Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Chân trời sáng tạo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Chân trời sáng tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_lich_su_6_ban_moi_bo_sach_chan_troi_sang_tao.docx
Nội dung text: Giáo trình Lịch sử 6 bản mới - Bộ sách Chân trời sáng tạo
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 45 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Những thành tựu văn hóa nào của La Mã cổ đại vẫn được ứng dụng trong thời kì hiện đại như hệ thống chữ số La Mã, phát minh ra bê tông đến tận ngày nay vẫn được sử dụng cho xây dựng Bài 12: Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á I. Vị trí địa lí của Đông Nam Á Dựa vào bản đồ 12.1 và thông tin trong phần 1, em hãy: • Trình bày sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á • Kể tên các nước Đông Nam Á ngày nay Gợi ý • Vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á: nằm ở phía đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ giữa lục địa Á-Âu với châu Đại Dương
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 46 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) II. Sư xuất hiện các vương quốc cổ từ đầu công nguyên đến thế kỉ VII Dựa vào lược đồ 12.2, em hãy: • Kể tên các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á • Quan sát thêm bản đồ 12.1, xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay. Gợi ý Các vương quốc cổ đầu tiên của Khu vực Đông Nam Á như: Pê-gu, Pha-ton, Chân Lạp, Don ton, Phù Nam, Xích Thổ, Tu-ma-sic, Ma-lay-u, Ta-ru-ma, Cham- Pa Xác định vị trí của các vương quốc cổ đó thuộc quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay: • Pê-gu, Pha-ton=> Mianma • Chân Lạp=> Lào, Campuchia, Thái Lan • Don ton=> Mianma, Thái Lan • Phù Nam, Cham pa=> Việt Nam • Xích Thổ=> Mai-lai-xia • Tu-ma-sic=> Xin-ga-po • Ma-lay-u, Ta-ru-ma=> In-do-ne-xi-a
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 47 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) III. Sự hình thành và phát triển của các vương quốc phong kiến từ thế kỉ VII đến thế kỉ X • Em hãy xác định trên lược đồ 12.3 những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X? • Tham khảo lược đồ 12.1 và các thông tin bên dưới cho biết vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Gợi ý Những vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X: Đại Cồ Việt, Champa, Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton, Campuchia, DVva-ra-va-ti, Ha-ri-pun-giay-a, Sri Vi-giay-a, Bu-tu-an, Ka-lin-ga, Tu-ma-sic Vị trí của các vương quốc đó thuộc các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay: • Đại Cồ Việt, Champa=> Việt Nam • Pa-gan, Pe-gu, Tha-ton=> Mi-an-ma • Campuchia, DVva-ra-va-ti=> Campuchia • Ha-ri-pun-giay-a=> Lào • Sri Vi-giay-a,Ka-lin-ga => Indonexia
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 48 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Bu-tu-an=> Philippin • Tu-ma-sic=>Xingapo Luyện tập 1. Em hãy trình bày đặc điểm nổi bật về địa lí của khu vực Đông Nam Á 2. Em hãy nêu những điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á. Gợi ý 1. Vị trí địa lí của Đông Nam Á: • Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. • Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp. • Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng 2. Điểm giống nhau về vị trí địa lí của các vương quốc ở Đông Nam Á: • Nằm ở phía Đông-Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Úc. • Các vương quốc ở Đông Nam Á đều được xây dựng ở nơi đồng bằng cạnh các con sông lớn giàu phù sa thuận lợi cho người dân trồng trọt, sinh sống Vận dụng 3. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ nào? Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia nào ngày nay? Tham khảo thêm lược đồ 13.1 và 12.1 cho các câu trả lời của em 4. Các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII có vị trí tương ứng với các quốc gia Đông Nam Á nào ngày nay? Hãy hoàn thành bảng sau cho câu trả lời của em Tên các vương quốc cổ Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay Phù Nam
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 49 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Champa Đại Cồ Việt Pa-gan Chân Lạp Tu-ma-síc Sri Vi-giay-a Ka-lin-ga Bu-tu-an Gợi ý 3. Sông Mê Công gắn bó với lịch sử của những vương quốc cổ như: Champa , Phù Nam, Chân Lạp, Đốn Tốn. Những vương quốc đó thuộc về các quốc gia ngày nay như: • Champa , Phù Nam=> thuộc Việt Nam • Chân Lạp=>Lào, Campuchia, Thái Lan • Đốn Tốn. => Mianma, Thái Lan 4. Hoàn thành bảng như sau: Tên các vương quốc cổ Thuộc lãnh thổ quốc gia hiện nay Phù Nam Việt Nam Champa Việt Nam Đại Cồ Việt Việt Nam Pa-gan Mi-an-ma Chân Lạp Lào, Campuchia, Thái Lan Tu-ma-síc Xingapo Sri Vi-giay-a Indonexia
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 50 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Ka-lin-ga Indonexia Bu-tu-an Philippin Bài 13: Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á mười thế kỉ đầu công nguyên I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại • Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi nào ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên? Gợi ý Giao lưu thương mại đã dẫn đến những thay đổi ở khu vực Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu công nguyên như: • Là nơi trao đổi những sản vật có giá trị như hồ tiê, đậu khấu, ngọc trai, san hô, đặc biệt là trầm hương, một mặt hàng có giá trị cao. • Nhiều trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật hàng hóa nổi tiếng • Thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa • Giao lưu văn hóa đã tác động như thế nào đến văn hóa Đông Nam Á? • Đọc tư liệu 13.5 và cho biết nền văn hóa cổ đại nào ở châu Á có ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á?
