Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

doc 22 trang Hương Liên 24/07/2023 2240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tong_hop_lop_5_tuan_25_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Giáo án tổng hợp Lớp 5 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020

  1. Tuần 25 Thứ hai ngày 18 tháng 5 năm 2020 Sáng: Tiết 1: Chào cờ Tiết 2: Tập đọc PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm bài văn với thái độ tự hào, ca ngợi - Hiểu nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên (Trả lời được các câu hỏi SGK) - Giáo dục HS lòng yêu nước và từ hào dân tộc, ý thức bảo vệ môi trường ở đền Hùng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: SGK+ SGV. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: HS đọc bài Hộp thư mật, trả lời câu hỏi về nội dung bài học. 2- Bài mới a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chủ điểm mới Nhớ nguồn và các bài học cung cấp cho HS những hiểu biết về cội nguồn - Giới thiệu bài Phong cảnh đền Hùng. b. Hưóng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc đúng Gọi HS đọc bài. - 1,2 HS (tiếp nối nhau) đọc một Nêu những hiểu biết của em về đền Hùng. lượt toàn bài. - Chia bài 3 đoạn - HS nêu ý kiến về chia đoạn. - Kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ (các - Đọc nối tiếp theo đoạn, từ trong sgk và những từ HS chưa hiểu) - Luyện đọc theo cặp - GV đọc mẫu - 1-2 HS đọc cả bài. * Tìm hiểu bài - Tổ chức cho các nhóm đọc trao đổi về - HS đọc thầm theo cặp, thảo luận nội dung câu hỏi trong SGK. trả lời câu hỏi trong SGK. - Đại diện 1 số nhóm trình bày ý - GV chốt lại câu trả lời đúng kiến, các nhóm khác bổ sung c- Luyện đọc diễn cảm: - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. - 3HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của * Lưu ý: Đọc với giọng thong thả, trang bài trọng, thể hiện thái độ thành kính của tác - HS luyện đọc theo nhóm đôi. giả, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả. Ngắt - 2 HS thi đọc diễn cảm toàn bài. giọng đúng các câu văn dài. - Nhận xét, cho điểm. 3- Củng cố, dặn dò: Nêu nội dung bài.GV nhận xét tiết học. Tiết 3: Toán QUÃNG ĐƯỜNG (tr140)
  2. I. MỤC TIÊU: - Biết cách tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. - Thực hành tính quãng đường (BT1,2) - HS yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính vận tốc của một chuyển động đều. 2. Bài mới a. Lí thuyết a/ Bài toán 1: V = 42,5 km/giờ - Đọc đề bài và xác định yêu cầu t = 4 giờ S = ? HD: Để tính quãng đường ô tô đi được ta - Vận tốc ô tô đi nhân với thời gian ô làm như thế nào ? tô đi - Làm bài vào vở nháp *Quy tắc : Như SGK - 140 -> Cách tính quãng đường của một chuyển động đều. b/ Bài toán 2: V = 12 km/giờ - XD công thức tính : S = V x t t = 2 giờ 30 phút S = ? - Làm bài vào vở nháp *Lưu ý : Cần viết số đo thời gian dưới - 1 học sinh lên bảng dạng phân số hoặc số thập phân. - Nhắc lại quy tắc và công thức tính b. Luyện tập Bài 1: V = 15,2 km/giờ t = 3 giờ - Đọc đề bài và xác định yêu cầu S = ? - Làm bài vào vở - 1 học sinh TB lên bảng Bài 2: V = 12,6 km/giờ t = 15 phút - NX về đơn vị đo thời gian của số đo S = ? thời gian và vận tốc -> Chuyển đổi HS KG nêu cách đổi thời gian về đơn vị giờ 15 phút = giờ (Tiến hành tương tự như BT 1) - GV chấm bài, nhận xét. *Chốt lại: : Đơn vị đo thời gian của số đo thời gian và vận tốc phải cùng một đơn vị - Đọc đầu bài, nêu các yếu tố đã cho Bài 3: (HSNK) và yếu tố cần tìm. A | | B - Tóm tắt và làm bài vào vở nháp 8 giờ 20phút 11giờ V= 42 km/giờ S = ? - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu quy tắc và công thức tính quãng đường của một chuyển động đều. - Nhận xét giờ học Tiết 4: Đạo đức EM YÊU HOÀ BÌNH ( tiết 1)
  3. I. MỤC TIÊU: - Nêu được những điều tốt đẹp do hoà bình đem lại cho trẻ em. - Nêu được các biểu hiện của hoà bình trong cuộc sông hằng ngày. - Yêu hoà bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. (HSNK: biết được ý nghĩa của hoà bình. Biết trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình phù hợp với khả năng) - Hiểu được tình yêu, niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc của Bác Hồ - Hình thành ý thức tự tôn dân tộc, tự hào về những giá trị đã đạt được của đất nước ta. - Biết cách thể hiện tình yêu Tổ quốc, tự hào dân tộc bằng hành động cụ thể. - KN xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình) - KN hợp tác với bạn bè - KN đảm nhận trách nhiệm - KN tìm kiếm và xử lí thông tin về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh ở VN và trên thế giới - KN trình bày suy nghĩ/ý tưởng về hòa bình và bảo vệ hòa bình. - Hs kể những hoạt động việc làm thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. - GV: Điều 38, Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em. - HS: Tranh ảnh về đất nước và con người Việt Nam, những nước có chiến tranh. PP/KT: Thảo luận nhóm. Động não. Dự án. Trình bày 1 phút. Hoàn tất một nhiệm vụ III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Loài chim nào biểu tượng cho hoà bình? 2. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thông tin trong SGK và tranh ảnh. - Nội dung câu hỏi: - Hoạt động cá nhân: Quan sát + Em thấy những gì trong bức tranh? tranh ảnh trong SGK, trang 37 và trả lời câu hỏi. - Hoạt động cả lớp: Đọc thông tin SGK để hiểu rõ hơn hậu quả của - Câu hỏi thảo luận: chiến tranh. + Câu hỏi SGK, trang 38. - Thảo luận nhóm đôi theo nội - Nhận xét và kết thúc hoạt động 1: Chiến dung câu hỏi của GV. tranh đã gây ra nhiều đâu thương mất mát. - Đại diện các nhóm trình bày, Chiến tranh là một tội ác. Chính vì vậy mỗi nhóm bạn nhận xét và bổ sung. chúng ta cần cùng nắm tay nhau cùng bảo vệ - Lắng nghe. hoà bình, chống chiến tranh để cùng đem lại cho cuộc sống của ta tươi đẹp hơn. - Chốt nội dung thông tin: Nêu nội dung ghi - Nêu nội dung ghi nhớ SGK, nhớ SGK trang 38. trang 38. Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. - Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân: - Làm việc cá nhân: suy nghĩ và - GV đọc từng ý kiến yêu cầu bày tỏ thái độ. trao đổi bài tập số 1, báo cáo trước * Nhận xét và kết thúc hoạt động 2 lớp, lớp nhận xét. Hoạt động 3: Hành động nào đúng.
