ra, trước khi chuẩn bị thức ăn, điều trị vết thương, chạm vào người bệnh và sau khi xì mũi, ho, hắt hơi, chạm vào động vật và vật nuôi, thay tã lót cho em bé hoặc giúp trẻ đi vệ sinh, xử lý rác thải cũng cần rửa tay đúng cách để kịp thời loại bỏ virus, vi khuẩn. 6 bước rửa tay đúng cách Rửa tay đúng thời điểm là một trong những cách đơn giản để tránh nhiễm bệnh và lây lan vi khuẩn. Chúng ta nên rửa tay bất cứ lúc nào thấy tay bẩn. Tuy nhiên, để loại bỏ được hoàn toàn virus, vi khuẩn bám trên tay, chúng ta cần rửa tay đúng cách theo 6 bước đơn giản: Bước 1: Làm ướt hai lòng bàn tay dưới vòi nước. Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều. Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại. Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các ngón tay và các kẽ ngón, móng tay trong vòng ít nhất 20 giây. Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. Bước 6: Tráng sạch tay dưới vòi nước. Lau khô tay bằng khăn sạch hoặc khăn sử dụng một lần Tiết 2: Tập đọc LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê- ĐÊ I. MỤC TIÊU: - Đọc với giọng trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản. - Hiểu nội dung của bài: Luật tục nghiêm minh và công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1-2 luật tục của nước ta (trả lời các câu hỏi SGK). - Giáo dục HS ham tìm tòi hiểu biết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK+ SGV. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần, TLCH về nội dung bài 2- Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài Luật tục xưa của người Ê- đê. b. Hưóng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài
  3. * Luyện đọc đúng Gọi HS đọc bài. -1 HS đọc một lượt toàn bài. - GV yêu cầu HS chia đoạn. - Đọc nối tiếp theo đoạn, phát hiện - Chia bài 3 đoạn những từ khó đọc, chưa hiểu nghĩa Kết hợp sửa phát âm (các từ :song, lấy cắp, dao sắc và các từ HS nêu ra), giải - Luyện đọc theo cặp nghĩa từ (các từ trong sgk và những từ HS - 1-2 HS đọc cả bài. chưa hiểu) * Tìm hiểu bài - Tổ chức cho các nhóm đọc trao đổi về - HS đọc thầm theo cặp, thảo luận trả nội dung câu hỏi trong SGK, GV phát bút lời câu hỏi trong SGK. dạ và giấy cho các nhóm trả lời viết câu 4. - Đại diện 1 số nhóm trình bày ý - GV chốt lại câu trả lời đúng kiến, các nhóm khác bổ sung * Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. - 3HS tiếp nối nhau đọc 3đoạn của bài - HS luyên đọc theo nhóm đôi. - Nhận xét. - 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài. 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung bài văn. - GVnhận xét tiết học Tiết 3: Toán NHÂN SỐ ĐO THỜI GIAN VỚI MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép nhân số đo thời gian với một số - Vận dụng vào giải các bài toán có nội dung thực tế (BT1). - Rèn kĩ năng thực hành thành thạo II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng tính: 3 phút 35 giây + 2 phút 24 giây 15 giờ 25 phút – 4 giờ 34 phút 2- Bài mới a- Lí thuyết a/ Ví dụ 1: 1 sản phẩm : 1 giờ 10 phút - Đọc đề bài và nêu phép tính 3 sản phẩm : ? giải: 1 giờ 10 phút x 3 = ? - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: *Chốt lại: Gồm 2 bước : - Đặt tính Tìm cách đặt tính và thực hiện. - Tính - Báo cáo Nhấn mạnh: Thực hiện phép nhân từng số đo theo từng đơn vị đo với số đó. b/ Ví dụ 2: 1 buổi : 3 giờ 15 phút 5 buổi : ? - Làm bài vào vở nháp HD: Nhận xét kết quả -> Cần làm gì? - 1 học sinh lên bảng *Chốt lại: Nếu phần số đo với đơn vị phút lớn 15 giờ 75 phút = 16 giờ 15 phút hơn hoặc bằng 60 thì thực hiện chuyển đổi sang đơn vị lớn hơn liền kề.