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 51 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Giao lưu văn hóa đã tác động đến văn hóa Đông Nam Á: • Văn hóa Ấn Độ đặc biệt là tôn giáo Ấ và Phật giáo hòa quyện với tín ngưỡng bản địa ảnh hưởng tới nền văn hóa của các vương quốc trong khu vự tạo nên một nền nghệ thuật độc đáo • Phù Nam, các nước vương quốc trên đảo Su-ma-tra, đảo Gia-va và vương quốc Pa- gan của người miến chịu ảnh hưởng từ Phật giáo. • Đạo Hindu phổ biến ở Champa, Chân Lạp • Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc • Về sau các tộc người ĐNA dần cải biến chữ Phạn thành chữu viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ me cổ, chữ Mã lai cổ, Phật giáo chính là văn hóa cổ đại ở châu Á có tầm ảnh hưởng lớn đến khu vực Đông Nam Á Luyện tập 1. Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế nào để phát triển kinh tế? 2. Dựa vào lược đồ 13.4, em hãy mô tả con đường giao thương chính từ Ấn Độ và từ Trung Quốc tới Đông Nam Á? 3. Nêu một ví dụ cho thấy sự sáng tạo của cư dân Đông Nam Á khi tiếp thu văn hóa Ấn Độ
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 52 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 4. Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm gì nổi bật? Gợi ý 1. Các vương quốc cổ Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên đã phát huy những lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế. Lợi dụng lợi thế nằm giữa hai nước Trung Hoa và Ấn Độ vốn là 2 nước phát triển mạnh thời đại bấy giờ, có vùng biển nhiều đảo, vũng vịnh, Đông Nam Á mở ra quá trình giao thương vùng biển, cung cấp hàng hóa, sản phẩm trao đổi các nước trong và ngoài khu vực 2. Con đường giao thương chính: • Các tuyến đường thương mai chính đi qua A-rap-xe út và vùng biển Địa Trung hải giúp gắn kết thương mại giữa Ấn Độ với các quốc gia châu Phi. Con đường thương mại giữa Ấn Độ với các nước Đông Nam Á chủ yếu bằng đường biển đi qua vịnh Ben-gan để tới Ran-gun • Từ Trung Quốc đến Đông Nam Á đi theo tuyến đường biển sau: Tuyền Châu => Champa=> Ka-lin-ga=> Don Ton => Những tuyến đường biển không chỉ giúp phát triển thương mại mà nó còn thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các nước với nhau, tác động trực tiếp tới sự ra đời và phát triển các vương quốc Đông Nam Á. Nhiều nét văn hóa đẹp được du nhập là có tầm
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 53 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) ảnh hưởng như: đạo Hin-đu giáo và Phật giáo, tạo nên một nền nghệ thuật, văn hóa độc đáo của khu vực 3. Ví dụ khi chữ Phạn được du nhập trở thành chữ viết chính nhiều vương quốc buổi đồng thành lập và người Đông Nam Á đã cải biên sáng tạo thành chữ viết riêng như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me cổ, chữ Mã lai cổ 4. Các công trình kiến trúc ở Đông Nam Á trong mười thế kỉ đầu Công nguyên có đặc điểm nổi bật ở kiến trúc mang đậm dấu ấn kiến trúc Ấn Độ, điêu khắc chủ yếu tượng thần, tượng phật, phù điêu Vận dụng 5. Dựa vào lược đồ 13.4, đối chiếu với bản đồ 12.1, em hãy cho biết con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển đại dương nào ngày nay? 6. Em hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X Gợi ý 5. Con đường thương mại ở Đông Nam Á đi qua những vùng biển đại dương nào ngày nay: vùng biển Địa Trung Hải, biển A-rap, vùng biển Ấn Độ Dương, biển Đông 6. Tháp Chăm là một công trình kiến trúc tiêu biểu của Đông Nam Á trước thế kỉ X. Lịch sử xây dựng các đền tháp Chăm kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ 17. Trong khoảng thời gian này, những người Champa xưa đã để lại một số lượng lớn các công trình kiến trúc đền tháp, thành luỹ, các tác phẩm điêu khắc xây dựng bằng gạch nung màu đỏ sẫm lấy từ đất địa phương, phía trên mở rộng và thon vút hình bông hoa. Mặt bằng tháp đa số là hình vuông có không gian bên trong chật hẹp thường có cửa duy nhất mở về hướng Đông (hướng Mặt Trời mọc). Nghệ thuật chạm khắc, đẽo gọt công phu hình hoa lá, chim muông, vũ nữ, thần thánh thể hiện trên mặt tường ngoài của tháp. Còn gì tự hào hơn khi tháp Chăm tổ chức UNESCO đã công nhận Mỹ Sơn là di sản văn hoá thế giới cũng chính là việc đánh giá cao thành quả nghiên cứu về kiến trúc Champa nói chung.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 54 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Bài 14: Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc I. Nhà nước Văn Lang 1. Sự ra đời Nhà nước Văn Lang Dựa vào lược đồ 14.1 và thông tin trong bài học, em hãy xác định: • Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào? • Địa bàn cư trú và vị trí kinh đô của Nhà nước Văn Lang? Gợi ý • Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian 2000 năm trước, vào thời kì văn hóa Phùng Nguyên • Địa bàn cư trú: ven sông Hồng từ Việt Trì (Phú Thọ) đến chân núi Ba Vì (Hà Nội) ngày nay. • Kinh đô: ở Phong Châu( Việt Trì, Phú Thọ) 2. Tổ chức Nhà nước Văn Lang • Dựa vào sơ đồ 14.2, em hãy nhận xét về bộ máy tổ chức của Nhà nước Văn Lang Gợi ý Tổ chức nhà nước Văn Lang gồm:
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 55 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Hùng Vương là người đứng đầu nắm mọi quyền hành, giúp việc có các Lạc hầu • Dưới vua có 15 bộ, đứng đầu mỗi bộ là Lạc tướng. • Dưới bộ là chiềng, chạ, đứng đầu chiềng, chạ là Bồ chính. => Nhận xét: Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bước đầu có hệ thống, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước. II. Nhà nước Âu Lạc • Tổ chức nhà nước thời Âu Lạc có điểm gì mới so với nhà nước thời Văn Lang? Gợi ý Tổ chức nhà nước thời Âu Lạc có điểm mới so với nhà nước thời Văn Lang ở chỗ vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước. Cụ thể: • Nước Văn Lang: Hùng Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính) • Nước Âu Lạc: An Dương Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính). Luyện tập 1. Hoàn thành bảng thống kê các nội dung đưới đây về nhà nước Văn Lang và Âu Lạc: Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian ra đời ? ? Đứng đầu nhà nước ? ? Kinh đô ? ? 2. Em hãy cho biết các mốc thời gian sau gắn với những sự kiện lịch sử quan trọng nào của thời kì Văn Lang, Âu Lạc Gợi ý
