Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

doc 7 trang Hương Liên 24/07/2023 1430
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2015_20.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận

  1. PGD&ĐT huyện Vĩnh Thuận Hướng dẫn ôn tập HK II Tổ bộ môn: Hoá học Môn : Hoá học 9 Năm học: 2015-2016 I/ Lí thuyết Câu 1. Trình bày tính chất vật lí của glucozơ, rượu etylic. Gợi ý: *Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. *Rượu etylic -Chất lỏng, không màu, sôi ở 78,3oC. -Nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất khác như Iot, benzen, Câu 2. Viết công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen. Metan Etilen Axetilen Benzen H H H  H H  C  H H H  C C H H–C  C–H H H H H H Câu 3. Viết công thức cấu tạo của rượu etylic, axit axetic. (công thức cấu tạo của rượu etylic: SGK mục II trang 136 công thức cấu tạo của axit axetic: SGK mục II trang 140) Câu 4. Nêu tính chất hoá học của metan, etilen, axetilen và benzen ? Viết phương trình hoá học minh hoạ. a/ Tính chất hoá học của metan: *Tác dụng với Oxi (phản ứng cháy): t0 CH4 2O2  CO2  2H2O Hỗn hợp CH4 và O2 trộn theo tỉ lệ 1: 2 về thể tích là hỗn hợp nổ mạnh. * Tác dụng với Clo (phản ứng thế): H H  as  H CH ClCl  H CCl HCl   H H b/ Tính chất hoá học của Etilen: t0 * Tác dụng với Oxi(phản ứng cháy): C2H4 3O2  2CO2 2H2O * Tác dụng với dung dịch Brom (phản ứng cộng):
  2. CH2 = CH2 + Br – Br Br – CH2 – CH2 – Br. H.tượng: etilen làm mất màu dung dịch Brom. * Phản ứng trùng hợp: PTHH( mục 3 trang 118 SGK) c/ Tính chất hoá học của Axetilen: *. Tác dụng với Oxi (phản ứng cháy):PTHH * Tác dụng với dung dịch Brom (phản ứng cộng): PTHH Hiện tượng: Axetilen làm mất màu dung dịch Brom. d/ Tính chất hoá học của Benzen: * Tác dụng với Oxi(phản ứng cháy): to 2C6H6 +15O2  12CO2 + 6H2O * Phản ứng thế với Brom lỏng: Fe, to C6H6+Br2  C6H5Br+ HBr * Phản ứng cộng: Ni, to C6H6+ H2  C6H12 KL: Do có cấu tạo đặc biệt nên Benzen vừa có phản ứng thế, vừa có phản ứng cộng,. Tuy nhiên phản ứng cộng của benzen xảy ra khó khăn hơn so với etilen và axetilen. Câu 5. Nêu tính chất hoá học của rượu etylic, axit axetic? Viết phương trình hoá học minh hoạ. a/Tính chất hoá học của rượu etylic: + tác dụng với oxi: PTHH + tác dụng với kim loại mạnh như natri, kali: PTHH + tác dụng với axit axetic: PTHH b/Tính chất hoá học của axit axetic: +có tính chất của axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, t/d với 1 số kim loại, t/d với oxit bazơ, t/d với bazơ, t/d với muối, + PTHH + Tác dụng với rượu etylic (pư este hóa) o ddH2SO4đặc t CH3COOH(l) + C2H5OH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) Câu 6. Nêu tính chất hoá học của chất béo ? Viết phương trình hoá học minh hoạ. * Thủy phân trong môi trường axit: (p/ư thủy phân) Axit,to (RCOO)3C3H5 +3 H2O  3 RCOOH + C3H5(OH)3 *Thủy phân trong môi trường kiềm: (p/ư xà phòng hóa) to (RCOO)3C3H5 + 3NaOH  3RCOONa + C3H5(OH)3 Câu 7. Trình bày ứng dụng của benzen, glucozơ? a/ Trình bày ứng dụng của benzen: - Nguyên liệu để sản xuất chất dẻo, phẩm nhuộm, thuốc trừ sâu, dược phẩm
  3. - Làm dung môi trong công nghiệp, b/ Trình bày ứng dụng của glucozơ: Pha huyết thanh -Sản xuất Vitamin C -Tráng gương, tráng ruột phích II/ Bài tập Câu 1.Trên nhãn một chai rượu có ghi số: rượu 450. a. Giải thích ý nghĩa con số trên? b. Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 450? Hướng dẫn trả lời: a. Giải thích ý nghĩa con số trên? 100ml rượu 450 chứa 45ml rượu etylic nguyên chất b. Tính số ml rượu etylic có trong 500 ml rượu 450? Trong 100ml rượu 450 có 45ml rượu etylic nguyên chất Trong 500ml rượu 450 có x ml rượu etylic nguyên chất x= 500 . 45/100= 225 (ml) Đáp số : 225 (ml) c. Có thể pha được bao nhiêu lít rượu 250 từ 500 ml rượu 450 Từ câu b ta có trong 500ml rượu 450 có 225 ml rượu etylic nguyên chất Vr.100 Vr.100 có thể áp dụng công thức tính độ rượu; Đr= Vhh = Vhh Đr Đáp số : 900 (ml) Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan. Hãy: a/ Tính thể tích khí oxi cần dùng. b/ Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. (Biết thể tích các khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Hướng dẫn trả lời: a/ Số mol của metan: 11,2/22,4= 0,5 mol Phản ứng cháy của metan: t 0 C H 4 2 O 2   C O 2  2 H 2 O 1mol 2mol 0,5mol 1mol Thể tích khí oxi là : 1 . 22,4= 22,4(l) b/ Thể tích không khí cần dùng là: Vkk= 22,4 . 100/20=112(l) Câu 3. Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau: a. CH4, C2H2, CO2