  4. b-Luyện tập (135) Bài 1: Tính - Làm bài vào vở nháp *Chốt lại: Cách nhân số đo thời gian trong - Từng học sinh lên bảng trường hợp thừa số thứ nhất được viết dưới dạng số thập phân. Bài 2: (S làm nhanh có thể làm thêm) - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 1 vòng : 1 phút 25 giây 3 vòng : ? - Làm bài vào vở *Củng cố: Kết quả của tích cần chuyển đổi giây -> phút 3- Củng cố, dặn dò: - Những điều cần chú ý trong khi thực hiện phép nhân số đo thời gian. Tiết 4: Đạo đức THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: Sau khi học bài này, học sinh củng cố: - Những hiểu biết về quê hương, đất nước, trách nhiệm của em với quê hương đất nước và bày tỏ thái độ với uỷ ban nhân xã, phường. - Tích cực tham gia các hoạt động góp phần có trách nhiệm với quê hương đất nước. - Biết yêu quê hương đất nước bằng cách học tập chăm chỉ. - GDHS có ý thức bảo vệ môi trường những nơi có cảnh đẹp của quê hương đất nước. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động. - HS hát bài Hát về Chí Linh. + Bài hát muốn nói lên điều gì? để dẫn vào bài. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Nêu những biểu hiện thể hiện tình yêu quê hương đất nước. - HS phát biểu ý kiến theo ý hiểu bài đã học. - GV cùng HS nhận xét những biểu hịên đúng như : Nhớ về quê hương mỗi khi đi xa, tham gia các hoạt động tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội ở địa phương, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, tham gia trồng cây ở đường làng ngõ xóm Hoạt động 2: Nêu những hiểu biết của mình về Uỷ ban nhân phường em. - Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân: - Làm việc cá nhân: suy nghĩ và * Nhận xét và kết thúc hoạt động 2 trao đổi báo cáo trước lớp, - Lớp nhận xét. - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. Hoạt động 3: Hành động thể hiện lòng yêu Tổ quốc Việt Nam. - Hướng dẫn hoạt động nhóm đôi - Hoạt động theo nhóm đôi - Yêu cầu các em báo cáo kết quả trước lớp. Suy nghĩ và hoàn thiện ghi bảng *Nhận xét và kết thúc hoạt động 3 nhóm . - Đại diện báo cáo, các nhóm nhận xét và bổ sung. Hoạt động 4: Thi vẽ nhanh, vẽ đẹp về cảnh đẹp quê hương. - Hướng dẫn HS thi vẽ theo nhóm bàn. - HS vẽ tranh theo nhóm đôi.
  5. - Đọc yêu cầu rồi thực hành vẽ. - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Đại diện các nhóm trình bày. - Ghi lại các ý kiến hợp lí trên bảng. - Các nhóm khác nhận xét nội dung bài vẽ, hình ảnh, màu sắc - Kết thúc hoạt động 4. của tranh. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu những việc làm thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước? - Dặn HS chuẩn bị học bài Em yêu hoà bình. Chiều: Tiết 3: Âm nhạc ÔN TẬP BÀI HÁT: MÀU XANH QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Học sinh biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. - Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát (Khuyến khích HS biết gõ đệm theo nhịp). - Giáo dục HS tình cảm đối với quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS hát bài Màu xanh quê hương. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Tập hát Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Màu xanh quê hương - Học sinh hát đồng thanh bài hát. - HS cả lớp thực hiện. - Hát theo tổ, bàn - Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp: 2 lần - HS cả lớp thực hiện. - Hát kết hợp gõ đệm - HS cả lớp thực hiện. - GV nghe, sửa sai. - Trình diễn bài hát theo hình thức tốp ca. - Học sinh tự tìm động tác phụ hoạ cho - HS cả lớp thực hiện. bài hát. - GV hướng dẫn HS hát biểu diễn - Thi hát. - HS và GV bình chọn nhóm hát hay - HS thực hiện. trình bày động tác phụ hoạ đẹp. Hoạt động 2: Thi biểu diễn cá nhân - HS lên biểu diễn bài hát - HS thực hiện. - GV nhận xét, tuyên dương 3. Củng cố dặn dò: - HS trình bày bài hát Màu xanh quê hương. - Nhận xét giờ học.