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 56 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 1. Hoàn thành bảng Nội dung Nước Văn Lang Nước Âu Lạc Thời gian ra đời Vào khoảng thế kỉ VII TCN Sau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN Đứng đầu nhà nước Hùng Vương vua (An Dương Vương) Kinh đô Phong Châu (Phú Thọ) ngày Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, nay HN) 2. Các mốc thời gian: • Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lác khác, lập ra Nhà nước Văn Lang, đóng đô wor Phong Châu ( Việt Trì, Phú Thọ) • 214 TCN, quân Tần ở phương Nắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt • 208 TCN tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước • 179 TCN Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt • 1 TCN Thời kì Bắc thuộc, mở ra các triều đại phong kiến Trùng Quốc thay nhau cai trị nước ta suốt hơn 1000 năm sau Vận dụng 3. Từ câu chuyện bọc trăm trứng trong truyền thuyết " Con Rồng cháu Tiên" em hiểu thế nào về hai chữ " đồng bào" và truyền thống " tương thân tương ái" của người Việt? Gợi ý • Đồng bào: tức là cùng sinh ra từ một bào thai có ý nghĩa tất cả chúng ta, những người con đất Việt, đều mang chung một dòng máu, đều có chung cội nguồn của mình, đều là những người anh em ruột thịt một nhà • " Tương thân tương ái" nghĩa là mọi người cùng yêu thương, đùm bọc, sống hòa thuận, tình cảm với nhau bằng tình thương giữa con người với con người. Dù trong
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 57 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng cố gắng giúp đỡ nhau, lá rách ít đùm lá rách nhiều mà không cần mong đợi sự đền đáp. Bài 15: Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc I. Đời sống vật chất Quan sát các hình kết hợp với các thông tin trong bài, em hãy cho biết: • Các ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc • Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp muôi đồng để làm gì? • Vì sao người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn? Gợi ý • Ngành nghề sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc chính là trồng lúa nước, trồng dâu, nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá, • Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sử dụng chiếc muôi đồng và thạp muôi đồng để đựng lúa gạo • Người Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn để tránh thú dữ. II. Đời sống tinh thần • Dựa vào thông tin trong bài học, em hãy cho biết những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc Gợi ý Những điểm nổi bật trong đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc: • Đời sống giản dị, hòa hợp với tự nhiên • Tổ chức lễ hội: vui chơi, đấu vật, đua thuyền, nhảy múa, ca hát bên tiếng khèn, sáo, trống chiêng • Biết thờ cúng tổ tiên, các vị thần như thần sông, thần núi, thần Mặt Trời. • Người chết được chôn chất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây • Phong tục: nhuộm răng, xăm mình
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 58 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Luyện tập 1. Hoàn thành sơ đồ tư duy về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang, Âu Lạc theo mẫu dưới đây: 2. Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục gì nổi bật? 3. Em hãy cho biết những công cụ lao động nào ở dưới bảng dưới đây tương ứng với các hoạt động trồng lúa nước được thể hiện trong hình 15.1? Gợi ý 1. Hoàn thành sơ đồ:
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 59 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 2. Thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt có những phong tục nổi bật: nhuộm răng đen, xăm mình, thờ cúng tổ tiên, chôn cất, tổ chức lễ hội vui chơi, 3. Hình công cụ để chặt cây, không sử Tên hoạt động quốc xới đất cắt lúa, cắt cỏ dụng cho hoạt động trồng lúa nước Vận dụng 4. Những phong tục nào trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc? 5. Em hãy viết một đoạn văn ngắn kể về một phong tục của người Việt thời Văn Lang, Âu Lạc vẫn được duy trì đến ngày nay Gợi ý 4. Những phong tục như thời cúng tổ tiên, các vị thần, tổ chức lễ hội vui chơi, đấu vật, nhảy múa, ca hát bên khèn,sáo, trống chiêng, , gói bánh trưng bánh giày ngày tết trong văn hóa Việt Nam hiện nay được kế thừa từ thời Văn Lang, Âu Lạc 5. Thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay. Bàn thờ tổ tiên là một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình, không kể giàu nghèo hay địa vị xã hội. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm thể hiện tấm lòng thành kính, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu – những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 60 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Bài 16: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc • Tại sao nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu? • Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1 và 16.2 và hình minh họa 16.3, em hãy cho biết chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị gì đối với nước ta? • Tại sao chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam?