  4. - Hướng dẫn hoạt động cá nhân bằng cách: - Hoạt động theo cá nhân: Suy - Đọc nội dung từng ý kiến yêu cầu HS nếu nghĩ và hoàn thiện nội dung bài chọn ý đó thì giơ tay. tập số 2, SGK, trang 39. *Nhận xét và kết thúc hoạt động 3: Ngay - Đại diện báo cáo, bạn làm đúng trong những hành động nhỏ trong cuộc sống, nhận xét và bổ sung cho bạn làm các em cần phải biết giữ thái độ hoà nhã, sai. đoàn kết. Đó là đức tính tốt. Như thế các em mới xây dựng được tình yêu hoà bình. Hoạt động 4: Làm bài tập số 3 SGK. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi theo yêu - Thảo luận nhóm đôi: Đọc đề bài cầu của SGK. và thảo luận làm vào phiếu bài - Tổ chức cho các nhóm trình bày. tập. - Ghi lại các ý kiến hợp lí trên bảng. - Đại diện các nhóm trình bày, các - Khẳng định ý kiến đúng. nhóm khác bổ sung ý kiến. - Hỏi: Em đã tham gia vào hoạt động nào - Trả lời câu hỏi. trong những hoạt động vì hoà bình đó? + Em có thể tham gia vào hoạt động nào? Hs kể những hoạt động việc làm - Kết thúc hoạt động 4. thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam 3- Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS về nhà sưu tầm các nội dung sau: + Tranh ảnh, bài báo, bài hát, bài báo về cuộc sống trẻ em, nhân dân những vùng có chiến tranh của trẻ em Việt Nam và thế giới. + Vẽ tranh về chủ đề: Em yêu hoà bình. - HS lắng nghe và ghi chép lại các yêu cầu của GV. Chiều: Tiết 3: Âm nhạc HỌC HÁT BÀI: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA Nhạc và lời: Thanh Sơn I. MỤC TIÊU: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca bài hát. - HS biết hát kết hợp gõ đệm theo bài hát. - Giáo dục HS tình cảm yêu quý mái trường, bạn bè và thầy cô. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN: - Hát thuần thục bài Em vẫn nhớ trường xưa. - Thanh phách. - Bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS hát bài Hoa Chămpa. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Nội dung bài dạy: Hoạt động của GV Hoạt động của HS *Hoạt động 1: Dạy hát: - GV nêu nội dung và tác giả của bài hát.(Bài hát - HS nhắc lại. thể hiện khung cảnh thanh bình và quen thuộc của
  5. mái trường, nơi có các thầy cô giáo đã dìu dắt, nâng đỡ các em HS từ khi tuổi còn thơ). - GV hát mẫu bài hát. - HS chú ý lắng nghe. - GV cho HS đọc lời ca. - HS đọc lời ca. - GV cho HS khởi động giọng bằng những chuỗi - HS thực hiện. âm ngắn theo nguyên âm la. GV đàn cho HS khởi động giọng. GV sửa tư thế đứng khởi động giọng cho HS. - Dạy hát từng câu: + GV bắt nhịp cho HS hát. - HS chú ý lắng nghe. - HS hát theo + GV chỉ định HS hát và sửa sai cho các em. - HS thực hiện. Hướng dẫn HS hát ghép câu 1 với câu 2, câu 3 với - HS thực hiện. câu 4 - Dạy hát cả bài. GV cho HS hát. GV bắt nhịp cho HS hát. - HS thực hiện. GV sửa sai cho HS. GV cho HS hát cả bài. - HS thực hiện theo cá *Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm: nhân, nhóm, cả lớp. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu lời ca, phách, nhịp. - HS thực hiện. - GV hướng dẫn HS khi hát thể hiện đúng tính chất của bài hát. - HS thực hiện. - GV cho HS lên biểu diễn bài hát trước lớp. - Nhắc nhở HS luôn có tình cảm yêu quý mái - HS lên biểu diễn. trường, thầy cô và bạn bè. - HS ghi nhớ. 3. Củng cố- Dặn dò: - HS trình bày hoàn chỉnh bài hát kết hợp gõ đêm theo phách. - GV nhận xét - tuyên dương - Dặn dò về nhà. Thứ ba ngày 19 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Luyện từ và câu LIÊN KẾT CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ I. MỤC TIÊU: - Hiểu và nhận biết được những từ ngữ lặp dùng để liên kết câu; hiểu được tác dụng của việc lặp từ ngữ. - Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu; làm được các BT ở mục III. - HS biết vận dụng để làm văn và giao tiếp. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung BT 1(nhận xét). III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại bài tập 1-2 tiết trước. 2. Bài mới a. Hình thành khái niệm Bài 1:
  6. - Gọi HS đọc yêu cầu - 1 HS đọc yêu cầu , suy nghĩ phát - GV hướng dẫn HS nhận xét, kết luận biểu đúng là từ Đền. Bài 2: - HS đọc yêu cầu, suy nghĩ phát biểu. – GV hướng dẫn HS lần lượt thay thế từ - HS làm việc cá nhân theo sự hướng đền trong câu thứ hai bằng từ nhà, chùa, dẫn của GV, rồi phát biểu ý kiến. trường, lớp - Thống nhất kết quả đúng. - HS: So sánh hai câu văn mới với hai câu ban đầu. - HS phát biểu ý kiến. Bài 3: - Cả lớp thống nhất kết quả đúng. + Việc lặp lại từ trong trường hợp này có (Đền giúp ta nhận ra sự liên kết về nội tác dụng gì? dung giữa các câu văn) - HS trả lời các câu hỏi b- Ghi nhớ : - Đọc lại phần Ghi nhớ. - GV nêu các câu hỏi để HS rút ra nội - HS nêu VD. dung cần Ghi nhớ (SGK) c. Luyện tập Bài tập 1: - HS đọc nội dung BT1, suy nghĩ làm - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. bài cá nhân. - Gợi ý HS nhận ra điểm chung về nội + 1 HS phát biểu ý kiến. dung của các câu văn trong đoạn văn - Lớp NX, thống nhất đáp án. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Bài tập 2: - HS đọc yêu cầu và đọc kĩ bài văn - GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập. để nắm được nội dung của bài. - Giúp HS nhận xét để có câu trả lời - HS suy nghĩ làm bài cá nhân rồi phát đúng. biểu. HS: Lắp lại từ thuyền nhiều lần có tác - 2 HS đọc lại đoạn văn được viết lại. dụng gì? - GV chốt lại lời giải đúng. - Nhận xét, chấm điểm 1 số bài. 3. Củng cố, dặn dò: HS nêu nội dung cần ghi nhớ. GV nhận xét tiết học. Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP (tr141) I. MỤC TIÊU: - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều (BT1,BT2) - Rèn kĩ năng tính toán cẩn thận chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính quãng đường. 2- Luyện tâp (141,142) Bài 1: Tính độ dài quãng đường với đơn - Đọc đề bài và xác định yêu cầu vị là ki- lô- mét rồi viết vào ô trống - Làm bài vào vở nháp (Treo bảng phụ đã kẻ sẵn khung) - 3 học sinh lên bảng *Lưu ý : ở phần 3 cần đổi đơn vị đo thời - Đối chiếu kết quả
  7. gian (Viết dưới dạng phân số hoặc số thập phân) Bài 2: A | | B - Đọc và nêu yêu cầu đầu bài 7giờ 30 phút 12giờ 15phút + Biết thời gian đi của ô- tô V = 46km/giờ -> Nêu các bước giải S = ? - Làm bài vào vở nháp HD: Muốn tính được quãng đường AB - 1 học sinh lên bảng cần biết gì ? - GV chữa bài, nhận xét Bài 3: HSNK V= 8km/giờ t = 15 phút - HS nêu S = ? Cách 1: 8 km/giờ = km/phút HD: NX đơn vị đo thời gian của vận tốc Cách 2: 15 phút = giờ và thời gian đi? - Lựa chọn 1 cách đổi và làm bài vào - Nêu cách đổi ? vở *Chấm bài - Nhận xét Bài 4: HSNK V= 14m/giây t = 1 phút 15 giây S = ? (Tiến hành tương tự BT 3) *Lưu ý: Đổi 1 phút 15 giây = giây 3- Củng cố, dặn dò: - Nêu công thức tính vận tốc và quãng đường của một chuyển động đều. Nhấn mạnh việc chuyển đổi đơn vị đo thời gian trong giải toán Tiết 3: Thể dục MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN: ĐÁ CẦU TRÒ CHƠI: CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU I. MỤC TIÊU: - Thực hiện được động tác tâng cầu bằng đùi, chuyền cầu bằng mu bàn chân - Biết chơi và tham gia chơi được trò chơi: Chạy dổi chỗ vỗ tay nhau. - GD cho HS trở thành con người phát triển toàn diện. II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: GV chuẩn bị còi, cầu, bóng chuyền. III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP: Nội dung Định lượng Phương pháp tổ chức A. Phần mở đầu: 6-10’ - GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu - Học sinh tập hợp cầu bài học. x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x - Học sinh khởi động. x GV B. Phần cơ bản: 18-22’ - Đứng tại chỗ, vỗ tay hát. a. Môn thể thao tự chọn: Đá cầu. - Lần 1: Tập cả lớp, cán sự - Cả lớp ôn tâng cầu bằng đùi. điều khiển. - Các tổ luyện tập. - Lần 2: Tập theo tổ, thay
  8. - GV quan sát, sửa sai, tuyên dương. nhau làm cán sự. - GV quan sát, sửa sai. - Các tổ tự ôn tập. d. Thi tâng cầu bằng đùi. - GV hướng dẫn cách thi. - Mỗi tổ cử 2 bạn tham gia. - HS thực hiện. - GV làm trọng tài, nhận xét và công bố kết quả. e. Trò chơi: Chạy dổi chỗ vỗ tay nhau. - GV phổ biến luật chơi, cách chơi - HS thực hiện. - Cho HS chơi thử. - HS chủ động tham gia. - HS chơi thật - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. C. Phần kết thúc: - HS hít thở sâu, tư thế - Hướng dẫn HS thả lỏng. 4-6’ thoải mái. - Nhận xét, dặn dò. Thứ tư ngày 20 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Chính tả Nhớ - viết: ĐẤT NƯỚC Nghe - viết: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI I. MỤC TIÊU: - Nhớ - viết đúng chính tả 3 khổ thơ cuối bài Đất nước. - Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong BT2, 3và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. - Nghe - viết đúng bài chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai. - Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức (BT2,3). - Luyện trí nhớ chính xác cho HS. II. ĐỒ DÙNG: Vở BT. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - 1HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. 2. Bài mới A. Nhớ - viết: ĐẤT NƯỚC a. Hướng dẫn HSviết chính tả - Yêu cầu HS đọc bài viết. - 1 HS đọc yêu cầu của bài. - 4 HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cần viết. - Cả lớp đọc thầm lại 3 khổ thơ. + Tìm câu thơ như tiếng reo vui của tác giả trước sự thay đổi kì diệu ấy? Cụm từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần trong khổ thơ thứ hai? - GV nhắc HS trình bày khổ thơ tự do, - HS về nhà, nhớ lại 3 khổ thơ và viết. - HS về nhà, nhớ lại 3 khổ thơ và viết. b. Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - 1 HS đọc yêu cầu - GV nêu yêu cầu của bài tập. - 1hs đọc đoạn thơ, cả lớp đọc thầm.