  6. Thứ ba ngày 12 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu Më réng vèn tõ: TRËT Tù - AN NINH I. MỤC TIÊU: - HS hiểu nghĩa của từ an ninh qua việc làm BT 1 và biết được những từ ngữ chỉ những việc làm, những cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ khi cha mẹ không có bên qua làm BT4.Bỏ bài tập 2,3. - Rèn kĩ năng làm BT nhanh, chính xác. - Giáo dục HS ý thức sử dụng đúng vốn từ Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ và làm bài tập 1,2 tiết trước. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn luyện tập Bài tập 1 - HS đọc yêu cầu và nội dung BT - Yêu cầu HS làm việc cá nhân - HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, lớp HS giải thích tại sao không chọn ý a,c nhận xét. - GV chốt lại lời giải đúng : + Yên ổn hẳn, tránh được tai nạn, tránh được thiệt hại là nghĩa của từ an toàn. + Không có chiến tranh và thiên tai là nghĩa của hoà bình Bài tập 4: - GV yêu cầu HS nêu y/c - HS đọc yêu cầu của bài tập - GV hướng dẫn cả lớp nhận xét để có lời - HS làm bài cá nhân rồi phát biểu ý giải đúng. kiến. HS nêu thêm những việc làm để tự bảo vệ - HS đọc lại kết quả bài làm đúng. mình VD: Không đi với người lạ Không nhận quà người lạ khi không biết rõ lí do 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đọc lại và ghi nhớ bảng hướng dẫn ở BT4. Tiết 2: Toán CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ I. MỤC TIÊU: - Biết cách thực hiện phép chia số đo thời gian cho một số - Vận dụng tính giá trị của biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế - GD các em tính toán cẩn thận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng nhóm
  7. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Cho một ví dụ về phép nhân số đo thời gian và nêu các bước thực hiện 2. Bài mới a. Lí thuyết Ví dụ 1: 3 ván : 42 phút 30 giây 1 ván : ? - Đọc đề bài và nêu phép tính thực hiên: 42 phút 30 giây : 3 = ? *Chốt lại: Gồm 2 bước : - Đặt tính - Hoạt động nhóm đôi, thảo luận: Tìm - Tính cách đặt tính và thực hiện Nhấn mạnh : Thực hiện chia từng số đo - Báo cáo theo từng đơn vị đo Ví dụ 2: 4 vòng : 7 giờ 40 phút 1 vòng : ? HD: Sau khi thực hiện chia số đo đơn vị - Làm bài vào vở nháp giờ có nhận xét gì? - Còn dư 3 giờ 3 giờ = phút - HS Nêu hướng làm tiếp Cộng với số phút đã cho và chia tiếp - HS tiếp tục thực hiện *Chốt lại: Nếu phần dư khác 0 thì chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi chia tiếp b. Luyện tập( 136) Bài 1: Tính - Làm bài vào vở - HS nêu cách chuyển của phép chia có - HS chữa bài dư ở lần chia số lớn *Củng cố: Chia số đo thời gian trong trường hợp phải chuyển đổi đơn vị đo - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho trong quá trình chia và yếu tố cần tìm. Bài 2 (HSNK): - Làm bài vào vở 7 giờ 30 phút -> 12 giờ : 3 dụng cụ Thời gian làm 1 dụng cụ ? - Nhận xét *Củng cố: Phép trừ và chia số đo thời gian 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu Các bước thực hiện phép chia số đo thời gian. Tiết 3: Thể dục PHỐI HỢP CHẠY VÀ BẬT NHẢY TRÒ CHƠI: CHUYỂN NHANH, NHẢY NHANH I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được động tác chạy và bật nhảy. - Biết cách thực hiện động tác phối hợp chạy – nhảy – mang vác – bật cao. - Thực - Biết chơi và tham gia chơi được trò chơi:chuyển nhanh, nhảy nhanh. - GD cho HS trở thành con người phát triển toàn diện. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị còi, bóng chuyền.
  8. III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: 6-10’ - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu - Học sinh tập hợp cầu bài học. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Học sinh khởi động. x GV B. Phần cơ bản: 18-22’ - Đứng tại chỗ, vỗ tay hát. a. Ôn chạy và bật nhảy. - Lần 1: Tập cả lớp, cán sự - Cả lớp ôn tập. điều khiển. - Các tổ luyện tập. - Lần 2: Tập theo tổ, thay - GV quan sát, sửa sai, tuyên dương. nhau làm cán sự. - GV quan sát, sửa sai. - Các tổ tự ôn tập. d. Thi bật cao. - GV hướng dẫn cách thi. - Mỗi tổ cử 2 bạn tham gia. - HS thực hiện. - GV làm trọng tài, nhận xét và công bố kết quả. e. Trò chơi: Chuyển nhanh, nhảy nhanh - GV phổ biến luật chơi, cách chơi - HS thực hiện. - Cho HS chơi thử. - HS chủ động tham gia. - HS chơi thật - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. C. Phần kết thúc: 4-6’ - HS hít thở sâu, tư thế - Hướng dẫn HS thả lỏng. thoải mái. - Nhận xét, dặn dò. Thứ tư ngày 13 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Chính tả Nhớ – viết: CỬA SÔNG Nghe – viết: BÀ CỤ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ I. MỤC TIÊU: - Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông. - Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2). - Nghe viết đúng chính tả bài bà Cụ bán hàng nước chè tốc độ khoảng 100 chữ/ phút - Viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả. - Luyện viết chữ đẹp cho HS, đúng chính tả cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng chỉ tên nguời, tên địa lí nước ngoài (đã học) - 2 HS lên bảng viết các từ : Pi- e Đơ- gây- tê, Công xã Pa- ri, Chi- ca- gô.