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 61 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu để nhằm mục đích dễ cai trị và dần dần thu phục người Việt. Đọc thông tin trong bài, quan sát sơ đồ 16.1 và 16.2 và hình minh họa 16.3, em hãy cho biết chính quyền đô hộ phương Bắc đã thi hành những chính sách cai trị đối với nước ta: • Về tổ chức bộ máy cai trị: o Chia Âu Lạc thành 3 quận ( Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam) gộp chung với 6 quận của Trung Quốc thành Giao Châu o Tăng cường kiểm soát, cử quan lại cai trị tới cấp huyện. • Chính sách bóc lột về kinh tế: Thi hành chính sách bóc lột, cống nạp nặng nề, chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi đem về nước, đặt thêm thuế khoám lao dịch nặng nề • Chính sách đồng hóa về văn hóa: đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cũng người Việt, xóa bỏ tập tục lâu đời, ép dân ta theo phong tục tập quán của họ, Nho gió, chữ Hán du nhập vào nước ta Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa với dân tộc Việt Nam để âm mưu đồng hóa dân tộc và thôn tính nước ta vĩnh viễn II. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội • Em hãy xác định những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời Bắc thuộc? • Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phải phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa như thế nào? • Quan sát tư liệu 16.5, nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc so với thời Văn lang, Âu Lạc. • Theo em, thành phần nào trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt? Tại sao? Gợi ý Những chuyển biến của nông nghiệp nước ta trong thời Bắc thuộc:
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 62 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Sử dụng cày, sức kéo trâu bò, công cụ bằng sắt để lao động, sản xuất • Chăn nuôi và trồng nhiều loại cây khác như cây ăn quả, cây dâu, cây bông • Nghề thủ công truyền thống như đúc đồng, rèn sắt, làm gốm, làm mộc phát triển với kĩ thuật sản xuất cao hơn. • Nhiều nghề thủ công mới xuất hiện: làm giấy, khảm xà cừ, thuộc da, đúc tiền, đúc đồng • Giao thương các sản phẩm thủ công nghiệp, nông nghiệp phát triển • Biết đắp đê phòng lũ lụt Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn phát triển ở nhiều nơi trên đất nước ta trong thời Bắc thuộc có ý nghĩa thể thiện trình độ phát triển kỹ thuật luyện đồng và quy mô sử dụng phổ biến, thông dụng của dụng cụ bằng đồng trong cuộc sống người dân.Đồ đồng Đông Sơn rất phong phú, nhiều hình vẻ, bao gồm công cụ, vũ khí, đồ đựng, đồ trang sức phục vụ chính cho cuộc sống con người Quan sát tư liệu 16.5, nêu những chuyển biến trong cơ cấu xã hội nước ta thời Bắc thuộc so với thời Văn Lang, Âu Lạc: • Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì. • Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép • Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc Theo em, thành phần nông dân công xã trong xã hội sẽ lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa giành độc lập của người Việt vì đây là thành phần chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi chính sách cướp đoạt ruộng đất và tô thuế của phong kiến Bắc thuộc Luyện tập 1. Hoàn thành sơ đồ tư duy về chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với Giao Châu- An Nam trong thời kì Bắc thuộc
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 63 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 2. Em hãy xác định những chuyển biến sau về kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta trong thời kì Bắc thuộc theo bảng sau: Lĩnh vực Chính trị Kinh tế Văn hóa Chuyển biến Gợi ý 1.Hoàn thành sơ đồ tư duy: 2. Hoàn thành bảng: Lĩnh vực Chính trị Kinh tế Văn hóa + Chia Âu Lạc thành 3 + Thi hành chính sách + Đưa người Hán sang quận ( Giao Chỉ, Cửu bóc lột, cống nạp nặng sinh sống lâu dài cũng Chuyển biến Chân và Nhật Nam) nề, chiếm đoạt ruộng người Việt, xóa bỏ tập gộp chung với 6 quận đất, độc quyền sắt, tục lâu đời, ép dân ta của Trung Quốc thành muối, bắt hàng ngàn theo phong tục tập
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 64 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Giao Châu thợ thủ công giỏi đem quán của họ, Nho gió, + Tăng cường kiểm về nước, đặt thêm thuế chữ Hán du nhập vào soát, cử quan lại cai trị khoám lao dịch nặng nước ta tới cấp huyện. nề Vận dụng 3. Em hãy hoàn thành bảng dưới đây để rút ra những hậu quả từ chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta Lĩnh vực Thông tin chính sách Suy luận hâu quả Chính trị Sát nhập nước ta thành các châu, Âm mưu xóa bỏ quốc gia-dân tộc quận của Trung Quốc, áp dụng Việt, biến nước ta thành châu, luật pháp hà khắc quận của Trung Quốc Kinh tế Chiếm đoạt ruộng đất, đồn điền áp ? trại Bắt dân ta cống nạp sản vật quý: thuế khóa nặng nề, giữ độc quyền muôi sắt Xã hội Cau trị hà khắc, đưa người Hán ? sang nước ta sinh sống Văn hóa Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta ? thay đổi phong tục, luật pháp theo người Hàn, xóa bỏ những tập quán của người Việt, .