  9. - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - HS làm vở BT theo yêu cầu. - GV nhận xét rồi đưa ra quy tắc (bảng - 2 HS làm bảng nhóm phụ: Tên các huân chương, danh hiệu, - Nhận xét, chữa bài. giải thưởng được viết hoa chữ cái đầu - HS nêu cách viết hoa các huân của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.) chương, danh hiệu, giải thưởng. - HS đọc ghi nhớ. Bài tập 3: - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GVgợi ý: đọc lại quy tắc ở BT2 và dùng - HS đọc thầm đoạn văn. bút chì gạch phân chia các bộ phận trong - HS làm bài theo cặp. 1HS lên bảng những cụm từ in nghiêng của đoạn văn làm bài. sau đó viết lại cho đúng. - Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng. B. Nghe - viết: CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI a- Hướng dẫn HSviết chính tả - GVđọc đoạn chính tả cần viết. - 1 HS đọc đoạn chính tả cần viết. + Nhân vật được nhắc đến trong bài là ai? - Là cô bé Lan Anh. - Tìm những chữ dễ viết sai trong bài? - HS đọc thầm lại đoạn văn, tìm từ ngữ dễ viết sai - Đọc các từ khó để HS luyện viết: - HS viết nháp và đọc lại để ghi nhớ in- tơ -nét, Ô-xtrây- li-a, Nghị viện Thanh cách viết các từ khó. niên thế giới. - Nhắc HS cách trình bày bài viết. - HS về nhà viết bài vào vở. - GV nhắc HS về nhà viết bài vào vở. b- Hướng dẫn làm bài tập Bài tập 2 - GV nêu yêu cầu của bài tập. - 1 HS đọc yêu cầu - GV treo các cụm từ in nghiêng trên bảng - 1 HS đọc đoạn các cụm từ in phụ và hỏi: Em nhận xét xem cụm từ mang nghiêng. HS cả lớp đọc thầm. Nêu ý nghĩa gì? quy tắc viết hoa các danh hiệu, huân chương, giải thưởng. - HS chia nhóm 4 để làm bài vào vở bài tập. Bài tập 3: - HS trình bày bài theo nhóm. - GV giúp HS hiểu ý nghĩa của các danh - HS đọc yêu cầu của bài. hiệu: Huân chương Lao động, Huân chương - HS làm bài cá nhân vào VBT. Quân công. - HS đọc bài làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học Tiết 2: Toán THỜI GIAN (tr142) I. MỤC TIÊU: - Biết cách tính thời gian của một chuyển động đều (BT1 cột 1, 2; BT2). - Rèn kĩ năng thực hành tính thời gian. -GD HS lòng say mê học Toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi BT 1 III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
  10. 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu cách tính vận tốc, quãng đường của một chuyển động đều. 2. Bài mới a. Lí thuyết a/Bài toán 1: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu S = 170 km; v = 42,5km/giờ t = ? - Lấy quãng đường ô-tô đi chia cho vận HD: Nêu cách tính thời gian ô- tô đi tốc đi của ô-tô - Làm bài vào vở nháp -> Cách tính quãng đường của một chuyển động đều. - Quy tắc: Như SGK- 142 XD công thức : t = S : v b/ Bài toán 2: S = 42 km v = 36 km/giờ - Làm bài vào vở nháp - 1 học sinh lên t = ? bảng *Chốt lại: Trong bài toán này số đo thời gian viết dưới dạng hỗn số là thuận tiện nhất sau đó đổi ra cho phù hợp với cách nói thông thường. b. Luyện tập Bài 1: Viết số thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu (Treo bảng phụ đã kẻ sẵn khung) - Làm bài vào vở nháp - 4học sinh lên bảng - Đối chiếu kết quả *Củng cố: Cách tính thời gian của một chuyển động đều. Bài 2: - HS nêu y/c - GV chấm bài, nhận xét. - HS làm vở. Bài 3*: S =2150 km v = 860 km/giờ - Tự đọc đầu bài và làm bài vào vở nháp t = ? - Nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: Vẽ sơ đồ: v = S : t S = v t t = S : v Cho HS nhận thấy : Khi biết hai trong ba đại lượng (vận tốc, quãng đường, thời gian) ta có thể tính được đại lượng thứ ba. Tiết 3: Tiếng Việt (tăng) ÔN TẬP VỀ CÂU I. MỤC TIÊU - Củng cố cho HS về câu. Cách xác định CN, VN trong câu. - Biết sử dụng các kiến thức đó học vận dụng để làm bài tập. -. Dùng câu, từ đúng ngữ pháp.