  9. 2. Bài mới A. Nhớ – viết: CỬA SÔNG a. Hướng dẫn HS viết chính tả - Yêu cầu HS đọc bài viết. nước lợ, luỡi - 1 HS đọc bài. sóng, lấp loá) -1 HS đọc thuộc lòng 4 khổ thơ cuối của bài, lớp nhận xét. - Cả lớp đọc thầm lại 4 khổ thơ cuối SGK để ghi nhớ. - Hướng dẫn HS viết một số từ khó: - Hs luyện viết từ khó - GV nhắc HS trình bày khổ thơ 6 chữ, những chữ cần viết hoa, các dấu câu, những chữ dễ viết sai chính tả (nước lợ, luỡi sóng, lấp loá) - Nhắc học sinh về nhà nhớ và tự viết bài - Hs về nhà tự viết bài. vào vở. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - 1 HS đọc yêu cầu - GV nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm vở BT theo yêu cầu. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - 2 HS làm bảng nhóm - Nhận xét, chữa bài. - HS: nêu lại quy tắc viết hoa tên người, - HS nêu cách viết hoa tên riêng nước tên địa lí nước ngoài. ngoài. B. Nghe – viết: BÀ CỤ BÁN HÀNG NƯỚC CHÈ a. Hướng dẫn HS viết chính tả - GV yêu cầu HS đọc bài bà cụ bán - 1 HS đọc. hàng nước chè. + Nội dung của bài văn là gì? - HS nối tiếp nhau trả lời. - Hướng dẫn viết từ khó: - 3 em lên bảng viết - HS viết giấy nháp: Tuổi giời, bạc trắng, tuồng chèo. - Viết chính tả. - Nhắc học sinh về nhà và tự viết bài - HS về nhà viết bài vào vở. b. Hướng dẫn làm bài tập - 2 em đọc yêu cầu của bài 2. - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - 2 em HS làm vào bảng nhóm dán lên HS viết theo yêu cầu bài bảng. HSNK viết nhiều câu hơn, câu văn có hình ảnh - HS giáo viên nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học, khen những HS chữ viết có tiến bộ. Nhắc HS nhớ viết đúng tên riêng nước ngoài
  10. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP (tr 137) I. MỤC TIÊU: - Biết nhân, chia số đo thời gian - Vận dụng tính giá trị biểu thức và giải các bài toán có nội dung thực tế BT1c,d; BT2a; BT 3; BT4 dòng 1,2. - Giáo dục HS tính thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, VBT II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: 2 HS lên bảng tính: 5 giờ 14 phút : 6 ; 6 giờ 15 phút 33 giây : 3 2- Luyện tâp Bài 1 : Tính - Đọc đề bài và xác định yêu a/3 giờ 14 phút x 3 b/36 phút 12 giây : 3 cầu c/7 phút 26 giây x 2 d/ 14 giờ 28 phút : 7 - Làm bài vào vở nháp *Củng cố: Cách nhân và chia số đo thời gian - 4 học sinh lên bảng Bài 2: Tính - Đọc đề bài và xác định yêu ( 3 giờ 40 phút + 2giờ 25 phút) x 3 cầu 12 phút 3 giây x 2 + 4 phút 12 giây : 4 - Làm bài vào vở nháp *Chốt lại: Cách thực hiện tính giá trị biểu thức - 2 học sinh lên bảng đối với số đo thời gian ở 2 trường hợp có ngoặc và không có ngoặc Bài 3: 1 sản phẩm : 1giờ 8 phút - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã 7 sản phẩm, 8 sản phẩm : ? cho và yếu tố cần tìm. - Tóm tắt và nêu các bước giải *Chấm bài - Nhận xét - Làm bài vào vở *Chốt lại: Cách giải hay - HSNK: Làm thêm cách giải Bài 4: Điền dấu thích hợp: khác 4,5 giờ 4 giờ 5 phút - Nêu yêu cầu đầu bài 8giờ 16 phút - 1giờ 25 phút 2 giờ 17 phút x 3 *Củng cố: Các bước so sánh số đo thời gian : - Làm bài vào vở nháp - Tính (hoặc đổi đơn vị đo) - Nêu kết quả - So sánh số đo - Kết luận 3- Củng cố, dặn dò: - Rút kinh nghiệm về nhân và chia số đo thời gian qua quá trình luyện tập. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) LUYỆN TẬP TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Củng cố cho HS cách làm bài văn miêu tả đồ vật.
