Hướng dẫn thi học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020

docx 6 trang Hương Liên 25/07/2023 2210
Bạn đang xem tài liệu "Hướng dẫn thi học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxhuong_dan_thi_hoc_ki_i_mon_dia_li_lop_9_nam_hoc_2019_2020.docx

Nội dung text: Hướng dẫn thi học kì I môn Địa lí Lớp 9 - Năm học 2019-2020

  1. HƯỚNG DẪN ÔN TẬP THI HỌC KỲ I MÔN: ĐỊA LÝ - LỚP 9 NĂM HỌC: 2019-2020 Câu 1: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện như thế nào? Gợi ý trả lời : - Nước ta có tất cả 54 dân tộc cùng chung sống, gắn bó với nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. - Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng rất phong phú, giàu bản sắc thể hiện qua ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán, Câu 2: Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề cần được quan tâm ở nước ta? Những giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta? Gợi ý trả lời : * Tại vì: - Nước ta có lực lượng lao động dồi dào (mỗi năm tăng hơn 1 triệu lao động). Lực lượng lao động phân bố không đều (ở thành thị thiếu lao động, còn ở nông thôn thừa lao động). - Kinh tế nước ta thì đang trên đà phát triển cho nên giải quyết việc làm là vấn đề khó khăn của xã hội nước ta cần phải quan tâm. * Những giải pháp: + Cần phân bố lại lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn. + Đa dạng hóa các loại hình kinh tế ở nông thôn. + Đưa ra nhiều hình thức đào tạo, nâng cao tay nghề xuất khẩu lao động. Câu 3: Trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế nước ta đạt được những thành tựu và thách thức gì? Gợi ý trả lời : * Thành tựu: - Kinh tế tăng trưởng vững chắc. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Kinh tế ngày càng phát triển và hướng ra xuất khẩu. Nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. * Thách thức: - Xã hội Việt Nam còn phân hóa giàu nghèo. Môi trường ngày càng ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. - Nhiều vấn đề như việc làm, giáo dục, y tế Chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội. Sự cạnh tranh và biến động của thị trường khu vực và thế giới. Câu 4: Nước ta có mấy loại rừng? Nêu chức năng của từng loại rừng? Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích gì? Gợi ý trả lời : 1
  2. * Nước ta có 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng. * Chức năng: - Rừng phòng hộ: Phòng chống thiên tai bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp dân dụng. - Rừng đặc dụng: Bảo vệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm. * Lợi ích: Bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế lũ lụt, hạn hán và sa mạc hóa, Góp phần bảo vệ đất, bảo vệ nguồn gen quý giá. Cung cấp lâm sản cho sản xuất và đời sống. Câu 5: Ngành thuỷ sản nước ta có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? Gợi ý trả lời : * Thuận lợi: - Việt Nam có đường bờ biển dài 3.260 km. - Có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, đầm phá, có ba nguồn nước: Lợ, mặn, ngọt. - Có 4 ngư trường lớn: Cà Mau- Kiên Giang; Ninh Thuận - Bình Thuận; Hải Phòng - Quảng Ninh; hai quần đảo là Hoàng sa – Trường Sa. * Khó khăn: - Ngành thủy sản đòi hỏi phải đầu tư vốn nhiều. - Môi trường ngày càng bị ô nhiễm. - Thiên tai thường xuyên xảy ra. * Những tỉnh dẫn đầu sản lượng khai thác: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận. Câu 6: Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc? Gợi ý trả lời : Tiều vùng Điều kiện tự nhiên Thế mạnh kinh tế - Địa hình: Núi trung bình, núi thấp, - Khai thác khoáng sản: Than, có nhiều dãy núi cánh cung. chì phát triển thủy điện, trồng Đông Bắc - Khí hậu: Có mùa đông lạnh rừng, cây công nghiệp, du lịch sinh thái, kinh tế biển. - Địa hình: Núi cao hiểm trở. - Phát triển thủy điện, trồng - Khí hậu: Mùa đông ít lạnh hơn. rừng và cây công nghiệp, chăn Tây Bắc nuôi gia súc lớn. Câu 7: Tại sao nói du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ? Gợi ý trả lời : - Địa điểm du lịch lịch sử: Làng Kim Liên, Ngã ba Đồng Lộc, đường mòn Hồ Chí Minh. - Địa điểm du lịch lịch di sản văn hóa và di sản thiên nhiên: Cố đô Huế, động Phong Nha- Kẻ Bàng. - Địa điểm du lịch lịch sinh thái, nghỉ mát: Vườn quốc gia Bạch Mã, bãi biển Sầm sơn, Cửa Lò, Thuận An, Lăng Cô. 2