  11. - GDHS giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là câu đơn? Câu Ghép ? Lấy ví dụ. 2. Bài mới. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 : Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? - HS nêu yêu cầu bài tập Hãy sửa lại bằng 2 cách : a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến, thương yêu - HS thảo luận nhóm tìm của Bác. và sửa lại câu văn b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy. - Các nhóm nêu kết quả c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ. d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp. e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa. - Hướng dẫn HS thảo luận - Gv nhận xét, chốt kết quả Bài 2: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ có trong các câu sau: - HD học sinh làm bài các a. Dân tộc ta có lịch sử bốn nghìn năm dựng nước nhân. và giữ nước. - 4 HS lên bảng chữa bài b.Trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành Đào, lê, Mận. c. Nhờ phục hồi rừng ngập mặn mà ở nhiều địa phương, môi trường đã có những thay đổi rất nhanh chóng. d. Từng chùm hoa khế trắng hồng li ti đang nô giỡn với bầy ong bướm. - HS làm bài cá nhân - Gv chữa bài, nhận xét Bài 3 : Xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau: a) Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách tới trường. - HS làm bài vào vở. b) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho tôi vài cái bánh rợm. c) Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học. - Gv chấm bài, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò. - Chốt nội dung ôn tập - Nhận xét giờ học.
  12. Sáng: Thứ năm ngày 21 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn TẢ ĐỒ VẬT (KIỂM TRA VIẾT) I. MỤC TIÊU: - Viết được bài văn đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) rõ ý, dùng từ, đặt câu đúng lời văn tự nhiên - Luyên kĩ năng làm văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Vở viết. Một số tranh (đồ vật) minh hoạ nội dung bài văn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1- Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2- Hướng dẫn HS làm bài - Gọi HS đọc đề bài trên bảng phụ. - Hướng dẫn HS xác định nhanh yêu cầu của đề bài (trọng tâm mục đích) : - Một vài HS nêu đề bài mình chọn. - Gọi HS đọc dàn ý của tiết tập làm văn trước. + Sau khi chọn đề bài cần suy nghĩ để tìm ý, sắp xếp ý thành dàn ý. + Dựa vào dàn ý đã xây dựng được, viết hoàn chỉnh bài văn. + Đọc lại, sửa chữa hoàn chỉnh bài làm. - GVnhắc nhở, giúp HS chậm hiểu hoàn thành. - HS làm bài 3- Dặn dò: Đọc trước nội dung tiết TLV tuần sau viết đoạn đối thoại để hiểu nội dung. Tiết 3: Toán LUYỆN TẬP (tr143) I. MỤC TIÊU: - Biết tính thời gian của một chuyển động đều. - Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc, quãng đường (BT1,2,3). - Giáo dục HS tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu cách tính thời gian của chuyển động đều. 2- Luyện tâp 143) Bài 1:Viết số thích hợp: - Đọc đề bài và xác định yêu cầu (Treo bảng phụ đã kẻ sẵn khung) - Làm bài vào vở nháp - 2 học sinh lên bảng - Đối chiếu kết quả *Củng cố: Công thức : t = S : V Bài 2: S = 1,08 m V = 12 cm/phút - Đọc và nêu yêu cầu của bài t = ? - Làm bài vào vở nháp *Lưu ý: Đổi : 1,08 m = cm - 1 học sinh lên bảng Bài 3: S = 72 km V = 96 km/giờ - HS đọc bài toán t = ? - HS làm vở. (Tiến hành như BT 2)
  13. *Lưu ý: Đổi kết quả 3 giờ = phút 4 - GV chấm bài, nhận xét. Bài 4: (HS làm nhanh có thể làm thêm) - Tự đọc đầu bài và làm bài vào vở nháp S = 10,5 km V = 420m/phút t = ? - Nhận xét *Lưu ý: Đổi đơn vị đo vận tốc ra km/phút 3. Củng cố, dặn dò: Đánh giá kĩ năng tính thời gian trong chuyển động đều. Tiết 4: Toán (tăng) ÔN TẬP: QUÃNG ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU: - Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. - Thực hành tính quãng đường. - Giáo dục tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính quãng đường. 2. Bài mới - GV hướng dẫn HS làm và chữa các BT sau: Khoanh vào trước câu trả lời đúng. Câu 1: Biết v là vận tốc, t là thời gian, quãng đường s là: A. s = v : t B. s = v x t C. s = t : v - HS suy nghĩ và viết đáp án vào Câu 2: Một người đi xe đạp từ nhà lên tỉnh hết bảng con 2.8 giờ với vận tốc 13.5 km/giờ. Tính quãng đường từ nhà lên tỉnh mà người đi xe đạp đã đi. A. 36,8 B. 37,8 C. 35,8 D. 37,6 km km km km Tự luận: Câu 3: Một xe máy đi với vận tốc 38,5 km/giờ. Tính quãng đường của xe máy đi trong 3 giờ 36 phút? (138,6 km) Câu 4: Một xe máy đi lúc 6 giờ 50 phút đến 10 giờ 14 phút với vận tốc 36 km/giờ thì nghỉ lại. Tính quãng đường xe máy đi được. Câu 5*: Lúc 7 giờ 30 phút một người đi bộ từ A với vận tốc 1,5 m/giây và đi đến B lúc 11 giờ. Tính quãng đường từ A đến B mà người đó đã - HS làm bài vào vở. đi? - HS làm bài vào vở, - Gv chấm, nhận xét - HS chữa bài trên bảng. - Gv chốt kiến thức của mỗi bài. - 3Hs chữa bài
  14. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS nhớ cách tính quãng đường. Sáng: Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2020 Tiết 1: Tập làm văn TRẢ BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm và sửa lỗi trong bài làm. - Biết viết một đoạn văn trong bài cho đúng hoặc hay hơn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ viết 5 đề bài của tiết kiểm tra viết tuần trước. - Một số lỗi điển hình trong bài làm của HS III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 1- Nhận xét về kết quả bài làm của HS - GV mở bảng phụ đã viết sẵn 5 đề của tiết Kiểm tra viết (Tả đồ vật); một số lỗi điển hình. - HS đọc lại đề bài, nêu yêu cầu trọng tâm của từng đề. - GV nêu những ưu điểm, hạn chế cơ bản trong bài làm của HS: + Ưu điểm: Về việc HS hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề. Bố cục bài văn, tả đúng đồ vật đã nêu. . Việc biết phát hiện và đưa vào bài những chi tiết, đặc điểm, công dụng của đồ vật được tả. . Việc biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá để tả nét nổi bật tiêu biểu của đồ vật. + Hạn chế: . Lỗi diễn đạt về ý, về dùng từ, cách trình bày bài văn, lỗi chính tả. . GV viết bảng những lỗi phổ biến. - Trả bài viết cho HS. 2. Hướng dẫn chữa bài: - HS đọc yêu cầu bài 2. + Em chọn đoạn nào để viết lại? - HS tự viết lại đoạn văn mình chọn, GV hướng dẫn giúp đỡ. - HS đọc lại đoạn văn mình viết. - GV đọc cho HS nghe những đoạn văn hay. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò bài sau: xem lại bài văn tả cây cối ở lớp 4 Tiết 2: Toán LUYỆN TẬP CHUNG (tr144 bên dưới) LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Biết giải toán chuyển động cùng chiều - Biết tính vận tốc, quãng đường, thời gian; BT1,2 - GD ý thức chăm làm bài tập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1a.
