Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 3 trang Hương Liên 25/07/2023 2630
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_i_mon_lich_su_lop_6_nam_hoc_2019_202.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì I môn Lịch sử Lớp 6 - Năm học 2019-2020 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I HUYỆN VĨNH THUẬN NĂM HỌC: 2019-2020 TỔ: LỊCH SỬ 1 MÔN: LỊCH SỬ 6 Câu 1: Lịch sử là gì? Tại sao chúng ta cần phải học lịch sử? Hướng dẫn trả lời: - Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ. Là toàn bộ những họat động của con người từ khi xuất hiện đến nay. - Vì có học lịch sử chúng ta mới biết cội nguồn của dân tộc, biết những gì đã xảy ra trong quá khứ để bản thân biết kế thừa, phát huy những gì đã có. Câu 2: Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã? Hướng dẫn trả lời: - Khi công cụ lao động bằng kim loại ra đời đã làm cho sản xuất phát triển, của cải dư thừa, vì thế xã hội có người giàu và người nghèo. - Khi xã hội phân biệt giàu nghèo, họ không thể làm chung ăn chung như trước kia nên xã hội nguyên thuỷ tan rã. Câu 3. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? - Có 3 tầng lớp chính: quý tộc, nông dân công xã, nô lệ. + Quý tộc: là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế, bao gồm vua, quan lại và tăng lữ. + Nông dân công xã: đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính. + Nô lệ: là những người hầu hạ, phục dịch cho quý tộc, thân phận không khác gì con vật. Câu 4: Người nguyên thuỷ sống như thế nào? Hướng dẫn trả lời: - Sống theo bầy đàn trong hang động, mái đá. - Dựa vào săn bắt, hái lượm. - Biết ghè đẽo đá làm công cụ. - Biết dùng lửa để nướng thức ăn và sưởi ấm. Câu 5: Trình bày đời sống vật chất của cư dân Văn Lang. Hướng dẫn trả lời:
  2. - Ở: nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền làm bằng tre, nứa, gỗ có cầu thang lên xuống. - Đi lại: chủ yếu bằng thuyền. - Ăn: + Thức ăn chủ yếu của họ là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. + Trong bửa ăn dùng mâm, bát, muôi; biết dùng gừng làm gia vị. - Mặc: + Nam: đóng khố, mình trần, chân đất. + Nữ: mặc váy, áo xẽ giữa có yếm che ngực; tóc nhiều kiểu. Câu 6: Nêu lí do ra đời của nhà nước Văn Lang. Hướng dẫn trả lời: Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh khá phức tạp: + Làng chạ ổn định; sản xuất phát triển. + Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo ngày càng sâu sắc. + Tập hợp người dân đấu tranh chống thiên nhiên. + Giải quyết xung đột giữa các bộ lạc, chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Câu 7: Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì? Hướng dẫn trả lời: - Không nên chủ quan trước kẻ thù. - Phải tin tưởng vào trung thần. - Phải dựa vào nhân dân để chống giặc ngoại xâm. Câu 8: Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? Theo em tại sao lại có sự phân công lao động? Hướng dẫn trả lời: - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, từ đó xuất hiện sự phân công lao động. + Nam: săn bắt, đánh cá, làm nghề thủ công nghiệp, làm nông nghiệp + Nữ: ngoài việc nhà còn tham gia sản xuất nông nghiệp, dệt vải, làm đồ gốm. - Có sự phân công lao động trong xã hội là vì: sản xuất phát triển, lao động càng phức tạp hơn đòi hỏi mọi người phải có chuyên môn hoá, như thế sẽ đỡ sự nặng nhọc hơn, chất lượng cao hơn. Câu 9: Những nét mới về công cụ sản xuất? Ý nghĩa việc phát minh ra thuật luyện kim?
  3. Hướng dẫn trả lời: - Những nét mới về công cụ sản xuất: + Công cụ có nhiều loại: rìu đá có vai mài nhẵn 2 mặt, lưỡi đục; bàn mài và nhiều mảnh cưa đá. + Đồ gốm nhiều loại có hoa văn; bên cạnh đó còn có đồ trang sức; xuất hiện chì lưới bằng đất nung. - Ý nghĩa việc phát minh ra thuật luyện kim: là một phát minh quan trọng, làm công cụ theo ý muốn, năng suất lao động tăng dẫn đến cuộc sống ổn định hơn. Câu 10: Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang. Nêu nhận xét của em về tổ chức bộ máy nhà nước này. Hướng dẫn trả lời: *Sơ đồ: sách giáo khoa trang 37. *Nhận xét: bộ máy nhà nước tuy đơn giản nhưng là chính quyền cai quản cả nước.