  11. - Viết được một dàn ý bài văn tả đồ vật. - Giáo dục HS biết yêu quý, giữ gìn các đồ vật xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: Bài văn tả đồ vật gồm có mấy phần? Là những phần nào? 2- Bài mới Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả một đồ vật mà em yêu quý nhất. Hoạt động1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề. ? Đề bài yêu cầu tả gì? - HS đọc đề bài. - GV gợi ý: Dàn bài chung: - HS nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật. Mở bài: Giới thiệu đồ vật định tả. Thân bài: - Tả bao quát đồ vật. - Tả chi tiết đồ vật. - Công dụng của đồ vật. Kết bài: Cảm nghĩ của bản thân về đồ vật đã tả. Hoạt động 2: Thực hành - GV yêu cầu HS đọc kĩ gợi ý. - HS làm bài cá nhân. - HS làm bài vào vở. - Tổ chức cho hs trình bày kết quả bài làm - HS đọc dàn bài đã lập - HS cùng GV nhận xét bình chọn dàn bài chi * Yêu cầu HS khá, giỏi viết tiết, rõ ràng. viết đoạn mở bài hoặc kết bài - GV nhận xét, cho điểm. 3- Củng cố, dặn dò: - Củng cố về cách viết bài văn tả đồ vật. - Nhận xét giờ học. Sáng: Thứ năm ngày 14 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1. - Viết được một đoạn văn tả đồ vật theo yêu cầu của BT2. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn các đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi kiến thức văn tả đồ vật đã học ở lớp 4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc lại đoạn văn đã sửa ở tiết trước. 1HS nhắc lại thế nào là tả đồ vật? Bài văn tả đồ vật có mấy phần? 2- Bài mới a-Giới thiệu bài
  12. - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn luyện tập Bài tập1: - HS yêu cầu của bài. - GV hỏi : Bài văn miêu tả sự vật nào ? (GV nói về những năm chiến tranh). - HS tiếp nối nhau trả lời. - GVgọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi gợi ý HS câu a tìm phần thân bài, mở bài, kết - HS nhận xét, thống nhất những ý bài. Em cho biết bài văn gồm có mấy đoạn? đúng. + Nội dung chính của từng đoạn là gì? Mở bài và kết bài được viết theo kiểu nào ? . Mở bài: từ đầu đến màu cỏ úa (mở bài - HS trao đổi trả lời: Bài văn miêu tả trực tiếp ). đồ vật gồm mấy phần? Trình tự . Thân bài: (đoạn 2và 3) Từ chiếc áo sờn miêu tả như thế nào? Muốn viết vai cả gia đình tôi. được bài văn tả đồ vật sinh động, . Kết bài: phần còn lại (kết bài mở rộng) cần chú ý điều gì? - GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung cần - HS đọc nội dung cần ghi nhớ. ghi nhớ. Bài tập 2:- GV kiểm tra HS chuẩn bị như đã - 2 HS đọc nội dung bài tập dặn tiết trước + Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật đó, em cho biết đoạn văn này thuộc phần nào của bài văn tả đồ vật ? a, HD tìm hiểu yêu cầu b, HD học sinh viết đoạn văn - 1 số HS nối tiếp nêu đồ vật định tả. c, Hướng dẫn HS sửa chữa hoàn chỉnh bài - HS viết đoạn văn theo yêu cầu. làm - Gợi ý nhận xét: Đoạn văn đã vẽ lại hình - HS đọc kết quả bài làm. dáng (hoặc công dụng của đồ vật chưa? Các câu văn như thế nào? ) - Cả lớp và GVnhận xét. - HS đọc lại bài làm đúng. 3- Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại phần ghi nhớ kiến thức về văn tả đồ vật. - Nhắc HS đọc trước 5 đề tập làm văn tuần tới, quan sát và ghi chép để lập dàn ý miêu tả cho một đồ vật trong 5 đề đã cho. - GVnhận xét tiết học. Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP CHUNG (tr 137) I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân và chia số đo thời gian - Vận dụng để giải các bài toán có nội dung thực tế (BT 1, 2a, 3, 4 dòng 1, 2). - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT.
  13. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Tính: 2 giờ 45 phút x 5 22 giờ 12 phút : 363 phút 4 giây – 32 phút 16 giây: 4 2. Luyện tâp (137, 138) Bài 1: Tính: 17 giờ 53phút + 4 giờ 15 phút - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 45 ngày 23 giờ - 24 ngày 17 giờ - Làm bài vào vở 6 giờ 15 phút x 6 - 4 học sinh lên bảng chữa 21 phút 15 giây : 5 HS Chữa bài kết hợp nêu các - GV chấm bài, nhận xét. bước thực hiện *Củng cố: Cách thực hiện 4 phép tính với số đo thời gian Bài 2: Tính - HS nêu y/c Sau BT y/c HS nhắc lại thứ tự thực hiện - HS làm nháp, chữa bài tính giá trị biểu thức với số đo thời gian. Bài 3: Chọn câu trả lời đúng (Treo bảng phụ ghi nội dung BT) - Làm bài vào vở nháp *Giáo dục ý thức giữ đúng hẹn. - Nêu đáp án lựa chọn. Bài 4: Cả lớp làm 2 phần đầu HSNK làm cả bài - Đọc đề bài và xác định yêu cầu Treo bảng phụ ghi giờ tàu từ Hà Nội đi - Tính thời gian đi tàu từ : một số nơi HN Hải Phòng Quán Triều Đồng Đăng Hoạt động nhóm đôi: Tính và kiểm tra báo cáo kết quả *Củng cố: Kĩ năng thực hiện phép trừ số đo thời gian. 3- Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Rút kinh nghiệm về kĩ năng thực hiện 4 phép tính với số đo thời gian qua giờ luyện tập. - Nhận xét giờ học. Tiết 4: Toán (tăng) ¤N: C¸c phÐp tÝnh víi sè ®o thêi gian I. MỤC TIÊU: - HS ôn lại cách thực hiện các phép tính với đơn vị đo thời gian. - Phân tích, hiểu yêu cầu của đề bài và một số bài toán liên quan đến số đo thời gian. - Có ý thức sử dụng thời gian hợp lí. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC *Giáo viên: Đồng hồ *Học sinh: Vở ôn toán. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Củng cố kiến thức đã học:
  14. Nêu các đơn vị đo thời gian đã học? HS nêu, nhận xét sửa sai. Viết kí hiệu các đơn vị đo này ? HS nêu nếu có 2. Dạy học bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Ôn bài: Bài 1: Tính. 3 năm 3 tháng + 7 năm 8 tháng Mời 1 HS nêu yêu cầu. 5 ngày 12 giờ + 1 ngày 5 giờ - Cho HS làm vào bảng con. 6 giờ 20 phút + 2 giờ 45 phút - GV nhận xét. Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. 1,2 năm = tháng 144phút = giờ Làm tương tự bài 1 15phút 42 giây = phút HS làm vào nháp. Hai em lên bảng làm. 2,7 phút = giây 6giờ 36 phút = giờ 3 tuần 15 ngày = ngày Bài 3: Tính 3 giờ 45 phút – 1 giờ 23 phút HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. 14 giờ - 5 giờ 25 phút Nhận xét, chữa bài. 12 phút 30 giây – 8 phút 18 giây 15 phút – 80 giây Bài 4: Bố đưa Minh về quê, hai bố HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. con đi xe buýt từ nhà đến ga tàu hết Nhận xét, chữa bài. 20 phút và chờ tàu ở ga 15 phút, đi tàu về đến quê hết 3 giờ 45 phút. Hỏi hai bố con về đến quê hết bao nhiêu thời gian? - Cho HS tự làm BT - GV kết luận. Bài 5: Một ô tô xuất phát từ A lúc 7 giờ 30 phút, sau 2 giờ 15 phút ô tô đến B. HS làm bài vào vở. 1 HS lên bảng làm. Sau khi nghỉ lại 20 phút, ô tô lại đi tiếp 3 Nhận xét, chữa bài. giờ 10 phút thì đến C. Hỏi ô tô đến C lúc mấy giờ? Chấm một số bài, nhận xét. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học Sáng: Thứ sáu ngày 15 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn ÔN TẬP VỀ TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Tìm được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài); tìm được các hình ảnh nhân hoá, so sánh trong bài văn BT1.
  15. - Viết được một đoạn văn tả đồ vật theo yêu cầu của BT2. - Giáo dục HS ý thức giữ gìn các đồ vật. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi kiến thức văn tả đồ vật đã học ở lớp 4. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1- Kiểm tra bài cũ: 2 HS đọc lại đoạn văn đã sửa ở tiết trước. 1HS nhắc lại thế nào là tả đồ vật? Bài văn tả đồ vật có mấy phần? 2- Bài mới a-Giới thiệu bài - GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b-Hướng dẫn luyện tập Bài tập1: - HS yêu cầu của bài. - GV hỏi : Bài văn miêu tả sự vật nào ? (GV nói về những năm chiến tranh). - HS tiếp nối nhau trả lời. - GVgọi lần lượt HS trả lời từng câu hỏi gợi ý HS câu a tìm phần thân bài, mở bài, kết - HS nhận xét, thống nhất những ý bài. Em cho biết bài văn gồm có mấy đoạn? đúng. + Nội dung chính của từng đoạn là gì? Mở bài và kết bài được viết theo kiểu nào ? . Mở bài: từ đầu đến màu cỏ úa (mở bài - HS trao đổi trả lời: Bài văn miêu tả trực tiếp ). đồ vật gồm mấy phần? Trình tự . Thân bài: (đoạn 2và 3) Từ chiếc áo sờn miêu tả như thế nào? Muốn viết vai cả gia đình tôi. được bài văn tả đồ vật sinh động, . Kết bài: phần còn lại (kết bài mở rộng) cần chú ý điều gì? - GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung cần - HS đọc nội dung cần ghi nhớ. ghi nhớ. Bài tập 2: - GV kiểm tra HS chuẩn bị như - 2 HS đọc nội dung bài tập đã dặn tiết trước + Đề bài yêu cầu các em viết đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của đồ vật đó, em cho biết đoạn văn này thuộc phần nào của bài văn tả đồ vật ? a, HD tìm hiểu yêu cầu b, HD học sinh viết đoạn văn - 1 số HS nối tiếp nêu đồ vật định tả. c, Hướng dẫn HS sửa chữa hoàn chỉnh bài - HS viết đoạn văn theo yêu cầu. làm - Gợi ý nhận xét: Đoạn văn đã vẽ lại hình - HS đọc kết quả bài làm. dáng (hoặc công dụng của đồ vật chưa? Các câu văn như thế nào? ) - Cả lớp và GVnhận xét. - HS đọc lại bài làm đúng. 3- Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại phần ghi nhớ kiến thức về văn tả đồ vật. - Nhắc HS đọc trước 5 đề tập làm văn tuần tới, quan sát và ghi chép để lập dàn ý miêu tả cho một đồ vật trong 5 đề đã cho. - GVnhận xét tiết học.