  15. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính quãng đường, vận tốc, thời gian. 2. Bài mới * Hướng dẫn giải bài toán về chuyển động cùng chiều đuổi nhau. Bài 1a: - GV treo bảng phụ có ghi sẵn đề bài tập 1a, yêu - HS đọc đề bài cầu HS đọc. - GV vẽ sơ đồ bài toán trên bảng và hướng dẫn học - HS giải bài tập. sinh tìm lời giải. - GV yêu cầu HS mở SGK trang 145 đối chiếu với bài giải mẫu và tự chữa bài của mình. Bài 1b: - HS đọc bài tập. - GV hướng dẫn tìm lời giải. - Yêu cầu HS trình bày lời giải - Gv nhận xét chốt dạng toán về hai chuyển động trên bảng, cùng chiều : Tính hiệu vận tốc của hai chuyển - Cả lớp làm vào vở bài tập. động. Bài 2: - 1HS đọc đề bài. - Một em lên bảng làm, cả lớp - Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt bài toán. làm vào vở. - Giáo viên, học sinh nhận xét. - 1HS đọc đề bài. Bài 3: (HS làm nhanh có thể làm thêm) - Tự làm vào vở, 1em chữa bài. - GV hướng dẫn học sinh tìm lời giải bài toán. - Giáo viên chấm, nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Tiết 4: Toán ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN (tr147) I. MỤC TIÊU: - Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên; dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. - Rèn kĩ năng đọc, viết, so sánh và nhận biết dấu hiệu chia hết.(BT1,2,3 cột1; 5) - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 1 HS chữa bài 2 (146). 2. Dạy bài mới a. Giới thiệu bài. b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1: . - 2 HS nêu YC của bài - Từng HS nêu miệng, lớp nhận xét - GV chữa bài. *CC: Đọc số tự nhiên; giá trị của từng chữ số trong số tự nhiên. - 2 HS nêu YC của bài . Bài 2: - 3 HS làm trên bảng,lớp làm ở vở. - GV chữa bài , cho HS nêu cách làm.
  16. *CC: Số tự nhiên liên tiếp, số chẵn, số lẻ. Bài 3: - 2 HS nêu YC của bài. - GV chữa bài, cho HS nêu cách làm. - HS tự làm bài vào vở. - GV chấm bài, nhận xét - 1 HS làm bài trên bảng phụ. *CC: Cách so sánh 2 số tự nhiên. Bài 4: (HS làm nhanh có thể làm thêm) - 2 HS nêu YC của bài. - Làm bài vào vở nháp - GV nhận xét. - 2 HS chữa bài. Bài 5: - GV chữa bài. *CC: Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. 3. Củng cố, dặn dò: Cho HS nhắc lại nội dung luyện tập. NX tiết học,dặn HS ôn lại bài, chuẩn bị bài sau Chiều: Tiết 1: Kĩ thuật LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (tiết 1) I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng. - Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn (HS khéo tay: lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn) - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới + Nêu tác dụng của máy bay trực thăng trong - Dùng để cứu người bị nạn ở thực tế? những vùng xảy ra thiên tai, lũ lụt. Trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp máy bay trực thăng dùng làm phương tiện để phun thuốc trừ sâu, phân bón, Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã - HS quan sát và TLCH lắp sẵn và hỏi: + Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần - 5 bộ phận phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp thân và đuôi máy bay H. 2 - SGK + Để lắp được thân và đuôi máy bay, em phải - HS trả lời chọn những chi tiết nào? - 1 HS lên chọn các chi tiết và - Yêu cầu HS quan sát H.2 SGK và lắp lắp
  17. * Lắp sàn ca bin và giá đỡ H. 3- SGK + Để lắp được sàn ca bin và giá đỡ, em phải chọn những chi tiết nào? - Gọi 1 HS lên lắp H. 3 - GV nhắc HS lắp ở hàng lỗ thứ hai của tấm nhỏ * Lắp ca bin H.4 – SGK - GV yêu cầu HS quan sát H.4 - 1 HS lên bảng lắp - 1 HS lắp H. 4 - GV nhận xét. * Lắp cánh quạt H.5 - SGK - HS quan sát hình và TLCH - HS trả lời câu hỏi và lắp - GV hướng dẫn lắp * Lắp càng máy bay H.6 - SGK - GV hướng dẫn lắp 1 càng máy bay - GV yêu cầu HS quan sát hình và TLCH- SGK - GV gọi HS lắp càng thứ hai, HS bổ sung. c) Lắp ráp máy bay trực thăng H. 1- SGK - GV lắp ráp xe máy bay trực thăng theo các bước trong SGK - GV lưu ý bước: + Lắp thân máy bay vào sàn ca bin và giá đỡ. + Bước lắp cánh quạt vào trần ca bin +GV lắp tấm sau của ca bin máy bay + Bước lắp giá đỡ sàn ca bin vào càng máy bay d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp - Tháo rời từng bộ phận rồi mới tháo từng chi tiết - Xếp gọn theo vị trí quy định. 