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 65 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Lĩnh vực Thông tin chính sách Suy luận hâu quả Chính trị Sát nhập nước ta thành các châu, Âm mưu xóa bỏ quốc gia-dân tộc quận của Trung Quốc, áp dụng luật Việt, biến nước ta thành châu, quận pháp hà khắc của Trung Quốc Kinh tế Chiếm đoạt ruộng đất, đồn điền áp Khai thác kiệt quệ tất cả các sản vật trại quý hiếm của đất nước ta, bóc lột Bắt dân ta cống nạp sản vật quý: đến tận cùng thuế khóa nặng nề, giữ độc quyền muôi sắt Xã hội Cai trị hà khắc, đưa người Hán sang muốn đồng hóa dân tộc ta, nhân dân nước ta sinh sống chịu áp bức xã hội nặng nề Văn hóa Truyền bá Nho giáo, bắt dân ta thay Muốn người Việt tiếp nhận văn hóa đổi phong tục, luật pháp theo người của họ, xóa bỏ nét đẹp truyền thống Hàn, xóa bỏ những tập quán của lâu đời, đồng hóa người Việt thành người Việt, . người Hán Bài 17: Đấu tranh bảo tồn và phát triển I. Đấu tranh bao tồn văn hóa dân tộc • Những biểu hiện nào cho thấy chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là thất bại? • Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Qúy Đôn ( tư liệu 17.3) có từ thời kì nào trong lịch sử Việt Nam? Hiện nay phong tục này còn không? Gợi ý
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 66 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Biểu hiện cho chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta là thất bại: • Người Việt vẫn nghe-nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ • Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, tiếp tục được duy trì. • Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh trưng, bánh giày, Phong tục ăn trầu theo ghi chép của Lê Qúy Đôn ( tư liệu 17.3) vào năm 304 thuộc thế kỉ thứ IV trong lịch sử Việt Nam. Hiện nay phong tục này còn nhưng không được phổ biến, chỉ các cụ già ở một số vùng còn ăn trầu, thế nhưng trầu cau vẫn được gìn giữ một cách trân trọng. Điều đó đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt như một nét văn hóa tốt đẹp mãi lưu truyền II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc phát triển văn hóa Việt • Em hãy cho biết người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc trong thời Bắc thuộc như thế nào? Gợi ý Người Việt tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc trong thời Bắc thuộc: • Phật giáo, Đạo giáo dụ nhập vào nước ta thời kì này, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian • Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ Hán-Việt ngày càng phong phú, đặc sắc • Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trọt trọt và nhiều sản phẩm thủ công khác Luyện tập 1. Theo em, tại sao khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc? 2. Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay?
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 67 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 3. Quan sát tư liệu 17.5, em hãy cho biết việc khay gốm Lạch Trường tranh trí hoa văn Đông Sơn kết hợp bởi nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện điều gì? Gợi ý 1. Khoảng thời gian từ năm 179 TCN đến năm 938 được gọi là thời Bắc thuộc vì đây là khoảng thời gian Việt Nam cai trị bởi các triều đình Trung Quốc, nghĩa là thuộc địa của Trung Quốc. 2. Những phong tục tập quán nào của người Việt được bảo tồn suốt thời Bắc thuộc và vẫn có mặt trong đời sống văn hóa hằng ngày của chúng ta ngày nay như: • Thờ cúng tổ tiên • Tổ chức mở hội hằng năm • Ăn trầu, chôn người chết trong quan tài 3. Quan sát tư liệu 17.5, em hãy cho biết việc khay gốm Lạch Trường tranh trí hoa văn Đông Sơn kết hợp bởi nghệ thuật tạo hình Trung Quốc thể hiện sự tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc để phát triển văn hóa Việt của người dân trong thời kì Bắc thuộc Vận dụng 3. Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩa gì về hiện tượng nhiều học sinh pha tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp? 4. Em có đồng ý với nhận định sau đây của nhà sử học: Trần Văn Giàu:" Bị đô hộ hàng mười thế kỉ bởi một nước có văn hóa cai hơn mà sau mấy ngàn năm Ta vòn là theo ta" Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp " Ta vẫn là ta" say hơn mười thế kỉ mất nước? Gợi ý 3. Tiếng nói có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc. Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt của mỗi tộc người. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 68 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. 4. Em phản đối hiện tượng các bạn trẻ lạm dụng việc sử dụng tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giao tiếp. Tuy việc sử dụng tiếng lóng cũng có tác dụng nhất định đối với giới trẻ như: khả năng truyền đạt thông tin nhanh, tiết kiệm thời gian (chủ yếu dùng ký hiệu, viết tắt), có những yếu tố sáng tạo làm cho hoạt động giao tiếp cũng phong phú hơn nhưng việc lạm dụng sử dụng quá đà sẽ đánh mất đi bản sắc dân tộc, mất đi sự trong sáng của tiếng Việt Bài 18: Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43) • Những câu thơ trích trong Thiên Nam ngữ lục cho em biết thông tin gì về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? • Dựa vào lược đồ 18.2, em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng • Tìm những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3 Gợi ý Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 69 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Phải trả được mối thù của đất nước • Muốn khôi phục, giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên. • Trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: • Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội). • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Lụy Châu. • Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại. • Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn • Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại. Những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3: " Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà", " việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"," có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương" II. Khởi nghĩa Bà Triệu ( năm 248) Dựa vào tư liệu 18.5 và lược đồ 18.7, em hãy: • Nêu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu? • Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa?