  3. Câu 8: Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng Sông Hồng có những thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội? Gợi ý trả lời : * Thuận lợi: - Đất phù sa màu mỡ, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi cho thâm canh lúa nước. - Thời tiết mùa đông thuận lợi cho việc trồng một số cây ưa lạnh. - 1 số khoáng sản có gía trị đáng kể: Đá vôi, than nâu, khí tự nhiên. - Biển và vùng ven biển thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, du lịch. * Khó khăn: - Thiên tai: Bão, lũ lụt, hạn hán, thời tiết diễn biến thất thường, ít tài nguyên khoáng sản. - Diện tích đất lầy thụt và đất mặn, phèn cần được cải tạo, đất canh tác ngoài đê đang bị bạc màu, đất nông nghiệp bị thu hẹp do dân số quá đông. Câu 9: Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta? Gợi ý trả lời : - Chế độ mưa mùa gây ra tình trạng ngập úng vào mùa mưa, thiếu nước vào mùa khô. - Giải quyết tốt vấn đề thủy lợi sẽ: + Chống úng, lụt trong mùa mưa bão, đảm bảo nước tưới trong mùa khô. + Cải tạo đất, mở rộng diện tích đất canh tác, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng, => Kết quả tăng năng suất và sản lượng cây trồng. Câu 10: Việc phát triển các dịch vụ điện thoại và Internet tác động như thế nào đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta? Gợi ý trả lời : - Tích cực: Dịch vụ điện thoại và Internet giúp cho việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế được tiện lợi và nhanh chóng nhất, đi đôi với việc phát triển các dịch vụ chất lượng cao như chuyển phát nhanh, chuyển tiền nhanh, dạy học trên mạng, buôn bán trên mạng - Tiêu cực: Bên cạnh mặt tích cực cũng không ít sự tiêu cực như qua Internet có những thông tin, hình ảnh bạo lực, đồi trụy nguy hại, nhất là đối với học sinh và lứa tuổi thanh thiếu niên, do kẻ xấu cài vào. Câu 11: Tại sao nói ngư nghiệp là thế mạnh của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ? Gợi ý trả lời : Tại vì: - Duyên Hải Nam Trung Bộ phía đông toàn bộ giáp biển, bờ biển có nhiều vũng, vịnh. - Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá. - Có hải quần đảo lớn: Hoàng Sa và Trường Sa - Dân cư có nhiều kinh nghiệm đối với ngành thủy sản Từ những nguyên nhân trên 3
  4. cho nên ngư nghiệp trở thành thế mạnh của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Câu 12: Căn cứ vào bảng số liệu về sản lượng thuỷ sản ở nước ta (đơn vị: nghìn tấn). Chia ra Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465,0 1120,9 144,1 1998 1782,0 1357,0 425,0 2002 2647,4 1802,6 844,8 a. Tính tỷ lệ % sản lượng khai thác và nuôi trồng của nước ta? b. Từ số liệu đã tính hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản nước ta từ năm 1992 đến 2004. c. Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét tình hình khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản ở nước ta Gợi ý đáp a.Tính %: Năm Tổng số Khai thác Nuôi trồng 1990 100 82 18 1994 100 76,5 23,5 1998 100 76,2 23,8 2002 100 68,1 31,9 b. Vẽ biểu đồ cột đôi mỗi năm 2 cột (một cột của khai thác, một cột của nuôi trồng); có tên biểu đồ; có chú thích. c. Nhận xét: - Từ năm 1990 đến năm 2002 tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đều tăng liên tục. Cụ thể: Năm 1990 là 890,6 nghìn tấn nhưng đến 2002 đạt 2647,4 nghìn tấn. Câu 13: Dựa vào bảng số liệu diện tích rừng nước ta năm 2002: Rừng Rừng phòng Rừng đặc Tổng cộng sản xuất hộ dụng (nghìn ha) 4.733 5.397,5 1.442,5 11.573 a) Em hãy tính tỉ lệ % của các loại rừng? b) Từ tỷ lệ đã tính hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu các loại rừng nước ta năm 2002. Nhận xét. Gợi ý trả lời : a) Tính tỉ lệ: Rừng sản Rừng phòng Rừng đặc Tổng cộng xuất hộ dụng (%) (%) (%) (%) 4
  5. 40,9 46,6 12,5 100 b) Vẽ biểu đồ tròn: có ký hiệu (hoặc tô màu) khác nhau giữa các loại rừng; có chú thích; có tên biểu đồ. - Nhận xét: Cơ cấu rừng nước ta chia 3 loại. + Rừng phòng hộ và rừng sản xuất chiếm tỉ lệ lớn (dẫn chứng số liệu). + Rừng đặc dụng chiếm tỉ lệ nhỏ (dẫn chứng số liệu). Câu 14 Dựa vào bảng diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây (nghìn ha) Năm 1990 2002 Các nhóm cây Tổng số 9040,0 12831,4 Cây lương thực 6474,6 8320,3 Cây công nghiệp 1199,3 2337,3 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 1366,1 2173,8 a. Tính tỷ lệ % diện tích các nhóm cây? b. Từ số liệu đã tính hãy vẽ biểu đồ thể hiện diện tích gieo trồng các nhóm cây? c. Dựa vào biểu đồ hãy nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây? Gợi ý trả lời : a. Tính % Năm 1990 2002 Các nhóm cây Tổng số 100 1000 Cây lương thực 71,6 64,8 Cây công nghiệp 13,3 18,2 Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác 15,1 17,0 b,Vẽ biểu đồ hình tròn (biểu đổ năm 1990 có bán kính là 20mm, biểu đồ năm 2002 có bán kính là 24mm ) c. Nhận xét: - Cây lương thực: Quy mô diện tích tăng nhưng tỉ trọng giảm (dẫn chứng) . - Cây công nghiệp: Quy mô diện tích tăng, tỉ trọng tăng (dẫn chứng). - Cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác : Quy mô diện tích tăng, tỉ trọng tăng(dẫn chứng). Câu 15:Dựa vào bảng số liệu dưới đây: Bảng 2.3. Tỉ suất sinh và tỉ suất tử của dân số nước ta thời kì 1979-1999 (‰) Năm Tỉ suất 1979 1999 Tỉ suất sinh 32.5 19,9 Tỉ suất tử 7,2 5,6 5
  6. a. Tính tỉ lệ % gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm? b. Vẽ biểu đồ thể hiện tình hình gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta thời kì 1979-1999? Gợi ý trả lời : a.Tỉ lệ gia tăng tự nhiên: 1979: 2.53% ; 1999: 1.43%. b. Vẽ biểu đồ hình cột. Hết 6