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS giờ sau học tiết 2. Tiết 2: Kĩ thuật LẮP RÔ BỐT I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp rô bốt. - Biết cách lắp và lắp được rô bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. (HS khéo tay: lắp được rô bốt theo mẫu. Rô-bốt lắp tương đối chắc chắn. Tay rô-bốt có thể nâng lên, hạ xuống được) - Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Mẫu rô bốt đã lắp sẵn. Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới + Nêu tác dụng của rô bốt trong thực tế? - Người ta sản xuất rô bốt (người máy) nhằm để giúp việc nhà, hoặc làm một số công việc khó khăn, nguy hiểm trong các nhà máy, hầm mỏ mà con người
  18. không đến được. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu - Cho HS quan sát mẫu rô bốt đã lắp sẵn và hỏi: - HS quan sát và TLCH + Để lắp được rô bốt, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó? - 6 bộ phận Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - GV cùng HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK. - Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết. b) Lắp từng bộ phận * Lắp chân rô bốt H. 2 - SGK - Yêu cầu HS quan sát H.2a- SGK và lắp mặt - HS quan sát trước của 1 chân rô bốt. - 1 HS lên lắp - GV nhận xét và hướng dẫn lắp tiếp mặt trước của chân thứ 2 - Gọi 1 HS lắp tiếp 4 thanh 3 lỗ vào tấm nhỏ để làm bàn chân rô bốt. - Yêu cầu HS quan sát hình 2b và TLCH - HS trả lời câu hỏi và lắp - GV hướng dẫn lắp 2 chân vào 2 bàn chân rô bốt - GV hướng dẫn lắp thanh chữ U dài vào 2 chân rô bốt để làm thanh đỡ thân rô bốt * Lắp thân rô bốt H. 3- SGK - Yêu cầu HS quan sát H.3 để TLCH trong SGK - 1 HS lắp H. 3 - Gọi 1 HS lên lắp thân rô bốt - GV nhận xét, bổ sung. * Lắp đầu rô bốt H.4 - SGK - HS trả lời - GV yêu cầu HS quan sát H.4 và TLCH - GV nhận xét. - GV tiến hành lắp đầu rô bốt: lắp bánh đai, bánh xe, thanh chữ U ngắn và thanh thẳng 5 lỗ vào vít dài. * Lắp các bộ phận khác - HS lắp - Lắp tay rô bốt H.5a - SGK - Lắp ăng-ten H. 5b - GV trục bánh xe H. 5c c) Lắp ráp rô bốt H. 1- SGK - GV lắp ráp rô bốt theo các bước trong SGK - GV lưu ý bước: + Khi lắp thân rô bốt vào giá đỡ cần chú ý lắp cùng với tấm tam giác vào giá đỡ. + Lắp ăng-ten vào thân rô bốt phải dựa vào H.1b - Đối với Hs khéo tay: Kiểm tra sự nâng lên hạ xuống của 2 tay rô bốt d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp - Tháo rời từng bộ phận rồi mới tháo từng chi tiết - Xếp gọn theo vị trí quy định.
  19. 3. Củng cố, dặn dò: - Nêu qui trình lắp rô bốt. - GV nhận xét giờ học. Nhắc HS giờ sau học tiết 2 Tiết 3: Toán (tăng) ÔN TẬP VỀ VẬN TỐC I. NỤC TIÊU: - Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ, bảng nhóm. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 1- 2 em nêu cách tính vận tốc. 2. Bài mới - GV hướng dẫn HS làm các BT sau: Câu 1: Một người đi xe máy trong 4,5 giờ được 126 km. Tính vận tốc của người đi xe máy. - HS làm miệng.Chọn A. 26 km/giờ B. 27 km/giờ . phương án đúng và giải thích C. 28 km/giờ D. 29 km/giờ cách làm - HD học sinh làm miệng Câu 2: Một người đi xe máy từ 7 giờ 15 phút đến 11 giờ được quãng đường 120 km. Tính vận tốc của người đi xe máy. Câu 3: Một máy bay bay trong 2,5 giờ được 1080 km. Tính vận tốc của máy bay với đơn vị là m/giây. - Hướng dẫn HS phân tích bài toán tìm cách giải - HS làm bài vào vở - GV chấm chữa bài - HS chữa bài Câu 4*: Một người đi bộ trên quãng đường từ A đến B dài 216,6 km. Lúc đầu người đó đi bộ trong 3 giờ mỗi giờ đi được 5 km; sau đó đi trong 4 giờ - HS năng khiếu làm bài và 12 phút thì đến B. Tính vận tốc người đó. chữa bài. - Gv chữa bài, nhận xét 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS cách tính vận tốc. Tổ phó BGH duyệt ngày 15 tháng 5 năm 20200 Nguyễn Thị Hà