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 70 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Nguyên nhân: Nhà Ngô cai trị nước ta, áp đặt nhiều thứ thuế, bắt thợ thủ công giỏi của nước ta đưa về Trung Quốc => Mâu thuẫn người Việt với chính quyền xảy ra ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc đấu tranh tự chủ diễn ra trong đó có cuộc khởi nghĩa do Bà Triệu lãnh đạo. Những nét chính của cuộc khởi nghĩa: • Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ. • Từ căn cứ Phú Điền (Hậu Lộc, Thanh Hóa), nghĩa quân đánh phá các thành ấp của quan lại nhà Ngô ở quận Cửu Chân rồi đánh ra khắp Giao Châu. • Được tin, nhà Ngô cử tướng Lục Dận đem 6.000 quân sang Giao Châu, chúng vừa đánh, vừa mua chuộc, tìm cách chia rẽ nghĩa quân. • Trước thế giặc mạnh, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Bà Triệu anh dũng hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hóa). => Cuộc khởi nghĩa kết thúc. III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân ( năm 542-603)
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 71 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Em hãy nêu những đóng góp của Lý Bí và triều tiền Lý đối với lịch sử dân tộc • Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lí Bí được Quốc sư quán triều Nguyễn nhận định như thế nào qua tư liệu 18.9 ? Gợi ý Những đóng góp của Lý Bí và triều tiền Lý đối với lịch sử dân tộc: • Lãnh đạp nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, làm chủ Giao Châu giành lại độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 1.000 năm bởi trong thời kỳ Bắc thuộc. • Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân. • Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lí Bí được Quốc sư quán triều Nguyễn nhận định qua tư liệu 18.9: • Cuộc khởi nghĩa Lí Bí đã biết nắm bắt tới thời cơ kháng chiến, giành lại được độc lập cho nước ta, thể hiện được ý chí, lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của nhân dân, ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta • Xây dựng lên nhà nước đầu tiên với chế độ cai trị tự chủ làm tiền đề phát cho nhà Đinh, nhà Lý say này, IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 713-722) • Dựa vào lược đồ 18.10, em hãy trình bày những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 72 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Những nét chính của khởi nghĩa Mai Thúc Loan: Nguyên nhân: Nhà Đường cai trị hà khắc, áp đặt thuế khóa, lao dịch nặng nề => Cuộc khởi nghĩa nổ ra Diễn biến: • Từ Hoan Châu, khởi nghĩa lan rộng ra khắp các châu, huyện • Nhân dân khắp nơi hưởng ứng kể cả Champa, Chân Lạp, tấn công Tống Bình, viên quan đô hộ phải chạy về nước. • Mai Thúc Loan chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn) để xây dựng căn cứ. • Sau đó, ông xưng đế (Mai Hắc Đế), xây dựng thành Vạn An làm quốc đô. => Nền độc lập, tự chủ của dân tộc được duy trì trong gần một thập kỉ (713 - 722). • Năm 722, nhà Đường đem quân 10 vạn quân sang đàn áp. Kết quả: Khởi nghĩa bị dập tắt V. Khởi nghĩa Phùng Hưng ( Khoảng năm 776-791) • Dựa vào lược đồ 18.12, em hãy tóm tắt lại những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phung Hưng? • Tại sao nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bồ Cái Đại Vương?
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 73 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Dựa vào lược đồ 18.12, tóm tắt lại những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng: • Khoảng năm 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải họp quân khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nhân dân các vùng xung quanh nổi dậy hưởng ứng và giành được quyền làm chủ vùng đất của mình. • Ít lâu sau, Phùng Hưng kéo quân bao vây phủ thành Tống Bình và chiếm được thành, sắp đặt việc cai trị đất nước. • Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc kháng chiến. Nhân dân ta gọi Phùng Hưng là Bồ Cái Đại Vương bởi theo quốc tục xưa xưng cha là bố, mẹ là cái. Niên hiệu này nhân dân muốn tỏ lòng biết ơn nhớ tới vị anh hùng đã dũng cảm đứng lên kêu khởi nghĩa, ông tựa như cha mẹ, những người tái sinh ra cho nhân dân ta cuộc sống mới Luyện tập 1. Em hãy nêu những đóng góp chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 74 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 2. Quan sát sơ đồ 18.2, em hãy cho biết: • Những sự kiện lịch sử nào chứng minh tính chất liên tục và rộng lớn của phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc? • Kết quả của các cuộc khởi nghĩa 3. Em hãy hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính của khởi nghĩa Lí Bó và nước Vạn Xuân theo mẫu bên cạnh Thời gian Sự kiện Mùa xuân năm 542 Mùa xuân năm 544 Tháng 5-545 Năm 550 Năm 603 Gợi ý 1. Những đóng góp chung của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời Bắc thuộc: • Dù thất bại nhưng các cuộc khởi nghĩa đã tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc nói chung và của phụ nữ Việt Nam nói riêng. • Phản ánh nỗi bất bình của nhân dân ta trước những chính sách tàn bạo của quân xâm lược. • Thể hiện ý chí quật cường,mong muốn dân tộc được hòa bình,tự do của nhân dân ta. • Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ tiền đề mở dường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này, 2. Quan sát sơ đồ 18.2: • Liên tục: Từ thế kỉ I đến đến đầu thế kỉ X, các cuộc khởii nghĩa của nhân dân ta đã diễn ra liên tiếp, hầu như thế kỉ nào cũng nổ ra khởi nghĩa của nhân dân như: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40-43), Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542-603), khởi nghĩa Mai Thúc Loan ( năm 713-722), khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776-791)
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 75 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Kết quả của các cuộc khởi nghĩa: đều thất bại 3. Hoàn thành bảng thống kê những sự kiện chính của khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân theo mẫu bên cạnh Thời gian Sự kiện Mùa xuân năm 542 Lí Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên, làm chủ Giao Châu Mùa xuân năm 544 Khởi nghĩa Lí Bí thắng lợi, Lí Bí lên ngôi, nước Vạn Xuân ra đời Tháng 5-545 Triệu Quang Phục lãnh đạo nhân dân kháng chống quân xâm lược nhà Lương Năm 550 Triệu Quang Phục xưng vương Năm 603 Nhà Tùy đem quân xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ Vận dụng 4. Giả sử em đang học trong một ngôi trường mang tên một trong những vị anh hùng chống Bắc thuộc, hãy viết thư cho một người bạn để kể về câu chuyện của vị anh hùng đó. Gợi ý Hà Nội ngày 27- 4- 2017 Ngọc thân mến, đã một tháng kể từ ngày tớ chuyển đi. Cậu và mọi người vẫn khỏe cả chứ, tớ nhớ mọi người rất nhiều, thật buồn khi phải xa cậu và mọi người. Tớ đã chuyển đến nơi ở mới, mọi việc đều ổn. Ngày hôm qua tớ đã vào nhập học tại ngôi trường THCS Hai Bà Trưng. Cậu biết không mình rất vui khi được học ngôi trường mang tên hai vị anh hùng của dân tộc này Theo sách sử, thì Hai Bà Trưng là dòng dõi của người đứng đầu cai quản vùng đất Mê Linh vào thời Hùng Vương, gồm hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, giặc phương Bắc cai trị nước ta với chính sách tàn bạo khiến lòng dân vô cùng căm phẫn. Vào mùa xuân năm 40, Thi Sách - chồng của Trưng Trắc bị Tô Định