  4. b. C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH Hướng dẫn trả lời: a. CH4, C2H2, CO2 - Đánh dấu thứ tự cho mỗi lọ, - có thể dùng dd Ca(OH)2 dư nhận biết CO2 (làm đục nước vôi trong), còn lại là không hiện tượng. Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O - Dẫn 2 mẩu thử còn lại qua dd Brom dư (da cam), mẩu nào làm dd Brom mất màu là C2H2 còn lại là CH4 H2O C2H2 Br2  C2H2Br4 b. C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH - Đánh dấu thứ tự cho mỗi lọ, - Lấy mỗi chất ra một ít cho vào ống nghiệm để làm mẩu thử. - có thể dùng quỳ tím nhận ra CH3COOH - dùng nước nhận ra 2 mẩu thử còn lại. ( nhận biết cách khác đúng vẫn được) Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam rượu etylic. a. Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở điều kiện tiêu chuẩn. b. Tính thể tích không khí (đktc) cần dùng cho phản ứng trên, biết oxi chiếm 20% thể tích của không khí. Gợi ý: m -Tính số mol rượu etylic phản ứng.(n = ) M -Viết PTHH -Dựa trên PTHH tìm số mol của CO2; O2. -Từ số mol của CO2 tính được thể tích của khí CO2 ở đktc. (V = n. 22,4) b/Từ số mol của O2 tính được thể tích của khí O2 ở đktc. (V = n. 22,4) - tính thể tích không khí (đktc) cần dùng= VO2 x 100/20 ( tính cách khác đúng vẫn được) Giải: - Số mol của C2H5OH là: nC2H5OH= 9,2/46= 0,2 (mol) t 0 C 2 H 5 O H 3 O 2   2 C O 2 3 H 2 O 1mol 3mol 2mol 0,2mol 0,6mol 0,4mol a/ Thể tích khí CO2 là: VCO2 = 0,4x22,4 = 8,96 ml b/ Thể tích khí O2 là: VO2= 0,6 x22,4= 13,44 (l)
  5. Thể tích không khí là: Vkk = 13,44 x100/20= 67,2 (l) Đáp số : a) 8,96 (lit), b) 67,2 (lit) Câu 5. Cho 22,4 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric làm xúc tác, thu được 13,8 gam rượu etylic.Hãy tính hiệu suất phản ứng cộng nước của etilen Giải: - Số mol của etilen: 22,4/22,4= 1mol axit C2H4 + H2O → C2H5OH 1mol 1 mol - Khối lượng của rượu etylic thu được theo PTHH (lí thuyết) là: mC2H5OH = 1 . 46 = 46 (g) Thực tế bài cho là 13,8 g nên hiệu suất phản ứng là: 13.8 H% = x100%= 30% 46 Đáp số : H% = 30%( tính cách khác đúng vẫn được) Câu 6. Đốt cháy 3 gam chất hữu cơ A, thu được 8,8 gam khí CO2 và 5,4 gam H2O. a. Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào? b. Biết phân tử khối của A nhỏ hơn 40.Tìm công thức phân tử của A. c. Chất A có làm mất màu dung dịch brom không? d. Viết phương trình hoá học của A với clo khi có ánh sáng. Giải - số mol của CO2 và H2O nCO2 = 8,8/44= 0,2 mol nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol a/ Khối lượng của cacbon và hidro là mC = 0,2 . 12= 2,4 g mH = 0,3 . 2 = 0,6 g khối lượng của H và C trong A = 2,4+0,6= 3g A chỉ chứa C và H. Vậy công thức phân tử của A là CxHy, không có nguyên tố oxi x 2.4 0.6 1 b/ Lập tỉ lệ = : = y 12 1 3 Công thức của A (CH3) n< 40 15n < 40 n < 2,66 → n = 1 , công thức phân tử của A là CH3 (vô lí). → n = 2, công thức phân tử của A là C2H6 (hợp lí). c/ Chất A không làm mất màu dd brom d/ C2H6 + Cl2 (ánh sáng)→C2H5Cl + HCl ↑.
  6. Đáp số : b) C2H6 ( tính cách khác đúng vẫn được) Câu 7. Cho 60 gam CH3-COOH tác dụng với 100 gam CH3-CH2-OH thu được 55 gam CH3-COO-CH2-CH3 a. Viết phương trình hoá học và gọi tên sản phẩm của phản ứng. b. Tính hiệu suất của phản ứng trên. Giải: a/ - Số mol của CH3-COOH ban đầu là: nCH3COOH = 60/60= 1 mol - Số mol của C2H5-OH ban đầu là: nC2H5OH = 100/46= 2,174 mol o dd H2SO4 đặc, t CH3COOH(l) + C2H5OH(l) CH3COOC2H5(l) + H2O(l) 1 mol 1 mol 1 mol - Tên sản phẩm chính là: CH3COOC2H5 (etyl axetat). Theo đề và PTHH, ta có tỉ lệ so sánh sau: nC2H5OH tham gia = 1mol < 2,174 mol → C2H5OH dư. b/ Khối lượng của etyl axetat thu được theo PTHH (lí thuyết) là: meste = neste. Meste = 1. 88 = 88 g Thực tế bài cho là 55 g CH3COOC2H5 nên hiệu suất phản ứng là: 55 H% = .100% = 62,5 % 88 Đáp số : H% = 62,5% ( tính cách khác đúng vẫn được) GV lưu ý: Phần bài tập trên chỉ là các dạng ví dụ để tham khảo .