  20. Tuần 25 Thứ hai ngày 18 tháng 5 năm 2020 Chiều: Tiết 1: Tập đọc CỬA SÔNG I. MỤC TIÊU: - Đọc trôi trảy, lưu loát; biết đọc diễn cảm bài thơ: với giọng đọc tha thiết, gắn bó. - Hiểu ý nghĩa bài thơ: Qua hình ảnh cửa sông, tác giả ngợi ca tình cảm thủy chung, biết nhớ cội nguồn. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3; thuộc 3,4 khổ thơ) - Biết quý trọng và bảo vệ môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi phần luyện đọc III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 2 HS - HS đọc bài + trả lời câu hỏi Nhận xét. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: - HS lắng nghe b/ Luyện đọc : - 1HS đọc toàn bài HS lắng nghe - HS đọc khổ nối tiếp - HD đọc các từ ngữ khó : tôm rảo, +Đọc các từ ngữ khó lấp loá, cần mẫn, then khoá + HS đọc chú giải - 2HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm toàn bài c/ Tìm hiểu bài : Lớp đọc thầm + TLCH Khổ 1: Cho HS đọc + Trong khổ thơ đầu, tác giả dùng *Là cửa, nhưng không then khoá/ Cũng những từ ngữ nào để nói về nơi sông không khép lại bao giờ.Bằng cách ấy, tg chảy ra biển? Cách giới thiệu ấy có gì làm người đọc hiểu ngay thế nào là cửa hay? sông, cảm thấy cửa sông rất quen thuộc. Khổ 2 + 3 + 4 + 5: Cho HS đọc + Theo bài thơ, cửa sông là một địa *Là nơi những dòng sông gửi phù sa lại để điểm đặc biệt như thế nào? bồi đắp bãi bờ; nơi nước ngọt chảy vào biển rộng; nơi biển cả tìm về với đất liền, nơi cá tôm tụ hội, nơi tiễn đưa người ra khơi, Khổ 6: Cho HS đọc Dành cho HSNK + Phép nhân hóa ở khổ thơ cuối giúp * Hình ảnh nhân hoá: Dù giáp mặt cùng tác giả nói điều gì về “tấm lòng” của biển rộng. Cửa sông chẳng dứt cội nguồn / cửa sông đối với cội nguồn? Lá xanh mỗi lần trôi xuống. Bỗng một vùng núi non.Phép nhân hoá giúp tg nói
  21. được “ tấm lòng” của sông không quên cội nguồn. d. Đọc diễn cảm : -3HS nối tiếp đọc Đưa bảng phụ và hướng dẫn HS - Đọc theo hướng dẫn GV luyện đọc đoạn 3+4 - HS TB thuộc 3,4 khổ thơ, HSNK thuộc cả bài. - Cho HS đọc thuộc lòng + thi đọc - Đọc thuộc lòng + thi đọc - Lớp nhận xét Nhận xét + khen những HS đọc thuộc, hay 3.Củng cố, dặn dò : Nhận xét tiết học HS nhắc lại nội dung của bài Tiết 2: Địa lí CHÂU PHI (tiếp) I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư và hoạt động sản xuất của người dân châu Phi: + Châu lục có dân cư chủ yếu là người da đen. + Trồng cây công nghiệp nhiệt đới, khai thác khoáng sản. - Nêu được một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập: nền văn minh cổ đại, nổi tiếng về các công trình kiến trúc cổ. - Chỉ và đọc trên bản đồ tên nước, tên thủ đô của Ai Cập. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Các hình minh hoạ trong SGK. Bản đồ Địa lí tự nhiên thế giới, quả địa cầu. III. HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: + Nêu vị trí, giới hạn của châu Phi? + Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của châu Phi? + Nêu đặc điểm tự nhiên của hoang mạc Xa-ha-ra và vùng xa-van của châu Phi? 2. Bài mới. Hoạt động 1: Dân cư châu Phi. - Hướng dẫn HS hoạt động cá nhân: - Làm việc cá nhân, mở + Nêu số dân của châu Phi? SGK trang 113, đọc bảng + So sánh số dân của châu Phi với các châu lục khác? số liệu về diện tích và + Quan sát hình minh hoạ 3 trang 118 và mô tả đặc dân số các châu lục để điểm bên ngoài của người châu Phi. trả lời câu hỏi. + HSKG: Bức ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về điều kiện sống của người dân châu Phi? + Người dân châu Phi chủ yếu sinh sống ở vùng nào? * GV nhận xét và kết thúc hoạt động 1: Năm 2004 dân số châu Phi là 884 triệu người, hơn 2/3 số họ là người da đen.
  22. Hoạt động 2: Kinh tế châu Phi. - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm đôi: - Làm việc theo nhóm + Thảo luận về kinh tế của châu Phi? đôi để cùng thảo luận các nội dung theo hướng dẫn + Thảo luận các loại câu trồng chủ yếu ở châu Phi? của GV. + Thảo luận về đời sống của người dân châu Phi? - Đại diện trình bày và nhóm bạn nhận xét và bổ * Nhận xét và chốt: Hầu hết các nước ở châu Phi có sung nếu có. nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn và thiếu thốn. Hoạt động 3: Ai Cập. - HS lên chỉ trên bản đồ vị trí và nêu tên thủ đô của Ai - Hoạt động nhóm, cùng cập. đọc SGK và thảo luận để - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm: hoàn thành các nội dung + Nêu một số đặc điểm nổi bật của Ai Cập. hoạt động. + Lập bảng thống kê về đặc điểm các yếu tố: Vị trí và - 1 HS làm bảng, lớp địa lí, sông ngòi, đất đai, khí hậu, kinh tế, văn hoá- nhận xét và bổ sung nếu kiến trúc. có. * Kết thúc hoạt động 3. - Nêu nội dung ghi nhớ, * Chốt nội dung toàn bài. SGK, trang 120. 3. Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học và tuyên dương các nhóm. Chuẩn bị bài 25: Châu Mĩ. BGH duyệt ngày 15 tháng 5 năm 2020