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 76 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) (một tên Thái Thú người Hán) giết hại. Sự kiện này như một mồi lửa, làm bùng lên lòng căm hận quân đô hộ, và khát vọng độc lập tự chủ trong lòng Hai Bà Trưng. Vậy nên, vào một sáng mùa xuân năm ấy tại đất Mê Linh, Hai Bà Trưng đã làm lễ tế cờ khởi nghĩa. Trong tiếng trống đồng trầm hùng, âm vang lời thề của Hai Bà trước giờ xuất binh: Một xin rửa sạch nước thù, Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng, Ba kêu oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này. Cuộc khởi nghĩa này đã liên kết được sức mạnh toàn dân, trong đó có đông đảo phụ nữ, như các nữ tướng: Thánh Thiên, Lê Chân, Bát Nàn, Thiều Hoa sau đó, lan dần ra toàn quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, Hai Bà Trưng đã quét sạch giặc thù khỏi bờ cõi và được tôn làm vua, đứng đầu đất nước. Nền độc lập quý giá ấy được duy trì trong thời gian ba năm (từ năm 40 đến năm 43). Đến năm 41, nhà Hán sai Phục Ba tướng quân Mã Viện cầm đầu đại quân sang tái xâm lược, Hai Bà Trưng đã dũng cảm đương đầu cùng quân giặc. Tổ chức kháng chiến với những trận đánh lớn từ Tây Vu, Lãng Bạc đến Cẩm Khê. Cuối cùng đã hy sinh anh dũng tại dòng Hát giang vào ngày 6 tháng 2 năm 43, để lại tấm gương oanh liệt nghìn thu. Hai bà chính là tấm gương sáng rọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu chống giặc anh dũng cho con cháu đời sau. Chính vì thế với mình, còn gì tuyệt vời hơn khi được học trong ngôi trường THCS mang tên hai người phụ nữ anh hùng. Mình nhất định sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ để xứng danh là học sinh trường, xứng với sự hi sinh to lớn của những vị anh hùng đã ngã xuống để có một nước Việt Nam xinh đẹp như ngày nay. Thư đã dài rồi, mình dừng bút tại đây. Hi vọng cậu sau khi đọc được lá thư này sẽ hồi âm lại mình, kể cho mình nghe những điều thú vị mà cậu gặp được. Bạn thân
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 77 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Bài 19: Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương 1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ • Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì? • Hãy cho biết những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc? Gợi ý Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện: • Nhà Đường phải buộc thừa nhận người Việt có quyền cai quản đất nước của mình. • Chế độ đô hộ của phong kiến phương Bắc đối với nước ta chấm dứt về danh nghĩa. Những việc làm của Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo để xây dựng nền tự chủ cho dân tộc: • Chủ trương:" Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui" • Tổ chức lại các đơn vị hành chính • Bãi bỏ chính sách bốc lột của quan lại đô hộ • Chiêu mộ thêm binh lính • Chỉnh lại mức thuế, đặt quan lại mới phụ trách việc thu thuế =>Đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc. 2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ • Dựa vào lược đồ 19.2 kết hợp với thông tin trong bài học, em hãy trình bày những điểm chính về diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Dương Đình Nghệ lãnh đạo.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 78 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Diễn biến: • Mùa thu năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc. • Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh tại làng Ràng ( Thiệu Dương, Thanh Hóa) • Năm 931, ông đem quân ra tấn công thành Đại La • Quân Nam Hán xin viện binh nhưng viện binh không kịp đến thì đội quân của Dương Đình Nghệ chiếm được Đại La, chủ động đón đánh quân tiếp viện do Trình Bảo cầm đầu • Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng bị chém đầu. Kết quả: • Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Đất nước ta giành lại được quyền tự chủ, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Luyện tập
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 79 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) 1. Điền sự kiện vào các mốc thời gian trong sơ đồ bên dưới? Tại sao những sự kiện đó lại tạo nên bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X? Gợi ý 1. Các sự kiện theo mốc thời gian: • Năm 905: khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ • Năm 907: Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay, tiến hành nhiều cải cách tiến bộ • Năm 931: Dương Đình Nghệ đem quân ra tấn công thành Đại La • Năm 938: chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng => Những sự kiện đó tạo nên một bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X, chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì mới trong lịch sử dân tộc ta, thời kì độc lập tự chủ dân tộc lâu dài của dân tộc. Vận dụng 2. Em hãy tra cứu thông tin để biết hiện nay có những con đường, trường học, làng xã hay di tích lịch sử, nào mang têm các vị anh hùng dân tộc trong thời Bắc thuộc ờ nơi em đang sống. Gợi ý 2. Tra cứu ví dụ như: • Phố Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội • Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng • Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 80 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Bài 20: Vương quốc Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X I. Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc cổ Champa • Em hãy nêu quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Champa Gợi ý Quá trình hình thành và phát triển của vương quốc Champa: • Cuối thế kỷ II, một thủ lĩnh người địa phương tên là Khu Liên đã lạnh đạo nhân dân đánh phá châu thành, giết thức sử Hán, giành được quyền tự chủ, lập nước với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp • Nước Champa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm. Kinh đô đặt tại Shinhapura ( Duy Xuyên, Quảng Nam) • Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay. • Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Champa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoàng Sơn ở phía bắc sông Dinh ở phía nam • Cuối thế kỉ X, vương triều III kết thúc II. Kinh tế và tổ chức xã hội • Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa. Hoạt động nào quan trong nhất? Vì sao? • Dựa vào sơ đồ 20.4, em hãy cho biết: Xã hội Champa có những tầng lớp nào? Mô tả công việc của họ.