  16. Tiết 2: Toán VẬN TỐC (tr138) I. MỤC TIÊU: - Có khái niệm ban đầu về vận tốc, đơn vị đo vận tốc. - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều (BT1,2). - Giáo dục HS tính cẩn thận. II. CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: Tính: 15 giờ 2 phút – 9 giờ 15 phút 6 phút 43 giây x 5 10 giờ 42 phút : 2 2- Bài mới a-Lí thuyết Bài toán 1: 4 giờ : 170 km - Đọc đề bài và xác định yêu cầu 1 giờ : ? km - Làm bài vào vở nháp *Chốt lại: TB 1 giờ ô- tô đi được 42,5 km - 1 học sinh lên bảng -> Vận tốc của ô-tô là bốn mươi hai phẩy năm ki- lô- mét giờ Cách viết tắt : 42,5 km/giờ - Trình bày bước tính vận tốc của ô- tô 170 : 4 = 42,5 (km/giờ) - Nêu cách tìm vận tốc của một *Quy tắc : Như SGK - 139 chuyển động đều Cho kí hiệu của vận tốc, quãng đường và - XD công thức tính: V = S : t thời gian Bài toán 2: S = 60 m t = 10 giây - Đọc đề bài và nêu yêu cầu đầu bài V = ? - Làm bài vào vở nháp -1 học sinh lên *Chốt lại: Đơn vị của vận tốc qua 2 bài bảng toán: km/giờ, m/giây Luyện tập(139) Bài 1: S = 105 km t = 3 giờ - Đọc đề bài và xác định yêu cầu V = ? - Làm bài vào vở nháp - Nêu kết quả Bài 2: S = 1 800 km t = 2,5 giờ - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho V = ? và yếu tố cần tìm. - Làm bài vào vở *Chấm bài - Nhận xét Bài 3: (HS làm nhanh có thể làm thêm) S = 400 m t = 1 phút 20 giây - Tự đọc đầu bài và giải vào vở nháp V = ? - 1 học sinh lên bảng *Lưu ý: Số đo thời gian cần phải chuyển đổi ra số đo chỉ có một đơn vị đo. 3- Củng cố, dặn dò: - Quy tắc và công thức tính vận tốc của một chuyển động đều. - Nhận xét giờ học Tiết 4: Toán LUYỆN TẬP (tr139)
  17. I. MỤC TIÊU: - Biết tính vận tốc của chuyển động đều - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau (BT1,2,3) - Giáo dục HS tính thực tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi BT 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy tắc và nêu công thức tính vận tốc. 2- Luyên tâp Bài 1: S =5250 m t = 5 phút - Đọc đề bài và xác định yêu cầu V = ? - Làm bài vào vở nháp - 1 học sinh lên bảng Bài 2: Viết số thích hợp: - Nêu yêu cầu của bài ( Treo bảng phụ đã kẻ sẵn khung) - Tính vào vở nháp - Nêu kết quả Điền vào bảng *Củng cố: Xác định chính xác đơn vị đo vận tốc: km/giờ, m/giây, m/phút Bài 3: - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho 25 km và yếu tố cần tìm. A | | | B - Vẽ sơ đồ tóm tắt Đi bộ: 5 km Đi ô- tô: nửa giờ V.ô- tô = ? - HS nêu các bước giải + Muốn tính vận tốc của ô- tô cần biết gì? - Làm bài vào vở - GV chấm bài, nhận xét - 1 học sinh lên bảng Bài 4: (HS làm nhanh có thể làm thêm) | | 6 giờ 30phút 7 giờ 45 - Tự đọc và nêu yêu cầu của bài phút - Tóm tắt và giải vào vở nháp S = 30 km V= ? *Lưu ý: Cần chuyển đổi đơn vị đo thời gian ra số đo chỉ có một đơn vị đo. - Nhận xét 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu cách tính vận tốc của một chuyển động đều . Chiều: HỌC MĨ THUẬT Tổ phó BGH duyệt ngày 8 tháng 5 năm 20200 Nguyễn Thị Hà
  18. Tuần 24 Thứ hai ngày 11 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Tập đọc HỘP THƯ MẬT I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện được tính cách nhân vật. - Hiểu được những hành động dũng cảm, mưu trí của anh Hai Long và những chiến sĩ tình báo (Trả lời được các câu hỏi trong SGK). - HS tự giác luyện đọc. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc bài Luật tục xưa của người Ê-đê. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc + tìm hiểu nội dung bài: * Luyện đọc: - GV chia đoạn - 4HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của - Kết hợp giải nghĩa từ khó bài. - HS đọc phần chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS làm việc theo cặp. + Đoạn 1: Trả lời câu hỏi 1,2 SGK. - Trao đổi và trả lời câu hỏi trong SGK. (giảng từ: gửi gắm) - HS thảo luận nhóm đôi. + Đoạn 2: Trả lời câu hỏi 3 SGK. - Lần lượt trả lời từng câu hỏi GV đưa ra. + Đoạn 3,4: Trả lời câu hỏi 4 SGK. - HS nêu, GV ghi bảng. - Gợi mở để học sinh KG nêu nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: - HS tìm giọng đọc từng đoạn. - 4 em đọc nối tiếp toàn bài. - Tổ chức học sinh đọc diễn cảm đoạn 1. + GV đọc mẫu trên bảng phụ. + HS luyện đọc theo cặp. - 4 - 5 em + Tổ chức thi đọc diễn cảm. - Nhận xét tuyên dương em đọc hay 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu nội dung của bài. - Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
  19. Tiết 2: Địa lí CHÂU PHI I. MỤC TIÊU - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí, giới hạn của châu Phi. - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu của châu Phi (HSKG: giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất TG). - Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ nhận biết vị trí, giới hạn lãnh thổ châu Phi. - Chỉ được vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra trên bản đồ, lược đồ. - HS: thấy được mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khí hậu với thực vật, động vật ở châu Phi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh hoạ trong SGK. Quả địa cầu, bản đồ Tự nhiên thế giới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu vị trí, giới hạn của châu Á. + Châu Á giáp biển và đại dương nào? + Em hãy nêu đặc điểm địa hình, khí hậu châu Âu? - Chốt nội dung và dẫn vào bài. 2. Bài mới. Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Phi. - Hướng dẫn HS quan sát lược đồ và TLCH SGK: + Chỉ vị trí của châu Phi trên quả địa cầu (lược đồ) - Làm việc cá nhân, xem lược + Châu Phi giáp châu lục, biển và đại dương nào? đồ tự nhiên châu Phi và trả lời - Châu Á, Âu, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Đại Tây + Đường xích đạo đi qua phần nào của lãnh thổ Dương. châu Phi? - ĐI qua giữa lãnh thổ châun * GV KL: Châu Phi nằm ở phía Nam châu Âu và Phi phía Tây Nam châu Á. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, có đường xích đạo đi qua giữa - Mở SGK, trang 103, xem lãnh thổ. bảng thống kê diện tích và dân + Châu phi có diện tích là bao nhiêu, đứng thứ số các châu lục. mấy trên thế giới? - 30 triệu km2, đứng thứ 3 trên - GV KL: TG sau châu Á và châu Mĩ. Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên châu Phi. - Hướng dẫn HS đọc 2 dòng đầu phần 2, quan sát - Làm việc theo nhóm đôi để lược đồ, hoạt động nhóm đôi: cùng quan sát lược đồ tự nhiên + Nêu đặc điểm địa hình của châu Phi. châu Phi, hình 1, trang 116, - GV giải nghĩa: Bồn địa là vùng đất trũng, thấp, SGK và tìm câu trả lời đúng rộng lớn, thường có núi bao quanh. - HS: nêu điểm khác nhau giữa địa hình châu Phi
  20. với châu Á và châu Âu. - Yêu cầu HS chỉ và đọc tên các bồn địa ở châu Phi. - Chỉ và đọc tên các con sông lớn ở châu Phi. - N- Nhận xét và chốt: Châu Phi là nơi có địa hình tương đối cao, có nhiều bồn địa và cao nguyên. - GV yêu cầu HS đọc phần còn lại của mục 2 SGK và nêu đặc điểm khí hậu của châu Phi. - Hoàn thiện sơ đồ tác động của vị trí, địa lí, đặc điểm lãnh thổ đến khí hậu của châu Phi - GV chốt. + HS: Khí hậu châu Phi có đặc điểm gì khác các châu lục đã học? - Mỗi câu hỏi 1 HS trình bày, + Với các đặc điểm địa hình và khí hậu như thế lớp theo dõi và nhận xét, bổ nên châu Phi có các quang cảnh tự nhiên thế nào? sung. - Chỉ vị trí của hoang mạc Xa-ha-ra và mô tả. + Xa-van được hình thành ntn ? Mô tả đặc điểm. + Trong xa-van ở châu Phi có những loài động vật nào? * Chốt nội dung toàn bài. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. BGH duyệt ngày 8 tháng 5 năm 2020