Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7- Năm học 2015-2016

doc 2 trang Hương Liên 24/07/2023 1490
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7- Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2015_2.doc

Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì II môn Sinh học Lớp 7- Năm học 2015-2016

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN SINH HỌC 7 NĂM HỌC: 2015-2016 Câu 1: Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch giúp chúng thích nghi đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn? HD Trả lời: Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào bảng “Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch” trang 114 để trả lời từng ý. Câu 2: Trình bày đặc điểm chung của lưỡng cư? HD Trả lời: các đặc điểm chung về: môi trường sống, da, cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể. Câu 3: Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn? HD Trả lời: GV hướng dẫn HS dựa vào bảng “Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống ở cạn” trang 125 để trả lời. Câu 4: Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát? HD Trả lời: GV hướng dẫn HS trả lời các đặc điểm sau: môi trường sống, vảy, cổ, vị trí màng nhĩ, cơ quan hô hấp, các hệ cơ quan dinh dưỡng, hệ sinh dục, sự thụ tinh, trứng, thân nhiệt. Câu 5: Nêu vai trò của các lớp: lưỡng cư, bò sát, chim? HD Trả lời: Dựa vào mục IV bài 40 để trả lời, chú ý vai trò quan trọng là có ích cho nông nghiệp và cung cấp thực phẩm. Từ đó nêu biện pháp bảo vệ sự đa dạng các loài bò sát ở địa phương. Câu 6: Nêu đặc điểm của bộ cá voi? HD Trả lời: Dựa vào phần II bải 49 để trả lời. Câu 7: Trình bày cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? HD Trả lời: GV hướng dẫn HS dựa vào bảng 1 “Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu” trang 135 để trả lời: thân hình thoi, cổ dài, chi trước biến thành cánh, chi sau có 3 ngón truớc 1 ngón sau, lông ống tạo thành phiến mỏng, lông tơ tạo thành chùm lông xốp. Câu 8: Lớp chim được chia làm những nhóm sinh thái lớn nào? So sánh đặc điểm của các nhóm đó? HD Trả lời: - Có 3 nhóm sinh thái: Nhóm chim chạy, Nhóm chim bay, Nhóm chim bơi. - Lập bảng so sánh: Nhóm chim Cánh Cơ ngực Chân Ngón Không phát Chim chạy Ngắn, yếu Cao, to, khỏe 2-3 ngón triển 4 ngón có màng Chim bay Dài, khỏe Rất phát triển Ngắn bơi To, có vuốt Chim bơi Dài, khỏe Phát triển 4 ngón cong 1
  2. Câu 9: Trình bày đặc điểm chung của lớp chim? HD Trả lời: - GV hướng dẫn HS nêu các đặc điểm chung về: mình có lông vũ bao phủ; đặc điểm chi trước; cấu tạo mỏ; hệ hô hấp; hệ tuần hoàn; thân nhiệt; sự sinh sản: tập tính đẻ trứng, chăm sóc trứng. Câu 10: Nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù? HD Trả lời: GV hướng dẫn HS dựa vào bảng “Đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù” mục II bài 46 trang 150 để trả lời. Câu 11: Nêu vai trò của lớp thú? Để bảo vệ các loài thú quý hiếm, chúng ta cần làm gì? HD Trả lời: - GV hướng dẫn HS dựa vào thông tin trang 168 và 169 mục III bài 51 để nêu vai trò của thú - Biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thú: + Đẩy mạnh phong trào bảo vệ động vật hoang dã. + Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị cao. + Cấm săn bắt buôn bán động vật hoang dã + Thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia để bảo vệ thú quý hiếm. Câu 12: Trình bày đặc điểm chung của lớp thú? HD Trả lời: GV hướng dẫn HS nêu được các đặc điểm chung: bộ răng, bộ lông, hệ tuần hoàn, sự phát triển của hệ thần kinh, sự sinh sản, tập tính chăm sóc con, nhiệt độ cơ thể. Câu 13: Hãy nêu ý nghĩa sinh học của hiện tượng thụ tinh trong, thai sinh? - Thụ tinh trong: Tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ tinh cao hơn; sự phát triển của phôi an toàn. - Thai sinh (đẻ con): Phôi phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn; chất dinh dưỡng của mẹ truyền cho con qua nhau thai nên không phụ thuộc môi trường ngoài Câu 14: So sánh sự khác nhau giữa hình thức sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính? Hình thức nào tiến hoá hơn? HD Trả lời: lập bảng so sánh: Sinh sản vô tính Sinh sản hữu tính - Không có sự kết hợp giữa tế bào sinh - Có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực dục đực và tế bào sinh dục cái và tế bào sinh dục cái. - Các hình thức: phân đôi, mọc chồi - Các hình thức: Thụ tinh ngoài, thụ tinh trong. - Tiến hoá hơn. Câu 15: Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới Động vật? HD Trả lời: dựa vào thông tin trang 183, mục II bài 56. Cây phát sinh giới động vật cho biết mối quan hệ giữa các loài động vật; nguồn gốc của các loài; số lượng loài; vị trí tiến hoá của các loài. 2