Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 6 trang Hương Liên 24/07/2023 1320
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2015_20.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PGD&ĐT huyện Vĩnh Thuận Hướng dẫn ôn tập HK II Tổ bộ môn: Hoá học Môn : Hoá học 8 Năm học: 2015-2016 PHẦN 1: LÝ THUYẾT Câu 1: Thế nào là phản ứng hóa hợp ? Viết phương trình hóa học minh họa. Mục 2 ghi nhớ - SGK trang 86- PTHH Câu 2: Thế nào là phản ứng thế ? Viết phương trình hóa học minh họa. Mục 3 ghi nhớ - SGK trang 116- PTHH Câu 3: Thế nào là phản ứng phân huỷ ? Viết phương trình hóa học minh họa. Mục 3 ghi nhớ - SGK trang 94- PTHH Câu 4: a/ Nêu khái niệm về bazơ ? Cho ví dụ minh họa và gọi tên ? Mục 2 ghi nhớ- SGK trang 129 - VD b/ Nêu khái niệm về axit ? Cho ví dụ minh họa và gọi tên ? Mục 1 ghi nhớ- SGK trang 129 - VD Câu 5: a/ Nêu khái niệm về oxit ? có mấy loại oxit? Cho ví dụ mỗi loại và gọi tên? Mục 1,3 ghi nhớ- SGK trang 91 - VD b/ Nêu khái niệm về muối ? có mấy loại muối? Cho ví dụ mỗi loại và gọi tên? Mục 3 ghi nhớ- SGK trang 129 – có 2 loại muối: VD Câu 6: Dung dịch là gì? Cho ví dụ minh họa. SGK trang 137 Câu 7: Trình bày phương pháp điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa ? Mục 2 kết luận trang 93 (hoặc mục 1 ghi nhớ trang 94 )– PTHH Câu 8: Trình bày tính chất hóa học của khí oxi? Viết PTHH minh họa ? +Tác dụng với phi kim: PTHH minh họa. +Tác dụng với kim loại: PTHH minh họa. +Tác dụng với hợp chất: PTHH minh họa. Câu 9: Trình bày tính chất hóa học của khí hiđro? Viết PTHH minh họa ? +Tác dụng với oxi: PTHH minh họa. +Tác dụng với 1 số oxit kim loại: PTHH minh họa. Câu 10: Trình bày tính chất hóa học của nước ? Viết PTHH minh họa ?
  2. +Tác dụng với kim loại mạnh (như: K, Na, ): PTHH minh họa. +Tác dụng với 1 số oxit bazơ: PTHH minh họa. +Tác dụng với 1 số oxit axit: PTHH minh họa. Câu 11: a/ Nêu khái niệm nồng độ phần trăm của dung dịch. b/ Nêu khái niệm nồng độ mol của dung dịch. a. Nồng độ phần trăm của dung dịch cho biết số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. b. Nồng độ mol của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. Câu 12: a/ Hãy viết công thức tính nồng độ phần trăm? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? ( Biết áp dụng công thức vào bài tập ) b/ Hãy viết công thức tính nồng độ mol ? Nêu ý nghĩa và đơn vị của từng đại lượng có trong công thức? ( Biết áp dụng công thức vào bài tập ) a.Mục 1SGK/ trang 143 b.Mục 2 SGK/ trang 144 PHẦN 2: BÀI TẬP Câu 13: a/ Có 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các chất khí sau: oxi, không khí và hidro. Hãy trình bày phương pháp để nhận biết 3 lọ khí trên? b/ Trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng riêng biệt các dung dịch không màu sau: Na2SO4 , H2SO4 , KOH. Gợi ý: a/ - đánh dấu thứ tự mỗi lọ, - có thể dùng que đóm đang cháy nhận biết - hiện tượng ( nhận biết cách khác đúng vẫn được) b/ - đánh dấu thứ tự mỗi lọ, - có thể dùng quỳ tím nhận biết - hiện tượng ( nhận biết cách khác đúng vẫn được) Câu 14: a/ Đọc tên của những chất có công thức hóa học ghi dưới đây : HCl ; H2SO4 ; Fe(OH)3 ; NaOH; NaHCO3, SO2 ; FeO; FeCl2 b/Viết công thức hóa học của những muối có tên gọi dưới đây : Đồng (II) clorua ; Kali nitrat ; sắt(III)sunfat ; magie hiđrocacbonat.
  3. Câu 15: Hãy lập phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào? a/ N2O5 + H2O HNO3 t0 b/ K + O2 K2O t0 c/ Cu(OH) CuO + H O 2 t0 2 d/ Fe (OH)3 Fe2O3 + H2O e/ Al + CuCl 2 AlCl3 + Cu f/ Al + HCl AlCl3 + H2 Câu 16: Để điều chế khí Hiđro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng 6,5 g kẽm tác dụng với dung dịch axit clohđric (dư). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra ? b/ Tính thể tích khí Hiđro (đktc) thu được ? c/ Tính khối lượng axit clohđric cần dùng ? Hướng dẫn trả lời: m -Tính số mol kẽm phản ứng.(n = ) M -Viết PTHH -Dựa trên PTHH tìm số mol của H2 và HCl. -Từ số mol của H2 tính được thể tích của khí hiđro ở đktc. (V = n. 22,4) -Từ số mol của HCl tính được khối lượng HCl cần dùng.(m = n. M) ( tính cách khác đúng vẫn được) Câu 17: Cho 4,6 gam natri vào nước ( dư). a/ Viết phương trình phản ứng xảy ra ? b/ Tính thể tích khí Hiđro (đktc) thu được? c/ Tính khối lượng natri hiđroxit thu được sau phản ứng ? Hướng dẫn trả lời: m -Tính số mol Na phản ứng (n = ). M -Viết PTHH. -Dựa trên PTHH tìm số mol của H2 và NaOH. -Từ số mol của H2 tính được thể tích của khí hiđro ở đktc. (V = n. 22,4). -Từ số mol của NaOH tính được khối lượng của NaOH thu được (m = n. M).
  4. ( tính cách khác đúng vẫn được) Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 4,8 g lưu huỳnh trong khí oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit. a/ Viết phương trình hóa học xảy ra. b/ Tính thể tích khí oxi (đktc) cần dùng. c/ Để điều chế lượng khí oxi trên, người ta cần phải phân hủy bao nhiêu gam kaliclorat ? Hướng dẫn trả lời: m -Tính số mol S phản ứng (n = ). M -Viết PTHH (1). -Dựa trên PTHH(1) tìm số mol của O2 . -Từ số mol của O2 tính được thể tích của khí O2 ở đktc. (V = n. 22,4). - Viết PTHH phân hủy kaliclorat (2) - Dựa trên PTHH (2) từ số mol của O2 tìm số mol củaKClO3 . -Từ số mol của KClO3 tính được khối lượng của KClO3 cần dùng (m = n. M). ( tính cách khác đúng vẫn được) Đáp án: Câu 16: b/ V 2,24(lit) ; c/ m =7,3 (g) H 2 HCl Câu 17: b/ V 2,24(lit) ; c/ m =8(g) H 2 NaOH Câu 18: b/ V 3,36(lit) ; c/ m 12,25(g) O2 KClO3 GV lưu ý: Phần bài tập trên chỉ là các dạng ví dụ để tham khảo .