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 81 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Gợi ý Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa: • Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò • Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách, nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán. Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất vì đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Xã hội Champa có những tầng lớp: • Vua là người đứng đầu • Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc • Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 82 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu • Quan sát các hình từ 20.5 đến 20.7, em hãy nêu những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ X Gợi ý • Thành tựu văn hóa tiêu biểu của Champa từ thế kỉ II đến thế kỉ IV • Từ thế kỉ IV, dân tộc Chăm đã có chữ viết bắt nguồn từ chữ Phạn của Ấn Độ. • Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo. • Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc • Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi, • Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này ( di tích Mỹ Sơn) Luyện tập 1. Biển giữ vai trò gì trong đời sống kinh tế của cư dân Champa xưa? 2. Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa. Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng? Gợi ý 1. Biển giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế của cư dân Champa xưa. Biển cung cấp cá, tôm, thủy hải sản cho con người, là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi sản vật với thuyền buôn đến từ nước ngoài. 2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa: • Nông nghiệp: chủ yếu là lúa nước, ngoài ra còn có các loại cây ăn quả, cây lương thực khác. Sử dụng công cụ bằng sắt và sức kéo trâu bò. Họ đã biết sử dụng guồng nước trong sản xuất. • Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách, nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương • Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán. Hoạt động kinh tế đánh bắt cá vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 83 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Vận dụng 3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến nay? Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới? Gợi ý • Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của vương quốc Champa vẫn được bảo tồn đến nay như di tích Mỹ Sơn, Khương Mỹ, Trà Kiệu, Chánh Lộ và Tháp Mẫm. • Di tích văn hóa Chăm nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới là thánh địa Mỹ Sơn • Bài 21: Vương quốc cổ Phù Nam I. Qúa trình thành lập, phát triển và suy vong của Phù Nam • Em hãy nêu quá trình hình thành, phát triển về suy vong của vương quốc Phù Nam Gợi ý Quá trình hình thành, phát triển về suy vong của vương quốc Phù Nam Hình thành: • Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I Phát triển: • Từ thế kỉ III-V, là quốc gia phát triển nhất,là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa • Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang Suy vong: • Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính • Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII II. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội • Em hãy nêu những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam • Em hãy kể tên những tầng lớp trong xã hội Phù Nam
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 84 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Chức năng chính của thành thị Óc Eo là gì? Những tầng lớp cư dân nào trong xã hội cư trú ở Óc Eo trước khi nó sụp đổ? Gợi ý Những hoạt động kinh tế chính của cư dân Phù Nam: • Chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa, nông nghiệp phát triển, gieo một năm, gặt hái ba năm • Thủ công nghiệp độc đáo • Buôn bán, giao lưu thương mại, trao đổi sản vật và hàng hóa với thương nhân các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Ả Rập, Mã Lai, Những tầng lớp trong xã hội Phù Nam: quý tộc, nông dân, thương nhân, thợ thủ công. Chức năng chính của thành thị Óc Eo: là thương cảng nơi diễn ra các hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa lớn thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước. III. Một số thành tự văn hóa • Dựa vào thông tin và những tư liệu bên dưới, em hãy trình bày những đặc trưng cơ bản về văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Phù Nam Gợi ý Những đặc trưng cơ bản về văn hóa vật chất và tinh thần của cư dân Phù Nam: * Đời sống vật chất: • Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ. •Ở: Tập quán ở nhà sàn. • Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố. * Đời sống tinh thần: • Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực). • Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ. • Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 85 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) • Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức. Luyện tập 1. Em hãy xác định các mốc thời gian (theo thế kỉ) trong sơ đồ bên dưới về quá trình hình thành, phát triển và sụp đổ của vương quốc Phù Nam 2. Tổ chức xã hội của Phù Nam có gì giống và khác so với tổ chức xã hội của Champa? Gợi ý Xác định các mốc thời gian (theo thế kỉ) trong sơ đồ: • Thành lập: Cuối thế kỷ II (năm 192) • Phát triển: từ thế kỉ thứ III-V • Suy yếu: thế kỉ VI • Sụp đổ: Cuối thế kỉ X So sánh tổ chức xã hội của Champa và Phù Nam Giống nhau: vẫn theo thể chế vua đứng đầu, dưới vua có nhiều tầng lớp xã hội khác nhau như nông dân, quý tộc, thương nhân và thợ thủ công, Khác nhau: Với Champa, nông nghiệp là chính nên nông dân chiếm phần lớp nhưng với Phù Nam do buôn bán, công nghiệp, ngoại thương phát triển nên tầng lớp quý tộc, thương nhân, thợ thủ công giữ vai trò quan trọng trong tổ chức xã hội của Phù Nam Vận dụng 3. Theo em, nét văn hóa nào của cư dân cổ Phù nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay? Gợi ý
- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK LỊCH SỬ 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO 86 Fb Nguyễn Trang Nhung (Sưu tầm - Tổng hợp) Nét văn hóa nào của cư dân cổ Phù nam còn được lưu giữ trong đời sống của người Nam Bộ hiện nay như ở nhà sàn, nhiều nơi vẫn còn di chuyển bằng ghe thuyền, bia Đồng Tháp Mười khắc bằng chữ Phạn vẫn còn khá nguyên vẹn, nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là gỗ, một số sản phẩm kim hoàn và nhiều bức phù điêu vẫn còn tồn tại đến nay. HẾT